Posted on 18/05/2013 by gocomay
Không chỉ riêng tôi,
nhiều người am tường thời cuộc đều có chung nhận định: Sở dĩ đảng CSVN trở
thành bên thắng cuộc là họ đã rất thành công trong “Công tác dân vận“ thời còn
chiến tranh.
Công tác dân vận của người CS giỏi tới mức. Đã lôi cuốn
hàng triệu nam thanh nữ tú miền Bắc hồi thập niên 60s; 70s vượt Trường Sơn bom
đạn với lời thề “sinh Bắc tử Nam“. Trong niềm lạc quan tin tưởng “xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai…“.
Nhờ công tác dân vận điệu nghệ mà rất nhiều người dân ở
các đô thị miền Nam sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để nuôi giấu tiếp tay cho “các chiến sỹ biệt động“ cùng với hàng tấn vũ khí, thuốc nổ
ở trong nhà mình để tạo nên cái gọi là “Cuộc tổng tấn công và nổi dậy ở các đô
thị Miền Nam mùa xuân 1968“ (Lời kể của Đại tá Nguyễn Đức Hùng – tức Tư Chu,
nguyên Tư lệnh Biệt động Thành Sài Gòn-Gia Định).
Nhờ dân vận ngọt bùi mà những người dân ở tuyến lửa
(Quảng Bình) đã dỡ cả nhà của mình để lấy cột nhà bắc cầu cho xe ô tô của bộ
đội cụ Hồ. Đảm bảo giao thông thông suốt tiếp tế cho chiến trường B. Nếu ai đã
được xem bộ phim truyện “Rừng O Thắm“ thì sẽ thấy cái câu “xe chưa qua, nhà
không tiếc“ là việc làm cụ thể, hoàn toàn tự nguyện của dân chúng chứ không chỉ
dừng ở những dòng khẩu hiệu mang tính tuyên truyền.
Kẻ viết bài này còn nhớ hồi cuối thập niên 1960 đầu 1970,
một đơn vị hậu cần của quân đội tới đóng quân ở làng. Hằng đêm, trước khi được
các xe tải 3 cầu (Zin Khơ và xe Giải Phóng) tới “ăn hàng“ cơ man nào là vũ khí
(đạn, chất nổ Ma de in USSR và Ma de in China…) trong các hòm gỗ thông lớn nhỏ
từ 1 tới 2 người khiêng được các xe tải cỡ nhỏ âm thầm chuyển tới cất giấu ở
khu Đình Đụn trong làng. Có đợt hàng về nhiều tới mức không còn chỗ chứa, các
nhà dân xung quanh đình (như nhà tôi) còn tự nguyện dẹp hết các dàn khoai tây
giống ở các gậm gường và cả gian buồng cho bộ đội làm kho tạm. Thời đó ngày nào
máy bay Mỹ chả tới quần thảo trên đầu. Nói dại, nếu chúng phát hiện ra kho quân
dụng của bộ đội chúng tương cho vài loạt Rốckét vào nhà thì chả có hầm chữ A
hay hố cá nhân nào mà trụ được với hàng trăm tấn thuốc nổ và đạn dược chật ních
nhà như vậy. Sự nguy hiểm thì người dân ai cũng mường tượng được. Nhưng lòng
người thời chiến tranh ác liệt, không ai bảo ai đều tin theo những gì người của
đảng vận động. Để vượt qua cả sợ hãi, góp phần nhỏ của mình cho cái khúc khải
hoàn ca vào ngày 30 tháng tư 1975!
Nay, trên đỉnh vinh quang, khi trở thành tầng lớp ăn trên
ngồi trốc, giới cầm quyền CS đã bội tín với những người đã giúp họ trở thành
tầng lớp cai trị độc quyền. Điều này là lý do khiến lòng tin của đại đa số nhân
dân với đảng suy giảm. Dẫn đến nguy cơ sụp đổ chế độ là hoàn toàn có thực.
Do vậy, cái thông điệp mà ông Tổng Trọng phát ra hôm bế
mạc HN7 (11/5) rằng:
“lần này Trung
ương bàn và ban hành Nghị quyết về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác dân vận là rất cần thiết trong tình hình hiện nay.
“Chỉ có đổi mới và làm tốt công tác dân vận, củng cố vững
chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường mối liên hệ giữa Đảng với
dân, cũng như khối đại đoàn kết toàn dân thì mới phát huy được sức mạnh to lớn
của toàn dân phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“… phải tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của
nhân dân; hết lòng, hết sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân; luôn trọng dân, gần dân, hiểu dân, tin dân; những gì có lợi cho dân thì hết sức
làm, những gì có hại cho dân thì hết sức tránh…”
Và:
“Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp
nhân dân” (nghe ở
đây!)
Chính là điềm báo cho một thể chế mà lời nói không đi đôi
với việc làm đã và đang tới hồi bĩ cực khó bề cứu vãn.
Chả cần nói xa xôi làm gì. Chỉ cần lấy ngay kết qủa của
phiên xử hai sinh viên yêu nước là Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha hôm
16/5/2013 vừa rồi thì thấy ngay câu trả lời về “Công tác dân vận” mà ông Tổng
Trọng phát động hôm bế mạc Hội nghị T. Ư 7 (11/5) nó linh ứng tới mức nào?
Thử hỏi, một sinh viên học giỏi lại ngoan hiền. Một cựu
ủy viên BCH của cái gọi là “cánh tay phải” hay “đội hậu bị” của
đảng mà đi quảng bá tờ rơi (truyền đơn): ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và
‘Chết đi ĐCS VN bán nước’ thì đủ biết công tác dân vận của ĐCS đã sa
sút tới mức nào.
Sau kết qủa ngoạn mục của “Công tác dân vận” của lực
lượng “còn đảng còn mình” với việc bắt cóc Phương Uyên giữa kỳ thi ép
đưa vào giam giữ trong khách sạn và dụ dỗ buộc Phương Uyên phải viết giấy hợp
tác thì mới cho về thi. Làm cô sinh viên ham học rất hoảng hốt, sợ bỏ thi và
phải làm theo yêu cầu của cơ quan an ninh. Như thế tưởng là đã dập tắt được ý
chí của cô gái trẻ. Không ngờ trước toà cô đã ngẩng cao đầu tuyên bố một cách
đĩnh đạc: “Ông Hồ Chí Minh nói một năm bắt đầu từ mùa xuân, con người bắt đầu
từ tuổi trẻ. Tôi là sinh viên có lòng yêu nước. Nếu phiên tòa hôm nay kết tội
tôi, thì mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước”
Lời cảnh báo về việc mọi người trẻ sẽ sợ hãi và không
còn dám bảo vệ chủ quyền đất nước của em Uyên liệu có gì mâu thuẫn với nội
dung về công tác dân vận mà ông Tổng Trọng đang “Đẩy mạnh phong trào thi đua
yêu nước trong các tầng lớp nhân dân” trong tình hình nước sôi lửa bỏng
hiện nay?
Tiếp theo vụ Trung Quốc tung 32 tàu cá của tỉnh Hải Nam
sau gần 173 giờ di chuyển với hơn 850 hải lý đã tới mục tiêu, ở toạ độ 6°01’ vĩ
Bắc và 108°48’ kinh Đông (là vùng biển phía tây nam QĐ Trường Sa của VN. So với
Côn Đảo ở 8°36’ vĩ Bắc; 106°36’ kinh Đông) thì đó hoàn toàn nằm trong thềm lục
địa của VN. (Như báo tuổi trẻ đưa tin ở đây). Kế đến là việc Trung Quốc đơn phương
áp đặt Lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông năm 2013 từ 12 giờ ngày 16.5 đến 12 giờ
ngày 1.8.2013 với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam. (Xem ở đây).
Vậy mà chỉ sau đúng 4 giờ rưỡi sau cái trò cấm đoán (“đơn
phương… vô giá trị” - Lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị) có hiệu lực kia
thì một bản án vô cùng nặng nề cho người viết lên dòng chữ bằng máu ‘Tàu
khựa cút khỏi Biển Đông’ (“nói những điều không hay về Trung
Quốc”) đã được tuyên với 22 năm tù giam và quản chế cho 2 em Kha và Uyên.
Như thế có khác gì tình huống nằm ngửa nhổ ngược hay không, thưa ông Tổng
Trọng. Nếu ông vẫn muốn “tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác dân vận” nhằm “Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các
tầng lớp nhân dân”?
Ta hãy nghe một số ý kiến của những người không phải ở
phe thua cuộc xem sao!
- “Tôi thấy mình hèn hạ và bất lực khi chỉ đòi cho
Phương Uyên được 5 ngày tù mà không làm cho bản án của em nhẹ đi… Tôi không có
biết là 2 em sinh viên có kháng án hay không nhưng hình ảnh của họ ở phiên tòa
hôm nay nó đay đáy vào tận giác ngủ của tôi trong nhiều ngày tới”. Đó là
lời luật sư Nguyễn Thanh Lương – Phó Đoàn Luật sư Bến Tre mà cũng là người bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của Nguyễn Phương Uyên trước tòa.
- Nhà báo T.D. (đề nghị giấu tên) cho biết: “Thì cũng như bao phiên tòa khác các nạn nhân của điều
luật X nếu ai mà “ăn năn nhận tội” thì án nhẹ. Ai mà “cương” thì lãnh án nặng.
Thấy Anh Ba Sài Gòn của vụ anh Điếu cày không? án nhẹ hơn so với 2 người khác.
Gần đây vụ Lô Thanh Thảo im lìm thì họ kéo xuống 2 năm từ 3 năm rưỡi ban đầu”.
- Lời vị Thẩm phán H. của tòa án tỉnh Đồng Nai nhận xét: “Tôi
không theo dõi phiên tòa, nhưng thẩm quyền xét xử phải là của Tòa án thành phố
Hồ Chí Minh chứ không phải là Tòa án tỉnh Long An vì nơi diễn ra các hành vi vi
phạm pháp luật là tại thành phố Hồ Chí Minh chứ không phải ở tỉnh Long An”.
- Một phóng viên (giấu tên) của báo
Pháp Luật TP qủa quyết: “Thực chất thì mấy ông tòa án không đủ tư cách và
nhân cách để xét xử mấy sinh viên này”.
- Nguyễn Phương Uyên – dù em là “kẻ phạm tội” theo pháp
luật Việt Nam hiện hành, dù em có quan điểm chính trị khác tôi, nhưng trong
trái tim mình, tôi thực sự tôn trọng và tin các em là những người yêu nước, yêu
Tổ quốc Việt Nam của mình thiết tha. – Đó là lời Luật sư Trần Hồng Phong (xem ở đây)
Không biết có phải vì nể phục nhân cách của 2 em sinh
viên yêu nước mà những tấm hình được các tay nhà báo quốc doanh đưa lên mặt báo
toàn những hình ảnh đẹp. Khiến nhà báo tự do nổi tiếng Trương Duy Nhất phải
trầm trồ:
Những bức ảnh được đăng trên báo chí đều thể hiện sự bình
tĩnh, đĩnh đạc của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên trước tòa. Đặc biệt là
bức ảnh Nguyễn Phương Uyên trong chiếc áo trắng học trò. Sự mảnh mai của một nữ
sinh và cái nhìn đầy tự tin trước vành móng ngựa. Một bức hình tuyệt đẹp! Tin
rằng rồi sẽ có nhiều bài thơ hay viết về em, về hình ảnh cô nữ sinh áo trắng
mảnh mai với ánh mắt tự tin, bình tĩnh, đĩnh đạc này.
Còn Nhà văn thân dân Nguyễn Quang Lập, chủ blog Quê Choa nổi tiếng thì
xuýt xoa:
Tôi thích nụ cười ngạo nghễ của Võ Thị Thắng, tôi cũng
thích sự bình thản trong suốt của Phương Uyên, cả hai đều ở tuổi hai mươi.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo (đúng như dự đoán của Trương Duy
Nhất) vừa có bài Bỏ
tù một đóa hoa với những vần thơ trác tuyệt thế này:
Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa
Trên Trang Viet-Studies
của GS Trần Hữu Dũng thì ông đưa ra nhận định thế này:
Tôi có linh cảm rằng, trong tuơng lai không xa, khi Việt
Nam thật sự được tự do và dân chủ thì tên hai em này (và những người như hai
em) sẽ là những dấu son trong những trang sử của dân tộc, còn những người hiện
“ủng hộ Điều 4″, dù họ có là những giáo sư tiến sĩ học hàm học vị cao đến bực
nào, danh tiếng trong ngành của họ có lẫy lừng đến đâu, sẽ nhiều lắm là được
ghi tên trong một cước chú ngắn (a footnote to history!), mà khi đọc lại thì
chính những người ấy (mà tôi nghĩ rằng vẫn còn chút lương tâm) sẽ thấy tự xấu
hổ suốt cả đời, một tì vết không bao giờ phai trong sự nghiệp khoa học của họ.
Ngay sau khi phiên tòa vừa kết thúc, đã có biết bao bài
viết ca ngợi phong thái đĩnh đạc của Uyên và Kha với những tựa đề:
Còn nhớ cách đây chưa xa, lúc Uyên và Kha chưa lâm nạn, nhân
ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 ông Trương Tấn Sang đương kim Chủ tịch nước đã từng
khích lệ các em sinh viên thế này:
“Phải biết hổ
thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của
mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý
chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng,
khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta
phát triển và trường tồn mãi mãi.” (Xem ở đây).
Nay với lời cuối trước phiên tòa của nhà nước do ông là
nguyên thủ, em sinh viên Nguyễn Phương Uyên 21 tuổi đời đã dõng dạc tuyên bố:
“Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó
dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước
hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát
từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp
tươi sáng hơn.”
Còn Đinh Nguyên Kha (26 tuổi đời) cũng tự tin ở việc làm
của mình:
“Trước sau tôi vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc
tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng Cộng Sản, mà chống đảng
thì không phải là tội”.
Không biết khi nghe được những nhời như thế, ông Sang và
đảng của ông sẽ nghĩ gì? Nhưng lòng người dân thì đã rõ. Như ý kiến thỉnh cầu
của Tiến sỹ Đặng Huy Văn, người bạn đồng lứa cùng trường Đại học Tổng hợp với
ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn.
Ông Văn đã ghi những dòng đầy cảm động thế này:
Tôi viết bài này kính gửi TBT Đảng CS Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng để thỉnh cầu ông cho phép tôi được đi tù thay hai cháu, vì tôi đã già
không còn có ích cho ai nữa trong khi hai cháu Nguyễn Phương Uyên và Đinh
Nguyên Kha là những hiền nhân của Tổ Quốc. Hai cháu sẽ là ngọn cờ chống lại sự
bành trướng xâm lược của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam trong tương
lai! (Xem thêm ở đây)
Còn Bà Nhung, người mẹ tuyệt vời của Phương Uyên thì bày
tỏ với Đài VOA rằng:
Thật sự gia đình rất sốc với bản án, nhưng ngược lại được
bù đắp bởi sự mạnh mẽ của Uyên. Uyên cứng rắn hơn mức tưởng tượng của gia đình.
Cháu đã nói lên tất cả những uẩn khúc trong vụ án và thể hiện lòng yêu nước. Phiên tòa hôm nay, bản án hôm nay rõ ràng
là bản án dành cho người yêu nước. Trước tòa, Uyên nói dõng dạc: “Tôi yêu nước, tôi thể hiện lòng yêu nước. Tôi không ngờ tôi
bị bỏ tù vì thể hiện lòng yêu nước” Gia đình rất lấy làm vinh dự,
vinh hạnh về những việc con mình đã làm.
Thiết nghĩ đó là minh chứng hùng hồn nhất cho sự phá sản
“Công tác dân vận” mà đảng của ông Tổng Trọng đang muốn lội ngược dòng thông
qua phiên tòa xử hai em sinh viên Tuổi Trẻ Yêu Nước Uyên và Kha hôm 16/5 vừa
qua!
No comments:
Post a Comment