Posted
on May 24, 2013 by Jonathan London
Ngày 22/05/2013, trong báo Nhân Dân, ‘nhà báo’ Lê Võ Hoài
Ân, trong một bài mang tên “Cổ
vũ cho hành vi phạm pháp là hành động bất lương” đã trích dẫn bài của tôi như sau:
“Trong bài ‘Ðừng giữ một giấc mơ đã chết’ đăng trên BBC ngày 16-5,
Jonathan London đã viết rằng: “Thế thì tôi vẫn rất ngại ủng hộ (thậm chí làm
bạn trên mạng) những ai muốn dùng lá cờ này, vì điều đó (theo tôi được biết,
nhiều khi) bao hàm ý muốn trở về một thời đã xa và một chế độ thất bại vì nhiều
lý do… Nhai đi nhai lại quá khứ hoặc khua những biểu tượng quá vãng của một chế
độ đã chết từ lâu chắc chắn không phải là một con đường hứa hẹn tương lai xán
lạn!”
Mặc dù chính tôi đã viết những chữ
đó, nhưng tôi hoàn toàn bác bỏ cách trích dẫn của tờ báo Nhân Dân trong trường
hợp này, vì đã lạm dụng nguyên tắc báo chí nghiêm trọng và trình bày một ý tưởng
của tôi một cách không đồng bộ để phục vụ cho một âm mưu cụ thể và trái ngược
với tinh thần của bài đó và bài tiếp theo của tôi. Việc này hoàn toàn không chính
đáng và tôi phản đối nhà báo Lê Võ Hoài Ân trong trường hợp này.
Không bất ngờ, những câu này đã bị lấy ra khỏi bối cảnh
rộng hơn của nó và thậm chí đã bóp méo ý nghĩa cơ bản của bài đó là, muốn Việt
Nam vươn lên, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của toàn dân, cả trong và ngoài bộ máy
của Đảng và Nhà Nước. Và chỉ có cách đó Việt Nam mới sớm có thể vượt qua những
khó khăn hiện tại, gồm cả việc vi phạm nhân quyền như trường hợp Nguyễn Phương
Uyên, Đinh Nguyên Kha và bao nhiêu người yêu nước khác trong thời gian qua.
Trong bài báo Nhân
Dân, cũng không bất ngờ, đã không đề cập một chút nào về bài tiếp theo, trong
bài này, tôi đã xin lỗi toàn dân Việt Nam vì đã viết một bài thiếu tế nhị và
gây bất hòa. Trong bài đó và nhiều bài khác nhau, tôi đã nói rõ Việt
Nam muốn vươn lên phải chấm dứt hành vi đàn áp và khuyến khích quá trình đa
nguyên hóa mà rõ ràng đang biến chuyển cả trong lẫn ngoài bộ máy.
Qua những trao đổi, thăm dò, tôi hiểu được giấc mơ của
đại đa số người dân vẫn quý lá cờ vàng, không phải là để hướng về một thời đã
xa, mà chính là hướng tới một tương lai tốt hơn bây giờ. Một tương lai mà dân tộc Việt Nam
không bị coi là trẻ con như không có đầu óc, không bị đàn áp vì ý tưởng của họ,
và không bị ngăn chặn tham gia đời sống chính trị trong cơ quan công quyền,
bằng chế độ pháp quyền thực sự.
Như vậy, tôi nhấn mạnh, tôi hoàn
toàn phản đối cách trích dẫn của báo Nhân Dân và thể hiện sự ủng hộ của mình
cho những nỗ lực đẩy mạnh cải cách chính trị ở Việt Nam một cách sâu rộng, càng
sớm càng tốt. Chuyện hai người bị bắt giữ là chuyện buồn cho cả nước
Việt Nam.
Mặt khác, vì hậu quả của việc kết án hai người bạn trẻ
này đã có tác động không như ý, tôi nhấn mạnh một câu trong chính bài đó:
“Kinh nghiệm lịch sử cho thấy cũng có lúc mà một chuyện buồn thành một
nguồn cảm hứng. Hy vọng tiếng nói của người Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy
sẽ tiếp tục cất lên nhiều hơn trong thời gian tới, cho phép đất nước thoát khỏi
tình trạng đáng tiếc hiện nay càng sớm càng tốt.”
Tôi mong muốn được tiếp tục làm việc với nhà nước và nhân
dân Việt Nam để thực hiện các khát vọng và quyền lợi chính đáng của toàn dân
Việt Nam.
Trân trọng
Jonathan Đ. London
Trường Đại Học Thành Thị Hông Kong
(City University of Hong Kong)
Trường Đại Học Thành Thị Hông Kong
(City University of Hong Kong)
No comments:
Post a Comment