Lê Diễn
Ðức
Tuesday,
April 30, 2013 5:33:55 PM
Nếu
quan sát trong ngày 24 Tháng Hai, 2013 (15 Tháng Giêng Âm lịch), hàng trăm
người ngủ vạ vật chờ trời sáng, hàng ngàn du khách thập phương chen lấn, xô
đẩy, giẫm đạp lên nhau tạo nên một khung cảnh hết sức hỗn độn, xô bồ tại Ðền
Trần ở phường Lộc Vượng (Nam Ðịnh). Nhiều người trèo cả lên đầu người khác,
tiếng la thét khắp nơi, có nhiều phụ nữ, bà già bị xô đẩy xuống đất ngã dúi
dụi. Chỉ để mua bằng được cánh ấn lộc Nhà Trần là mảnh lụa vàng có đóng dấu ấn
với gía quy định 15 ngàn đồng và sau khi kết thúc thảm cảnh, nhiều người đã mua
được ấn với giá... sang nhượng 50 ngàn-100 ngàn đồng.
Nếu
quan sát hôm 19 Tháng Tư (mồng 10 Tháng Ba Âm Lịch) hàng vạn người ùn ùn từ
khắp các ngả đường hướng về Ðền Hùng, hàng trăm người đã bám vào cây, bò trên
những bậc thang bằng đá quá nhỏ đã bị quá tải, dốc trơn trượt, để mong leo tới
khu đền Thượng thắp hương. Tại khu Bạch Hạc, mọi người hối hả mua nước, cát để
cầu may, vì cho là nước thánh, nước thiêng của các vua Hùng, từ 50 ngàn tới 200
ngàn/can/20 lít.
Thì
phải nghĩ rằng, đây là cảnh hỗn loạn của một đám đông lạc hậu, chậm tiến, điên
rồ, có tâm thức bất thường.
Nhưng
không, họ là những con người bình thường, bao gồm đủ các thành phần xã hội, từ
học sinh, nông dân, công nhân tới giới trung lưu, đặc biệt là các bà vợ của các
quan chức. Họ khổ sở và vất vả một cách rồ dại, say mê, với một ý thức có định
hướng: lấy được ấn, thắp được hương, mua được nước và cát là sẽ gặp may mắn, có
sức khỏe, bình an, làm ăn phát tài...
Người
ta biết rất rõ, các cơ sở hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo như các nhà đình, nhà
chùa có biểu hiện cơ hội, kinh doanh trục lợi. Trao đổi với BBC Việt ngữ, ông
Ngô Ðức Thịnh, cựu viện trưởng Viện Nghiên Cứu Văn Hóa Dân Gian cho rằng:
“Nguồn thu là rất lớn. Có những cơ sở có thể thu tới ba bốn chục tỷ một năm,
không thể tưởng tượng nổi.”
Thế
nhưng hiện tượng trên vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển một cách phổ
biến.
Tà đạo
Hồ Chí Minh
Từ
vài năm nay, tượng Hồ Chí Minh được đặt cùng với tượng Phật tại cơ sở tín
ngưỡng ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với tên gọi là Ðại Nam Quốc Tự, đã làm
nóng dư luận.
Rõ
ràng việc làm này là một hành vi khủng bố tâm linh, phá vỡ giá trị tôn thờ. Tuy
là hành vi cá nhân của ông Dũng “chủ lò vôi,” nhưng được khuyến khích, khuếch
trương của nhà chức trách địa phương. Dũng “chủ lò vôi” dựa trên mối quan hệ
thân thiết với phu nhân của Võ Văn Kiệt, tiếp theo với cựu Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết, đã mánh mung ăn nên làm ra, trục lợi từ bất động sản và cho xây Ðại
Nam Quốc Tự, khu du lịch được xem là lớn nhất Việt Nam. Dũng “chủ lò vôi” đưa
tượng Hồ Chí Minh vào đây như một sự “trả ơn,” nhưng đồng thời cũng là cách
thánh hóa thêm Hồ Chí Minh.
Nhưng
Hồ Chí Minh là người cộng sản, bàn tay Hồ dính máu của gần 180 ngàn người bị
đấu tố và giết oan trong Cải cách Ruộng đất, người đã đưa chủ nghĩa cộng sản
tội ác vào Việt Nam, tác nhân quyết định đỏ hóa miền Nam trong cuộc chiến huynh
đệ tương tàn. Về đạo đức cá nhân của Hồ cũng lắm thứ phải bàn.
Ðưa
tượng Hồ vào ngồi cùng tượng Phật, những người cộng sản hôm nay hủy diệt một
cách ma giáo truyền thống văn hóa của dân tộc, đời sống tâm linh bình thường,
tập quán thờ phượng lâu đời, thay vào dòng chảy sinh hoạt tín ngưỡng một thứ
tôn giáo mang sắc màu dị hợm, đi ngược với cái Thiện của nhà Phật, đánh lừa
những con người nhẹ dạ, mù lòa về thông tin và các thế hệ sinh ra sau chiến
tranh.
Con
số 800 nhà tu được huy động trong ngày lễ khánh thành cơ sở này, thực sự là
những “nhà sư quốc doanh” của Thành Hội mà Thích Thiện Tánh (được biết như một
công an mang hàm cấp tá, ngụ tại chùa Khánh Anh đường 3 tháng 2, Sài Gòn) đứng
đầu.
Trong
Tháng Ba năm 2011, với bài “Sự thật về
một tà đạo” của tờ Công An Nhân Dân của xứ Nghệ đã bị gỡ mất, nhưng được
trang Infonet.vn của Bộ Thông Tin- Truyền Thông đăng lại, viết:
“Chuyện xuất xứ của
tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” cũng chẳng khác mấy so với nhiều tà đạo khác
trong thời gian vừa qua. Nó bắt nguồn từ sự khác thường của một người đàn bà
chuyên nghề... làm ruộng ở thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa, tỉnh
Hà Tây (nay là Hà Nội) cách đây mấy năm.
“Năm 2000, bà Nguyễn
Thị Ðiền (SN 1960), trú tại địa chỉ trên bị ốm nặng. Ðến năm 2001, bà Ðiền tự
dưng khỏi bệnh và sau đó có những biểu hiện không bình thường. Bà ta không ra
đồng làm ruộng như trước đây nữa mà chuyển qua ngồi viết sách. Cái thứ sách mà
bà Ðiền viết cũng rất khác thường như: Bàn thờ người Ðại Việt; Ðại pháp cầu an;
Ðại pháp đoàn tràng tu gia; Bác Hồ 79 điều mơ ước; Luật công phép nước. Luật
trời-thời thế....
“Sau khi viết sách,
người đàn bà này lập bàn thờ Bác Hồ, tổ chức làm lễ rồi chuyển sang nghề chữa
bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, bà ta cho xây dựng trong nhà một cơ sở thờ tự gọi là
“Ðiện thờ Hoàng Thiên Long.” Ðể thờ cúng, bà Ðiền cho đặt tượng Bác, treo cờ
Ðảng, cờ Tổ quốc và một bát hương.
Trên cửa điện ghi
dòng chữ “Nối dòng Âu Lạc nhà nòi, Thiên trao ngọc hạnh sáng soi kế đời.”
“Ngay sau khi lập
điện thờ, bà Ðiền đã tuyên truyền rằng Bác Hồ ngự tại “Ðiện thờ Hoàng Thiên
Long” và truyền cho bà ta viết kinh sách cứu nhân độ thế cho trần giới đồng
thời tự nhận mình là “Nữ thần giao liên và lương y chữa bệnh bằng tâm linh.”
“Ngoài ra, bà ta còn
rêu rao “Ðiện thờ Hoàng Thiên Long” là kho thuốc tiên, còn “Ðại Sơn Lâm” (của
con rể bà Ðiền ở Thượng Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình) là tổng kho nước Thánh.
“Cách chữa bệnh của
bà Ðiền thì vô cùng đơn giản: bà ta để 3 chén nước lã lên bàn thờ thắp hương
rồi cho người bệnh uống. Với cách chữa đó, bà Ðiền dám tuyên bố sẽ chữa được
hết tất cả các loại bệnh, kể cả bệnh nan y như ung thư. Từ thông tin trên, chỉ
ít lâu sau, nhà bà Ðiền đã chật kín người từ khắp nơi đổ về để chữa bệnh và
tham gia vào tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”.
“Việc tà đạo này lấy
danh nghĩa thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạt động mê tín là điều rất đáng
phải lên án và dẹp bỏ. Thiết nghĩ, mỗi một người dân cần nhận thức rõ điều này
để không bị dụ dỗ, lôi kéo, đi theo những tà đạo hoạt động không đúng đắn để
rồi vi phạm pháp luật.”
“Phê
phán” như thế nhưng trong thực tế chỉ một năm sau, từ khi có bài viết đã nêu,
trong lễ rước tượng Ðức Phật ngọc Hồ Chí Minh về điện Hoàng Thiên Long tại Ký
Yên, Nam Ðịnh nhân dịp 67 năm thành lập CHXHCN Việt Nam, cho thấy đầy đủ thành
phần quân nhân, cán bộ, trí thức và nhân dân đông đảo. Ðiều này cho thấy nhà
chức trách đã nắm bắt được cái lợi hi hữu của việc thần thánh hóa Hồ Chí Minh
và nuôi dưỡng nó. Phó giáo sư Nguyễn Lân Cường (Ðại học Quốc gia Hà Nội), Giáo
Sư Hồ Tài Huệ Tâm (Ðại Học Harvard) và nhiều nhân vật danh giá khác đã từng là
khách của nơi này. VTV cũng đã làm hẳn một phóng sự điều tra với đầy những lời
chia sẻ, ủng hộ...
Cũng
vào Tháng Tám, 2012, Quận Ủy và Ủy Ban Quận Tây Hồ, Ban Quản Lý đình làng Phú
Xá (phường Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) còn đưa tượng và tổ chức lễ hô thần nhập
tượng Hồ Chí Minh vào đình làng này để thờ cùng thành hoàng làng (vốn ngự ở
đình đã gần 300 năm). Cũng theo chỉ đạo, 3 nhà sư trong trang phục Phật giáo đã
sử dụng một chiếc đầu trâu và ba bát máu tươi để cúng cho hồn tượng thêm
“linh”. Giá trị bức tượng khoảng hơn 2 tỉ đồng được Tổng công ty Cổ phần Bao bì
xuất khẩu và Khu đô thị Nam Thăng Long tài trợ chính.
Kết luận
Từ
Ðại Nam Quốc Tự, tà đạo Hồ Chí Minh, rồi thờ cúng cùng hoàng thành làng, cho
thấy một chính sách xuyên suốt của nhà cầm quyền..
Lợi
dụng xã hội bế tắc đức tin, khủng hoảng phương hướng sống, thất vọng vì một
tương lai vô định, giàu có cũng như nghèo khó, hy vọng gửi gắm số phận cho
thánh thần, như đám đông náo loạn tại Ðền Trần và Ðền Thượng Vua Hùng, nhà cầm
quyền đã thực thi một chính sách ru ngủ, ngu hóa dân chúng để dễ bề cai trị,
che giấu sự yếu kém, tha hóa của lãnh đạo và sự bế tắc về kinh tế.
Biến xác chết và tư tưởng của Hồ Chí
Minh- chiếc phao cuối cùng của sự tồn tại lý thuyết của hệ thống chính trị đặc
quyền, đặc lợi - thành một thứ tín ngưỡng, chế độ đã đạt được hiệu quả cao hơn
cả mục đích tuyên truyền.
Làm
ngơ cho giới chức địa phương trước các việc làm trên đây, nhà cầm quyền đã dần
dần đặt mọi thứ vào sự đã rồi, hợp thức hóa bằng phương pháp khôn ngoan, từ từ,
mưa dần thấm lâu.
Thánh
hóa Hồ Chí Minh, nhà cầm quyền đã cố tình lừa dối mình và lừa gạt cả dân tộc.
Sự
lừa dối được bắt đầu hình thành từ tâm lý, tư tưởng và sau đó được thâm nhập
vào các hoạt động của đời sống xã hội và kinh tế của đất nước.
Không có chế độ cai
trị độc tài nào lại không muốn tạo ra được một đám đông ngu ngốc và sùng tín
biểu tượng mình muốn tôn thờ như thế.
----------------------------------------------
Nguồn: Công an Nghệ An
Thứ
hai 22/04/2013 08:43
Gần đây, nhiều bạn
đọc thắc mắc về hoạt động của bà Nguyễn Thị Điền liên quan đến “đạo Tâm
linh Hồ Chí Minh”. Chúng tôi dẫn lại bài viết đã đăng trên Báo Công an Nghệ An
để độc giả có thêm thông tin tham khảo.
*
*
Theo
thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50 người tham gia
trong đó có cả đảng viên, số có hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật; số có con cái
nghiện ma túy, đi tù…
Tự
lập bàn thờ, viết các nội dung in thành sách, tổ chức làm lễ và chữa bệnh tại
nhà bằng cách cho người bệnh uống nước lã, những người trong nhóm tự xưng là
theo đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” còn vẽ ra nhiều chiêu bài mê hoặc, thần thánh
hóa lãnh tụ để lôi kéo người dân tham gia.
Những
hoạt động của “tà đạo” này không nằm ngoài mục đích cá nhân, thế nhưng không
phải ai cũng biết và có thái độ cảnh giác
Chữa ung thư bằng…
nước lã
Chuyện
xuất xứ của tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” cũng chẳng khác mấy so với nhiều tà
đạo khác trong thời gian vừa qua. Nó bắt nguồn từ sự khác thường của một người
đàn bà chuyên nghề… làm ruộng ở thôn Bài Lâm Hạ, xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa,
tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) cách đây mấy năm.
Năm
2000, bà Nguyễn Thị Điền (SN 1960), trú tại địa chỉ trên bị ốm nặng. Đến năm
2001, bà Điền tự dưng khỏi bệnh và sau đó có những biểu hiện không bình thường.
Bà ta không ra đồng làm ruộng như trước đây nữa mà chuyển qua ngồi viết sách.
Cái thứ sách mà bà Điền viết cũng rất khác thường như: Bàn thờ người Đại Việt;
Đại pháp cầu an; Đại pháp đoàn tràng tu gia; Bác Hồ 79 điều mơ ước; Luật công
phép nước. Luật trời – thời thế…
Sau
khi viết sách, người đàn bà này lập bàn thờ Bác Hồ, tổ chức làm lễ rồi chuyển
sang nghề chữa bệnh tại nhà. Bên cạnh đó, bà ta cho xây dựng trong nhà một cơ
sở thờ tự gọi là “Điện thờ Hoàng Thiên Long”. Để thờ cúng, bà Điền cho đặt
tượng Bác, treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc và một bát hương.
Trên
cửa điện ghi dòng chữ “Nối dòng Âu Lạc nhà nòi, Thiên trao ngọc hạnh sáng soi
kế đời”. Ngay sau khi lập điện thờ, bà Điền đã tuyên truyền rằng Bác Hồ ngự tại
“Điện thờ Hoàng Thiên Long” và truyền cho bà ta viết kinh sách cứu nhân độ thế
cho trần giới đồng thời tự nhận mình là “Nữ thần giao liên và lương y chữa bệnh
bằng tâm linh”.
Ngoài
ra, bà ta còn rêu rao “Điện thờ Hoàng Thiên Long” là kho thuốc tiên, còn “Đại
Sơn Lâm” (con rể bà Điền ở Thượng Tiến, Kim Bôi, Hòa Bình) là tổng kho nước
Thánh.
Cách
chữa bệnh của bà Điền thì vô cùng đơn giản: bà ta để 3 chén nước lã lên bàn thờ
thắp hương rồi cho người bệnh uống. Với cách chữa đó, bà Điền dám tuyên bố sẽ
chữa được hết tất cả các loại bệnh, kể cả bệnh nan y như ung thư. Từ thông tin
trên, chỉ ít lâu sau, nhà bà Điền đã chật kín người từ khắp nơi đổ về để chữa
bệnh và tham gia vào tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”.
Vì
vậy, ngoài giờ chữa bệnh, bà Điền đã tự in sách, sao đĩa VCD và sử dụng nhiều
phương tiện khác để lôi kéo nhiều đối tượng tham gia, từ đó lập ra cái gọi là
“Hội đồng tu gia” để điều hành lễ nghi, thu tiền bất chính. Số người đến đây
muốn chữa bệnh trước hết phải “quy”.
Chân
dung Nguyễn Thị Điền
Một
khi đã quy thì coi như đã trở thành đệ tử của bà Điền. Để được “quy”, mỗi người
phải đóng cho bà Điền 600.000 đồng gọi là kinh phí để xây dựng điện thờ và hoa
quả, lễ lạt. Từ khi xuất hiện tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh”, Công an huyện Ứng
Hòa phối hợp với chính quyền xã Hồng Quang đã nhiều lần đến kiểm tra, gọi hỏi,
lập biên bản làm việc với những hành vi của bà Điền trong việc truyền đạo, in
ấn, phát tán tài liệu; chữa bệnh không có căn cứ và vi phạm các quy định của
Nhà nước về đăng ký tạm trú.
Những
lần bị lập biên bản, gọi hỏi, bà Điền đều nhất quyết rằng mình không mê tín dị
đoan mà chỉ làm việc thiện theo “sự chỉ bảo của Bác bằng tâm linh” để giúp đỡ
mọi người nên không vi phạm pháp luật. Bên cạnh việc xử lý vi phạm đối với bà
Điền, ở các xã có người theo tà đạo này, chính quyền cũng đã tuyên truyền trên
loa truyền thanh, các tổ chức đoàn thể của địa phương cũng tới từng nhà vận
động từng người không tham gia tà đạo này, qua đó nhiều người đã nhận thức được
hoạt động mê tín dị đoan của bà Điền và từ bỏ. Tuy nhiên, cũng không ít kẻ vẫn
một mực sùng bái tà đạo này, thậm chí còn có hướng phát triển đạo này ở địa
phương mình đang sinh sống.
Lợi dụng danh nghĩa
lãnh tụ để hoạt động mê tín dị đoan
Bắt
đầu từ năm 2007, tà đạo “Tâm linh Hồ Chí Minh” được du nhập về TP Vinh thông
qua bà Phạm Thị Thuận, trú tại khối 1 phường Trung Đô. Bà Thuận bị bệnh hiểm
nghèo (ung thư đại tràng), nghe nhiều người rỉ tai về cách chữa bệnh của bà
Điền ở Hà Tây nên cùng cháu ruột của mình là Trần Thị Thủy ở Nam Định tìm đến
địa chỉ của bà Điền.
Tại
đây, sau khi bị mê hoặc bởi những kinh sách cao siêu và những lời dụ dỗ mang
đậm tính chất mê tín dị đoan, bà Thuận đã về Vinh lôi kéo một số công dân của
phường Trung Đô tham gia vào tà đạo này. Và từ đây, như một làn gió độc, nhiều
người dân ở các phường, xã khác nhau trên địa bàn thành phố đã đi theo, gây nên
dư luận xấu và làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự của địa
phương.
Tài
liệu in ấn phát cho những người nhẹ dạ, cả tin
Điển
hình là ngày 17/11/2010, một số phần tử do bà Hoàng Thị Ngự (70 tuổi), Phạm Thị
Thuận (45 tuổi); Lê Thị Long (43 tuổi) và Trần Thị Lộc (48 tuổi) cùng ở khối 11
phường Trung Đô – TP Vinh đã tổ chức trang trí kết hoa trên 4 chiếc xe trượt
patanh, xung quanh xe gắn 8 lá cờ hình tam giác, mỗi bên 4 lá cờ in chữ “đoàn
kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”.
Phía
trên lồng hoa có viết các dòng chữ gắn ở mỗi cánh hoa nội dung “tình vợ chồng;
tình láng giềng, tình anh em…” và để 9 thùng tôn cao 90 cm, có nắp khóa làm hòm
công đức, mỗi hộp có 2 chữ khi xếp thành hàng có nội dung “nước sông công lính,
có lính cụ Hồ” và “giải phóng thủ đô có hũ gạo tiết kiệm”.
Chiều
ngày 18/11, nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập MTTQ, số này đã tụ tập được
khoảng 50 người, chủ yếu là người ở phường Trung Đô, Lê Lợi, Trường Thi, Bến
Thủy đi ra Quảng trường Hồ Chí Minh, sau đó về tổ chức quyên góp tiền để ủng hộ
xây dựng hội quán.
Thời
gian gần đây, Lê Thị Long còn ra tận “Điện Hoàng Thiên Long” của bà Điền đưa về
30 bát hương, 30 cặp câu đối có dòng chữ “Duy nhất trong nhà kính tổ tiên; tam
viên kỳ hội nay đã đến” và tuyên truyền ai có nhu cầu thờ tự thực hiện theo
điện Hoàng Thiên Long thì đưa 300.000 đồng mua sắm đồ thờ với hình thức thờ tự
giữa bàn thờ là ảnh Bác Hồ, phía trên hai bên là cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm,
hai bên hai câu đối, giữa bàn thờ một bát hương và hướng dẫn nếu ai bị bệnh tật
hàng ngày thắp hương và uống 3 chén nước lã rồi đọc kinh đại pháp đoàn tràng
tu, xong uống nước trong 3 chén và cứ làm như vậy liên tục thì sẽ khỏi bệnh.
Theo
thống kê, hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh đã có trên 50 người tham gia
trong đó có cả đảng viên, số có hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật; số có con cái
nghiện ma túy, đi tù…
Trước
tình hình đó, Công an TP Vinh đã chủ động tham mưu cho các lực lượng chức năng
ở cơ sở có đối tượng theo nhóm tà đạo này tiến hành lập biên bản vi phạm của
các đối tượng, thu giữ các tài liệu, phương tiện thờ cúng đồng thời vận động
nhân dân không nên tham gia vào những tổ chức hoạt động mê tín dị đoan này.
Bên
cạnh đó, Công an TP Vinh cũng đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền địa
phương, các ngành liên quan trên địa bàn toàn tỉnh kịp thời có biện pháp phòng
ngừa, đấu tranh xử lý hành vi của các đối tượng theo nhóm tà đạo và lợi dụng
tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, lừa gạt người dân thu tiền bất chính đồng thời
kiến nghị Sở Y tế sớm có văn bản nghiêm cấm hành vi chữa bệnh như hành vi của
bà Nguyễn Thị Điền để có cơ sở kiểm tra, phát hiện, xử lý.
Đây
thực chất là việc lợi dụng điểm yếu về tâm lý của người dân để thực hiện các
hành vi mê tín dị đoan, chữa bệnh nhảm nhí để trục lợi cá nhân. Vẫn biết, việc
thờ cúng Bác Hồ hay một danh nhân của dân tộc là không ai cấm, thậm chí còn
được khuyến khích, thế nhưng việc thờ cúng phải thật sự tôn nghiêm và đúng đắn.
Việc
tà đạo này lấy danh nghĩa thờ cúng Chủ tịch Hồ Chí Minh để hoạt động mê tín là
điều rất đáng phải lên án và dẹp bỏ. Thiết nghĩ, mỗi một người dân cần nhận
thức rõ điều này để không bị dụ dỗ, lôi kéo, đi theo những tà đạo hoạt động
không đúng đắn để rồi vi phạm pháp luật.
Nguồn: Công an Nghệ
An
Tháng 5 về lòng người Việt nam như rạo rực hơn, vui hơn vì chào đón ngày sinh của Bác vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, một nhà cách mạng lỗi lạc, một danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng khi đọc bài này thấy phẫn nộ quá. Bác Hồ không phải là Thánh nhưng làm được những việc chỉ có Thánh mới làm được. Ấy vậy mà lại thần thánh hóa Bác hồ để chữa bệnh, bốc thuốc. Thử hỏi nếu Bác hồ là Thánh thật thì Bác cũng không thể chữa bệnh được vì khi còn trên dương trần Bác không phải là Bác sỹ, thầy thuốc. Đúng là nhảm nhí.
ReplyDelete