Trải
qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, máu và nước mắt của Tổ Quốc (Nhân dân)
chưa bao giờ ngừng rơi. Năm 1989, khi nhìn bức tường Berlin sụp đổ, nghĩ về Tổ
Quốc, nước mắt những người con xa xứ chúng tôi lại thấm đẫm nơi mình đang đứng.
Chiến tranh và nỗi đau Nam-Bắc còn đó. Đất nước liền một dải, nhưng con sông
Gianh vẫn còn chia cắt lòng người. Và nơi phía Nam đất mẹ, giặc Tầu- Polpot tàn
phá, nơi phía Bắc, giặc Trung Quốc vẫn còn tràn sang. Và bài Trường Ca Tổ Quốc
quặn thắt trong tôi chợt bật ra "...Chúng con lớn lên cùng bom đạn/ Đôi
vai gầy của mẹ quẩy hai đầu chiến tranh..."
Ải
Nam Quan đã mất, giặc Tầu chiếm Hoàng Sa và đang nuốt Trường Sa. Nếu ví đất
nước là một con tầu, đường đi ra biển đã bị cắt. Những Boxite, PMU18,
Vinashin... thu hồi, cưỡng chế đất đai và dân oan tràn về Hà Nội, Sài Gòn như
khối ung nhọt đang chọc thủng thân tầu. Bão và giông tố che kín cả bầu trời.
Tìm một tin lành trên báo mà khó hơn tìm nước trên sa mạc. Buồn đến nỗi một ông
nguyên ủy viên bộ chính trị, nghiêng ngả một thời quyền lực, cũng phải bật dậy,
hút thuốc vặt mà run mà hãi: Ai nắm vận mệnh của chúng ta/ Trong không gian
đầy sợ hãi? Vâng! Đất nước có những năm tháng thật buồn, thật đáng sợ, để
Trần Mạnh Hảo từng là người lính chiến, bảo vệ chế độ, giờ này phải ngồi bệt
dưới đất, réo lên: Đất nước bị cầm tù trong ngực trái/ Chưa kịp nghĩ một
điều gì/ Sao đã toát mồ hôi? Có nơi nào buồn hơn đất nước tôi?
Dù
chênh nhau về tuổi tác, nhưng có thể nói, Nguyễn Khoa Điềm và Trần Mạnh Hảo
(hai nhà thơ tài năng) cùng một thế hệ nằm rừng, góp phần không nhỏ làm nên
chiến thắng trong cuộc chiến tương tàn vừa qua. Sau chiến tranh, Nguyễn Khoa
Điềm không ngại chặt chém, khơi thông quan lộ, thẳng bước tiến lên đỉnh cao
chót vót quyền lực. Trần Mạnh Hảo chợt nhận ra sai lầm và đất nước đang đi dần
vào ngõ cụt. Cùng với cuốn Ly Thân, ông đã ly dị đảng, xổ toẹt Mác. Trên
đầu ông chỉ còn Tổ Quốc và nhân dân. Ông trần trụi ngồi bệt xuống, hét lên bằng
thơ, bằng văn, bằng cả tâm lực của mình trong đêm trường u ám.
Trong
tháng tư này, khi chính quyền đang hừng hực chào mừng ngày đại thắng, ta bắt
gặp hai bài thơ nối (đuôi) nhau của hai người hoàn cảnh, địa vị đối nghịch
nhau, nhưng dòng chảy lời thơ hợp nhau đến lạ lùng. Nói là vậy, nhưng với tôi
giờ này, khi ngồi viết, nó hoàn toàn không còn là thơ. Mà nó là lời tự sự,
tiếng than xé lòng, cất lên từ trái tim của hai người nghệ sỹ. Nên khi đọc,
trước mắt và trong đầu tôi chỉ có cái thật, cái đắng và cay ở trong đó. Nếu như
"Đất
Nước Những Tháng Năm Thật Buồn" của Nguyễn Khoa Điềm là phần mở
bài, thì bài "Đất
Nước Có Bao Giờ Buồn Thế Này Chăng?" của Trần Mạnh Hảo là thân
bài, điểm mặt chỉ tên và thay cho lời kết:
“Đất
nước những năm thật buồn
Nửa
đêm ngồi dậy hút thuốc vặt
Lần
mò trên trang mạng tìm một tin lành
Như
kẻ khát nước qua sa mạc
Chung
quanh yên ắng cả
Ngoài
đường nhựa vắng tiếng xe lại qua
Người
giàu, người nghèo đều ngủ
Cả
bầy ve vừa lột xác
Sao
mình thức?
Sao
mình mải mê đeo đuổi một ngày mai tốt lành?
Bây
giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có
còn bay trong đêm
Sớm
mai còn giữ được màu đỏ?
Bây
giờ con cá hanh còn bơi trên sông vắng
Mong
gặp một con cá hanh khác?
Bao
giờ buổi sáng, buổi chiều nhìn ra đường
Thấy
mọi người nhẹ nhàng, vui tươi
Ấm
áp ly cà phê sớm
Các
bà các cô khỏe mạnh yêu đời
Hớn
hở tập thể dục
Bao
giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không
phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước
mắt, tin yêu mọi người
Ai
sẽ nắm vận mệnh chúng ta
Trong
không gian đầy sợ hãi?
Những
cây thông trên núi Ngự Bình thấp thoáng ngọn nến xanh
Đời
đời an ủi
Cho
người đã khuất và người sống hôm nay… (NKĐ)
Đêm
trường ma giáo mặt trời đỏ
Những
dòng sông là đất nước thở dài
Chó
sủa trăng nhà ai?
Không
phải vầng trăng đất nước
Tôi
ngồi ngót bảy mươi năm
Chờ
một lời nói thật
Bầy
sói tru ý thức hệ lang băm
Người
nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ
Đêm
đêm thạch sùng tắc lưỡi bỏ đi
Đất
nước đang treo trên sợi chỉ mành
Sợi
chỉ mành 16 chữ vàng và dối lừa 4 tốt
Có
kẻ rước giặc lên bàn thờ
Xì
sụp lạy khấn tàn nhang chủ nghĩa
Những
giáo điều làm cơm nguội bơ vơ
Xin
cứ tự do bán lương tâm cho chó
Vãi
linh hồn vào thùng rác nhân dân
Mối
mọt ăn rào rào lòng rường cột
Ôi
thương thay giẻ rách cũng tâm thần
Anh
sẩm bạc đầu dẫn đường dân tộc
Đám
gà què bàn hiến pháp cối xay
Đất
nước có bao giờ buồn như hôm nay
Những
thiên đường vỡ chợ
Những
học thuyết đứng đường
Hoàn
lương tượng đài
Hoàn
lương chân lý
Nghị
quyết còn trinh bạch cũng hoàn lương
Không
ai đuổi cũng giật mình bỏ chạy
Nhốt
hết mây trời vào hiến pháp tự do
Mơ
được đứng bên lề đường
Nói
một câu gan ruột
Đất
nước buồn
Đất
nước bị ruồi bu
Đất
nước bị cầm tù trong ngực trái
Chưa
kịp nghĩ một điều gì
Sao
đã toát mồ hôi?
Có
nơi nào buồn hơn đất nước tôi?
Lý
tưởng của loài dơi là muỗi
Dơi
bay đêm cho đất nước đỡ buồn
Không
ai tin vào hoa hồng nữa
Không
ai tin vào dơi nữa
Dơi
trở về làm chuột khoét quê hương" (TMH)
Sống
ở nước ngoài đã gần ba mươi năm và tôi cũng ít có điều kiện về thăm quê. Nên
tin tức về quê nhà với tôi dường như rất mơ hồ, có chăng qua sách báo mà thôi.
Nên khi đọc những thông điệp của nguyên đại quan Nguyễn Khoa Điềm, tôi giật
mình kinh hãi, không dám tin đó là sự thật. Có khi bọn phản động đội lốt bác
Điềm nói xấu chế độ tươi đẹp của ta không biết chừng, cần cảnh giác. Kiểm chứng
lại các báo của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Nguyễn Quang Lập... đều thấy
đúng là bác đại quan Điềm. Hay ông Tạo, ông Lập cũng bị diễn biến, dao động tư
tưởng?
Không
chịu được, nửa đêm, tôi vực Trần Mạnh Hảo dậy. Đầu dây bên kia nghe giọng bác
nhừa nhựa, ngái ngủ. Tôi hỏi luôn, cùng quê với nhau, xin quan bác nói thật,
bài thơ "Đất Nước Những Năm Tháng Thật Buồn" có chính xác của
cựu đại quan Nguyễn Khoa Điềm không? Nghe đích thị là giọng tôi, bác quát lại
trong máy, chú có bị chập, bị điên không đấy! Có cho uống mật gấu, cũng không
thằng nào dám giả danh ông Điềm. Họ gô cổ lại ngay lập tức...
Lại
hôm rồi, có vợ chồng ông bạn từ Thụy Điển sang chơi. Bữa tối, tôi và hắn còn
ngồi khật khừ bia rượu. Hai bà vợ ăn xong, bật tivi của quê hương, đúng lúc
người đẹp Kiều Trinh tươi rói đang diễn thuyết. Tắt... tắt ngay, hắn quát, làm
tôi giật mình, đổ cả cốc rượu. Kẻ trộm cắp chuyên nghiệp, lại rao giảng văn hóa
đạo đức, thế này đất nước đến lúc mạt là phải. Tôi ngớ người hỏi lại, nghĩa là
thế nào?
Ngày
11 tháng 2 năm 2001, Kiều Trinh bị cảnh sát thành phố Kalmar, Thụy Điển bắt
giam một tuần vì tội ăn trộm. Nhờ có bố là quan to, bằng con đường ngoại giao,
nên Kiều Trinh đã được thả, về nước vẫn được dẫn chương trình cho nhà đài.
Nhưng ảnh của Kiều Trinh được dán cảnh cáo khắp các siêu thị trong thành phố và
để mọi người cảnh giác. Năm 2006 khi sang Anh, Kiều Trinh lại bị bắt quả tang
ăn cắp trong siêu thị, rồi lại được thả, về Việt Nam nghe đâu lại còn được
thăng quan tiến chức.
Nói
một hơi, rồi hắn bảo, nhà cũng có kênh truyền hình của Việt Nam, nhưng ít dám
mở, sợ mấy ông hàng xóm người bản xứ hay sang chơi, bắt gặp Kiều Trinh, nhục
lắm.
Ôi!
Đất nước tôi. Chỉ mong đây là câu chuyện tào lao chè chén vỉa hè. Tivi, truyền
hình là bộ mặt của một thể chế quốc gia, lại nhem nhuốc thế này, thì đằng sau
nó còn bẩn thỉu biết nhường nào. Tôi tin cái đau của bác Điềm, bác Hảo.
Vậy
là tôi đã hiểu, sao hai con cá hanh của bác Điềm, chúng chẳng bao giờ gặp nhau
được nữa. Con được bảo kê phá rừng, cướp đất, trốn thuế, nó đang hưởng lạc xa
hoa kệch cỡm của những kẻ trọc phú. Con thì đã thắt cổ tự tử, để con của nó may
ra có cơ hội đến trường vì túng thiếu, bệnh tật.
Sự
dối trá, lưu manh đểu cáng ấy, như những ngọn roi quất vào tấm thân gầy của mẹ,
để bầy con nháo nhác lạc đàn. Bảy mươi năm trường, không chỉ Trần Mạnh Hảo,
Nguyễn Khoa Điềm chờ, mà cả dân tộc chờ một lời nói thật. Nhưng những Văn
Giang, Tiên Lãng, Cồn Dầu... vẫn hộc lên những tiếng rên siết ngút trời:
"Tôi
ngồi ngót bảy mươi năm
Chờ
một lời nói thật
Bầy
sói tru ý thức hệ lang băm
Người
nông dân bị cướp đất phải hát bài dân chủ
Đêm
đêm thạch sùng tắc lưỡi bỏ đi (TMH)
Bao
giờ giọt nước mắt chảy xuống má
Không
phải gạt vội vì xấu hổ
Ngước
mắt, tin yêu mọi người" (NKĐ)
Viết
đến đây, tôi chỉ còn thấy trước mặt mình, một Cù Huy Hà Vũ và những kẻ bán đất
phá rừng đang ngồi ghế quan tòa, phải cúi mặt luận tội, người giữ đất, giữ
rừng, giữ cả hồn dân tộc. Những học thuyết đứng đường, những con sâu béo trục
béo tròn ấy, đã phá tan đất nước, mọi quan hệ xã hội, xóm làng, gia đình dòng
họ đang được cân đo đong đếm bằng tiền bạc. Và chúng đang xẻo, bán dần từng
miếng thịt trên lưng gầy của mẹ. Để sớm mai này còn có được gọi tên? Rồi đêm
đêm về, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Mạnh Hảo, lại viết cho anh nơi ngục tối tù đày
đó:
"Bây
giờ lá cờ trên Cột cờ Đại Nội
Có
còn bay trong đêm
Sớm
mai còn giữ được màu đỏ?
Đất
nước đang treo trên sợi chỉ mành
Sợi
chỉ mành 16 chữ vàng và dối lừa 4 tốt
Có
kẻ rước giặc lên bàn thờ
Xì
sụp lạy khấn tàn nhang chủ nghĩa
Những
giáo điều làm cơm nguội bơ vơ"
Một
bầy sâu đang tàn phá đất nước, như lời một ông đại quan đã nói. Không biết đó
là những sâu to, sâu bé, sâu càng hay sâu róm, nhưng đất nước tôi đang nở ra
những phong trào, đại dịch, quan lớn nuốt to, quan bé nuốt nhỏ. Cứ ông nào dính
cán bộ, không còn riêng nữa, mà kéo theo cả gia đình, dòng họ đều giàu có, hống
hách ngang tàng. Ăn cắp, ăn cướp đục khoét, hối lộ đã được tôn lên một cách trơ
trẻn văn hóa phong bì, văn hóa quốc gia. Những mua danh bán tước, những bè cánh
lợi ích, gia đình trị được che đậy bởi những mỹ từ, hạt giống đỏ, truyền thống
cách mạng. Vậy là, lòng tự trọng, dây thần kinh xấu hổ đã hoàn toàn bị đứt.
Và
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đau xót tự hỏi: Ai sẽ nắm vận mệnh của chúng ta?
Vâng! Chính bầy sâu ấy đang nắm vận mệnh của chúng ta, và chúng đang khiêng
nước Việt đi chôn.
Leipzig
ngày 10 -5-2013
No comments:
Post a Comment