Thứ
hai, ngày 06 tháng năm năm 2013
Tôi
còn nhớ, trước 1991 nhà nước Việt Nam cũng cấm buôn ngoại tệ và vàng, vì theo
chế độ bao cấp đúng nghĩa với con đường của ông Lenin vạch ra cho tất cả các
nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Lúc đó, giá đô la và giá vàng bị thị
trường chợ đen thao túng, không kềm được.
Lúc
đó, tôi còn nhớ hầu hết các giao dịch của các tổng công ty lớn của nhà nước
bằng ngoại tệ chuyển khoản đều phải qua trung gian chợ đen được giá hơn thông
qua ngân hàng. Và nhà nước đã thất thu không biết bao nhiêu là thuế thu nhập
qua cái thị trường chợ đen này. Cái thời mà kinh tế đất nước thê thảm nhất, vì
nó còn thê thảm hơn bây giờ cả hàng chục lần hơn do lạm phát phi mã đến 453.5% vào năm 1986.
Đến
năm 1992 trở đi, trào lưu cỡi trói kinh tế do cố thủ tướng Võ Văn Kiệt chủ
xướng, thị trường chợ đen và vàng được cho phép tư nhân hoạt động, đóng thuế
công khai, cái quy luật cung cầu của thị trường vàng như chiếc bình thông nhau
trong vật lý học, thị trường vàng bình ổn cả giá và nguồn cung với nhu cầu. Mọi
chuyện rất ổn định giá trên thị trường vàng trong nước.
Khi
bất động sản đóng băng do cung quá mức cầu, vì hậu quả của việc đầu tư công
không đúng, dẫn đến các tập đoàn nhà nước kinh doanh trái ngành, mà chủ yếu là
đầu tư vào bất động sản để kiếm lãi, trong khi ngành chính của họ thì thua lỗ
nặng. Một chuổi sụp đổ có tính domino trong kinh tế bắt đầu đe dọa đến sụp đổ
nền kinh tế quốc gia thì nghị quyết 11/2011 của chính phủ ban hành các biện
pháp cứu nền kinh tế quá mạnh tay. Trong đó có quyết định của ông Thống đốc
ngân hàng thông báo cuộc họp để thực hiện nghị quyết 11-2011 của chính phủ ban
ra trong ngày 22/4/2011, thì phải cấm buôn bán vàng miếng.
Từ
mỗi lượng vàng trong nước chỉ chênh lệch với giá vàng thế giới khoảng từ bốn
đến năm trăm ngàn đồng, vì các cửa hàng vàng lo sợ thua lỗ, do giá vàng thế
giới biến động có ngày lên đến vài trăm đô la Mỹ. Sau khi có lệnh xóa bỏ thị
trường buôn bán vàng miếng, chuyển độc quyền cho thương hiệu SJC, đã làm lên
quá nhiều bất cập.
Bất
cập đầu tiên là sự chênh lệch giá vàng 9999 giữa các thương hiệu với nhau. Cũng
là vàng 9999, nhưng vàng SJC lại đắc hơn vàng khác lên đến cả triệu đồng mỗi
lượng.
Bất
cập tiếp theo là, cũng là vàng SJC, nhưng lại có vàng SJC thật và SJC giả, chỉ
qua con mắt "nhà nghề" của nhân viên kiểm định bao bì đóng gói vàng
SJC.
Bất
cập thứ ba là, từ việc chênh lệch bốn, năm trăm ngàn mỗi lượng vàng SJC so với
giá thế giới khi chưa bị độc quyền thương hiệu vàng, thì nó lại lập kỷ lục đến 6,8 triệu đồng cao hơn giá thế giới vào ngày 18/4/2013 vừa
qua, sau khi xóa sổ thị trường vàng miếng để nhà nước độc quyền. Trong khi ngân
hàng nhà nước đang bán vàng đấu thầu để với cái gọi là "bình ổn thị trường
vàng để bình ổn giá".
Như
thế cuối cùng là, thực hiện nghị quyết 11/2011 lại là bài thuốc đắng không chỉ
cho việc đóng băng bất động sản để hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thị trường
tài chính tiền tệ tắc mạch, nền kinh tế ngã bệnh, mà còn là bài thuốc đắng cho
thị trường vàng trong nước quay về thời kỳ bao cấp.
Video :
Nhưng
nếu ai chịu khó quay về quá khứ một chút nữa, sẽ thấy hậu quả tắc dòng cung cầu
vàng là nguyên nhân của quyết định cấm dân được phép giữ ngoại tệ do ông cựu thống đốc ngân
hàng nhà nước, hiện đang là chủ nhiệm ủy ban kinh tế nhà nước - xuất thân từ
một bí thư tỉnh ủy, một nhà chính trị đi làm kinh tế bằng ý chí - để tránh đô
la hóa thị trường trong nước. Nó đã tạo ra dòng cung cầu ngoại tệ bị tắc như
ông đượng kim thống đốc đã trình bày trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả
lời. Từ đó, buộc lòng phải dùng tiếp ý chí cấm vàng, đấu thầu vàng để gọi là
"bình ổn thị trường mà chưa thể bình ổn giá". Nếu thế thì đấu thầu
vàng để làm gì mà giá vàng trong nước lại chênh lệch cao hơn?
Chủ
nhiệm UB Kinh tế, Nguyễn Văn Giàu phát biểu: "Cần giải quyết dứt điểm
tình trạng đô la hóa" trong buổi thảo luận quản lý ngoại hối tại Ủy
ban thường vụ Quốc hội ngày 13/12/2012 - Ảnh báo Dân Trí.
Trong khi đó, nền kinh tế Cambodia, họ cứ để mặc cho đô
la hóa thị trường, nhưng đồng tiền, vàng của họ không lạm phát, không bất cập
là vì đâu?
Để trả lời câu hỏi này thì không khó, vì đó là kinh tế thị trường tự do như cố
thủ tướng Võ Văn Kiệt đã từng cỡi trói cho thị trường vàng bạc và tiền tệ nước
nhà từ thập niên 1990 của thế kỷ trước. Còn kinh tế thị trường hiện nay là kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quay về lại thời kỳ bao cấp còn ăn
viện trợ của Liên Xô.
Nhưng
tại sao phải quay về kinh tế bao cấp thời kỳ mà kinh tế sụp đổ làm Liên Xô sụp
đổ chính trị? Vì nền chính trị của nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay là nhà
nước của dân, do dân, và vì dân, nhưng không có tam quyền phân lập và dưới sự
độc quyền cai trị của đảng cộng sản, mà không có đối lập để uốn nắn, sửa chửa
trước khi một quyết sách sai ra đời. Đảng cầm quyền cứ lấy dân tộc, đất nước ra
làm chuột lang để thí nghiệm những ý chí độc quyền "phát kiến" của
mình. Sai thì sửa, sửa lại sai thì sửa tiếp, đã có các "chuyên gia kinh
tế" làm nhiệm vụ thầy dùi đẻ ra nghị quyết, nghị định như dây chuyền
Taylor thời kinh tế công nghiệp bùng nổ.
Trách nhiệm thuộc về ai trong việc giá vàng bất cập? Trách nhiệm thuộc về ai trong việc nền kinh tế suy sụp?
Trách nhiệm thuộc về ai khi đạo đức xã hội suy đồi, văn hóa lộn cổ chổng mông? v.v... Có phải trách nhiệm thuộc về các nhà lý luận và hoạch định
chính sách nhà nước cho các lãnh đạo không? Không, trách nhiệm ấy thuộc về các chính khách sao y ý tưởng nền kinh tế mang
màu sắc Trung Hoa, mang về sửa tên gọi thành nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và nền chính trị không có tam quyền phân lập, mà độc quyền
lãnh đạo sai quy luật xã hội, buộc các nhà lý luận và chuyên gia phải nắn dòng
kinh tế thành những cơn bão táp kinh tế đổ xuống đầu 90 triệu dân Việt.
Cần
phải quy trách nhiệm cụ thể, ai là người quyết định để nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa vào Việt Nam, nền chính trị sai quy luật mãi sai
lầm làm đất nước ta tụt hậu với bè bạn năm châu. Cần phải từ bỏ nó
vẫn còn chưa muộn, nếu không muốn có một cuộc lầm than, có cả đổ máu xương với
dân tộc Việt có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong tương lai gần.
Asia Clinic, 14h23' ngày thứ
Hai, 06/5/2013
Bài đọc
liên quan:
+ Sai lầm chính trị hay kinh tế?
+ Sai lầm chính trị hay kinh tế?
No comments:
Post a Comment