BBC
Cập nhật: 13:56 GMT - thứ tư, 1 tháng 5, 2013
Câu chuyện về
trung sỹ Mỹ John Robertson “còn sống tại Việt Nam”nhiều năm sau chiến
tranh được nhiều báo Anh đăng tải nhưng với kết luận đó là chuyện
lừa đảo.
Ông Dang Tan
Ngoc (tên không dấu theo bản tiếng Anh), hiện sống miền Trung với vợ
và con, tự nhận ông chính là quân nhân Mỹ mất tích hơn bốn thập niên
qua.
Nhưng ông ta chỉ
có thể là một người Việt gốc Pháp, chứ không phải ông Roberton, theo
tờ Independent ra ở London hôm 1/5/2013.
Hồ sơ quân sự
của Mỹ nói trực thăng chở ông John Hartley Robertson bị tai nạn trong
một phi vụ tại Lào năm 1968 và ông bị coi là "tử nạn".
Nhưng bộ phim
mang tên ‘Unclaimed’ (Vô thừa nhận)
nêu ra chuyện có phải ông 'vẫn sống tại Việt Nam' đã và đang tiếp
tục thu hút sự chú ý của dư luận.
Gần đây nhất,
vào năm 2009, hồ sơ từ Văn phòng Quân nhân Mỹ mất tích và Tù nhân
chiến tranh nói người Mỹ chú ý đến ông Dang Tan Ngoc năm 2006 khi ông ta
bắt đầu kể với mọi người ông là trung sỹ John Hartley Robertson.
Theo báo Anh,
một số cựu binh cùng đơn vị Mũ Nồi Xanh của ông Robertson cũng đã lên
tiếng bác bỏ chuyện ông Dang Tan Ngoc là chiến hữu của họ.
Khi trả lời
một cảnh sát viên Canada gốc Việt về kiểm chứng, ông Dang Tan Ngoc
"chỉ nói được tiếng Việt thuần tuý, thậm chí không có chút
giọng Mỹ".
Nay người ta
nêu ra lời giải thích ông ta bắt đầu "đóng giả lính Mỹ" từ
khoảng năm 1982 vì tin rằng có thể đòi được các khoản tiền từ người
Mỹ.
Tuy thế, được
biết chị gái của ông Robertson, bà Jean Robertson Holly, 80 tuổi, khi
gặp ông Dang Tan Ngoc một thời gian trước đã từng xúc động xác nhận
đó là em trai bà.
Bài trên tờ
Independent và một số báo Anh khác cũng nói lời kể của nhân vật Dang
Tan Ngoc, 76 tuổi, rằng ông chính là trung sỹ Robertson đã được chính
phủ Hoa Kỳ quan tâm xem xét từ lâu nhưng bác bỏ.
Thậm chí, tài
liệu của Hoa Kỳ gửi cho báo chí chỉ mới hôm qua 30/4/2013, một lần
nữa nói rõ ông Dang Tan Ngoc “là một người gốc Pháp, có tiền sử tự
nhận là cựu binh Mỹ” sống sót tại Việt Nam sau chiến tranh.
Chính phủ Hoa
Kỳ cũng nói các cơ quan của họ còn đưa cả ông Dang Tan Ngoc sang Phnom
Penh để lấy dấu tay nhưng kết luận là không trùng hợp với dấu tay
trong hồ sơ của ông Robertson.
Tên tuổi ông
Robertson hiện được khắc trên bức tường ở Washington DC tưởng niệm các
binh sỹ Mỹ bỏ mình trong cuộc chiến Đông Dương, kết thúc năm 1975.
Câu chuyện còn nóng
Câu chuyện mà
báo Anh kể lại cũng cho thấy sự quan tâm của dư luận Mỹ về người Mỹ
mất tích trong cuộc chiến Việt Nam còn rất lớn.
Các hoạt động
của họ tại Việt Nam cũng được nêu ra dù ít khi thấy báo chí Việt
Nam nêu chi tiết, thường vì lý do đây là đề tài tế nhị với chính quyền.
Chẳng hạn,
ngay từ năm 1991, lời kể của ông Dang Tan Ngoc đã thu hút sự chú ý
của cựu nhân viên CIA, Billy Waugh, một nhân vật nổi tiếng tại Hoa Kỳ.
Ông Waugh sau
đó đã “đưa cả một nhóm điều tra đến vùng rừng núi miền Trung Việt
Nam, gặp bằng được ông Dang Tan Ngoc”, theo báo Independent.
Billy Waugh
không phải là ai khác mà chính là người đã phát hiện ra Osama bin
Laden tại vùng hang đá Tora Bora ở Afghanistan sau vụ 9/11.
Nhưng số liệu và dấu tích di truyền DNA từ ông
Dang Tan Ngoc mà Billy Waugh mang về không xác nhận ông ta là John
Robertson.
Tại Việt Nam,
chủ đề người Mỹ mất tích mang ý nghiã quan trọng trong quan hệ của
chính quyền với Hoa Kỳ.
Washington chấp
nhận bình thường hóa quan hệ với Hà Nội hồi thập niên 1990 chỉ sau
khi thuyết phục được giới cựu quân nhân rằng họ đã làm và sẽ làm
tất cả để tìm ra được mọi thông tin, chứng tích, hài cốt của các
binh sỹ Mỹ chết ở Việt Nam.
Hà Nội luôn
bác bỏ họ giữ hoặc để cho quân nhân Hoa Kỳ "mất tích trong chiến
tranh" ở lại Việt Nam sau khi cuộc chiến kết thúc, hay thậm chí
đưa tù binh Mỹ sang Liên Xô cũ.
Dù vậy, một
số giới tại Hoa Kỳ, gồm Hollywood vấn hay nhắc lại chủ đề hoặc
"huyền thoại" về chuyện thấy người Mỹ còn ở trong rừng núi
Đông Dương nhiều năm sau cuộc chiến.
Một số bộ
phim như Rambo đã nhắm vào đề tài này và dựng lại cảnh toán biệt
kích "trở lại giết cộng sản, cứu tù binh Mỹ".
Cho đến tháng
10/2012, số liệu của Hoa Kỳ nói còn 1661 quân nhân Hoa Kỳ bị coi là
"mất tích" tại Đông Nam Á, trong đó 1281 người ở Việt Nam.
Cũng tính đến
thời gian đó, các toán hỗn hợp Mỹ - Việt đã xác định được 985 hài
cốt quân nhân Mỹ từ cuộc chiến, gồm 689 từ Việt Nam, 258 từ Lào, 35
từ Campuchia và ba từ Trung Quốc.
No comments:
Post a Comment