12:37:am
18/05/13
Rồi
ngày 30 tháng 4 năm 2013 cũng trôi qua với nhiều xôn xao, xôn xao vui, xôn xao
buồn.
Đầu
tháng 5 năm 2013, hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN được tổ
chức tại Hà Nội; qua bài diễn văn khai mạc, ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
nhấn mạnh: “kiên trì những vấn đề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế
độ chính trị và Nhà nước” và “tiếp tục khẳng định Nhà nước (ta) là Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân, do đảng
Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo”. Nguyên tắc khác mà ông Trọng khẳng định là “tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp công-nông
và đội ngũ trí thức…” Chuyện ông Trọng phát biểu có bài bản dựa trên chủ nghĩa
Marx-Lênin là chuyện bình thường, sau đó các đồng chí của ông vỗ tay rào rào
cũng là chuyện bình thường. Chuyện không bình thường nằm ở tháng tư.
Tháng
tư năm 2013, ngày 12, tiến sĩ Đỗ Thiên Kính, chuyên gia về phân tầng xã hội ở
trong nước đã nói với đài BBC: “Tầng lớp nông dân là tầng lớp có địa vị
thấp kém nhất trong xã hội. Địa vị kinh tế, thu nhập của tầng lớp nông dân
cũng thuộc loại thấp, chi tiêu cũng thấp. Tình trạng nhà ở, đời sống văn hóa
tinh thần cũng kém các tầng lớp khác.”
Tháng
tư năm 2013, ngày 26, báo điện tử của Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam có
bài viết với tựa đề “ Người lao động bị
bần cùng hóa vì nhiều bệnh tật” và đưa tin: “Theo Bộ Y Tế, bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt là các bệnh liên
quan đến đường hô hấp và tiêu hóa, trong năm 2012 tăng so với năm 2011. Tính
đến cuối năm 2012, theo báo cáo, gần 28.000 người lao động mắc mới bệnh nghề
nghiệp. Tuy nhiên, con số thực tế có thể cao gấp 10 lần.”
Tháng
tư năm 2013, ngày 30, một nhà tâm lý học về việc làm ở trong nước (không muốn
tiết lộ danh tính) đã nói với đài BBC về tâm lý của người lao động nói chung: “Nỗi lo làm sao có được việc làm, nỗi lo làm
sao giữ được công việc đó, nỗi lo để làm sao đảm bảo có thu nhập đảm bảo cho
cuộc sống gia đình.” Nhà tâm lý học cho rằng đối tượng đang chịu nhiều căng
thẳng nhất, với nhiều lo lắng nhất hiện nay thuộc về nhóm công nhân là chính.
Tháng
tư năm 2013, ngày 29, lần đầu tiên Ủy Ban Kiểm Tra của Ban Chấp Hành Trung Ương
đảng CSVN công bố kết quả ngiên cứu về “nhóm lợi ích” (theo Người Việt Online):
“Nhóm lợi ích thường được dùng để chỉ
những nhóm viên chức cấu kết với nhau hoặc cấu kết với các cá nhân bên ngoài hệ
thống chính quyền nhằm trục lợi và “lợi ích nhóm” luôn luôn được hiểu theo
nghĩa tiêu cực.” và “Bản chất của mối quan hệ không bình thường giữa viên chức
với doanh nghiệp để trục lợi là một dạng tham nhũng đặc biệt, dẫn đến tình
trạng “lợi ích nhóm” chi phối cả nền kinh tế, thậm chí là chính trị.”
Tiến
sĩ Đỗ Thiên Kính cũng đã khẳng định với đài BBC vào ngày nói trên về nhóm lợi
ích tại Việt Nam: “Thường nhóm có chức có
quyền thì mới có lợi ích và có quyền lực để thu vén cá nhân, trong phân tầng
của chúng tôi, chắc chắn chúng tôi xếp vào nhóm quản lý, lãnh đạo – nhóm đứng
đầu trong tháp phân tầng:1- lãnh đạo quản lý, 2 doanh nhân, 3- chuyên môn cao
(hay trí thức), 4- nhân viên, 5- công nhân, 6- buôn bán dịch vụ, 7- lao động
tiểu thủ công nghiệp, 8- lao động giản đơn và 9- dưới cùng là nông dân.”
Cũng
cuối tháng tư, (theo BBC), Giáo sư Nguyễn Đình Tấn, Chủ tịch Hội Xã Hội Học
Việt Nam nói “uy tín, thế và lực của đảng CSVN còn rất mạnh” và “có thể sẽ giữ
vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa.”
Bảy
mẫu tin ngắn trên đây trong tháng tư năm 2013 cho người đọc thấy sự mâu thuẫn
đối kháng càng ngày càng lớn trong xã hội Việt Nam. Một bên là đảng viên lãnh
đạo, quản lý ở trên “ngôi cao chín bệ”; cấu kết với nhau bảo vệ nhóm lợi ích
của mình trong nhiều thập kỷ nữa; nhưng lại khoác áo cộng sản và luôn miệng
tung hô liên minh công-nông. Một bên là giai cấp công nhân đang bị bần cùng hóa
cộng với nông dân đang bị đẩy xuống đáy đen của xã hội nhưng lúc nào cũng được
đảng ru ngủ bằng lời ca “bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình”.
Làm
thế nào mà công nhân nhiều lo lắng nhất lại có thể liên minh với nông dân có
địa vị thấp kém nhất để nắm tất cả quyền lực Nhà nước ? Và lại còn được lãnh
đạo bởi những người quản lý có mối quan hệ không bình thường ? Muốn biết, thử
tra cứu lại kinh điển Marx-Lênin.
Ngày
21 tháng 2 năm 1848, tại Anh quốc, hai ông Karl Marx và Friedrich Engels công
bố Tuyên Ngôn Cộng Sản. Trong phần I, về Tư sản và Vô sản, bản Tuyên Ngôn viết:
“Xã hội tư sản hiện đại (có phải là kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ? đây chỉ là thắc mắc có tính
cách chủ quan của người viết bài nầy), sinh ra từ trong lòng xã hội phong kiến
đã bị diệt vong, không xóa bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ đem những
giai cấp mới, những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh mới thay
thế những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức đấu tranh cũ mà
thôi.”
Và
cũng trong phần I, hai ông viết: “Tóm
lại, giai cấp tư sản (hay các đảng Cộng Sản ? đây cũng chỉ là thắc mắc có tính
cách chủ quan của người viết bài nầy) đã đem lại sự bóc lột công nhiên, vô sĩ,
trực tiếp, tàn nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn
giáo và chính trị.”
Hai
thắc mắc có tính cách chủ quan của chúng tôi trên đây đã được Tuyên Ngôn Cộng
Sản, Phần I giải đáp: “Còn tầng lớp vô
sản lưu manh, cái sản phẩm tiêu cực ấy của sự thối rữa của những tầng lớp bên
dưới nhất trong xã hội cũ, thì đây đó, có thể được cách mạng vô sản lôi cuốn
vào phong trào, nhưng điều kiện sinh hoạt của họ lại khiến họ sẵn sàng bán mình
cho những mưu đồ của phe phản động.”
Từ
khi có chủ nhĩa Cộng Sản trên thế giới, nhiều khuôn mặt cộng sản điển hình được
người Việt Nam biết đến: Marx, Engels, Lenin, Khrushchev, Gorbachev, Kim Nhật
Thành, Kim Jong Un, Mao Trạch Đông , Lâm Bưu, Vương Hồng Văn, Giang Thanh,
Triệu Tử Dương, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tấn Dũng, Pol Pot, Fidel Castro,
Ceausescu…Nếu nói rằng tất cả họ là vô sản lương thiện thì ai là người chịu
trách nhiệm về sự chết chóc của 1,7 triệu người ở Cam-bốt, hàng chục triệu
người ở Liên Xô, Trung Cộng, và ở nhiều nước khác ? Nếu nói rằng chỉ có Karl
Marx là vô sản lương thiện thì các khái niệm “tính giai cấp”, “đấu tranh giai
cấp”, “vô sản quốc tế”… còn có ý nghĩa gì ? Nếu nói rằng họ là những nhà cách
mạng thì tại sao Lâm Bưu (một nguyên soái của quân đội nhân dân Trung Cộng),
Vương Hồng Văn (đứng ở vị trí thứ hai sau Mao Trạch Đông), Giang Thanh ( vợ của
Mao Trạch Đông) bị khép tội phản cách mạng, và hai ông Khrushchev (Tổng bí thư
đảng Cộng Sản Liên Xô), Tiệu Tử Dương (Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Hoa) bị
giam lỏng cho đến cuối đời ?
K.
Marx là một nhà tư tưởng lớn. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu xa, rộng khắp
đến sinh hoạt của nhân loại trong thế kỷ thứ 20. Ông đã tiên tri về một giai
đoạn xa xôi của lịch sử loài người là “thế giới đại đồng” thông qua đấu tranh
giai cấp. Rất tiếc ông đã không tiên đoán được chuyện gần: chủ trương “chuyên
chính vô sản” của ông đã đẻ ra những mâu thuẩn chết người (cả trăm triệu người
!) Chân lý (hay sự thật) là sự phù hợp giữa tư tưởng và thực tại; tư tưởng của
ông Nguyễn Phú Trọng trên đây hoàn toàn không phù hợp với thực tại Việt Nam bây
giờ, như thế là mâu thuẩn. Những người có chức, có quyền muốn kéo dài tình
trạng mâu thuẩn nầy càng lâu càng tốt để trục lợi; dù muốn dù không, buộc lòng
họ phải giả dối. “Một bộ phận không nhỏ” loài người có khả năng làm giả rất tài
tình; hiện nay, tại các nước như Trung Hoa, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn, Cu Ba,
người ta đang làm giả nhiều thứ giống y như thật, kể cả Cộng Sản.
Gần
cuối thế kỷ thứ 20, các “thế lực thù địch” ở những nước Ba Lan, Đông Đức, Đông
Âu, Liên Xô thực sự còn khá yếu; và “diễn biến hòa bình” diễn ra với rất ít
tiếng súng, không có một biển máu nào. Ở đó, dân chúng biết phân biệt được đồ
thật và đồ giả; họ chỉ không mua,không dùng đồ giả nữa: chủ nghĩa Cộng Sản sập
tiệm.
Từ
đầu năm 2013 đến nay, nhiều nhóm gần như là “xã hội dân sự” xuất hiện ở trong
nước (tất nhiên là chẳng có phép tắc gì của Nhà nước), họ hoàn toàn không “gây
rối trật tự công cộng”, không “tuyên truyền chống nhà nước”, không “ âm mưu lật
đổ chính quyền”; họ chỉ bàn bạc với nhau về những quyền hiến định, về công dân
tự do, về quốc tế nhân quyền…Đây là điều rất đáng mừng; hy vọng rằng qua các
nhóm nầy (mà càng ngày càng có nhiều người tham gia, càng đông về tổ chức); dân
chúng Việt Nam sẽ phân biệt được thật, giả và sẽ quyết định chọn đồ nào. Ai lại
đi chọn “đồ dỏm” !
Gainesville,
ngày 6 tháng 5 năm 2013
©
Võ Văn Lượng
-------------------------------
ĐẠI NGÀN says:
PHÊ
PHÁN TỔNG QUAN HỌC THUYẾT GIAI CẤP ĐẤU TRANH CỦA MÁC
Trong
những nhà nước cộng sản hay xã hội cộng sản, dù muốn dù không, nguyên lý đấu
tranh giai cấp của Mác vẫn được xem như cái xương sống cốt lõi về mặt lý thuyết
chủ đạo mà giới cầm quyền vẫn không muốn bác bỏ. Ở đây nó có hai ý nghĩa : ý
nghĩa hình thành nên nhà nước CS và ý nghĩa kỳ vọng tiến tới một xã hội CS thật
sự trong tương lai. Nhưng quan điểm học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác là
gì, đó là điều cần phải nói tới.
Cụ thể, trong Tuyên Ngôn Cộng Sản Mác viết “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn; nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau”. Ở đây không có điều kiện đi sâu vào chi tiết các mặt mà Mác phân tích, chỉ gom chung vào ý chí là luôn luôn có sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập nhau trong xã hội. Kết quả là luôn dẫn đến các giai đoạn xã hội mới và cả hai yếu tố đối lập cùng tự hủy diệt lẫn nhau.
Ý nghĩa sâu xa ở đây chính là Mác rút ra hay Mác đặt nền tảng lý luận dựa trên niềm tin một chiều ý nghĩa nguyên lý “biện chứng” của Hegel về mặt lịch sử xã hội. Ở đây cũng không cần đi sâu vào chi tiết của khía cạnh này, tức khía cạnh triết học duy tâm trừu tượng và siêu hình của Hegel. Chúng ta chỉ cần dừng lại trong ý nghĩa thực tế của lịch sử đời sống khách quan của xã hội. Từ đó có thể rút ra những nhận định thế này :
1/ Nếu hai mặt đối lập là quy luật bao quát, sâu xa và quyết định nhất, nó chẳng khi nào có thể dừng lại hay bị hủy diệt. Có nghĩa mọi dự đoán mang tính tuyến tính (linear) về mặt lịch sử xã hội đều chỉ phi lý và võ đoán, chẳng có gì là bảo đảm cho một kết quả cuối cùng nào đó cả.
2/ Thực tế, từ buổi khởi đầu của nhân loại cho tới ngày nay, sự phát triển quyết định của xã hội loài người là nhờ vào việc áp dụng những thành quả của khoa học và kỹ thuật, không phải nhờ vào sự đấu tranh giành giật quyền lợi về giai cấp. Bởi nếu đấu tranh giai cấp là có thật, nó chỉ làm tiêu hao sinh lực và lợi lộc của xã hội do việc tranh qua đoạt lại về lợi ích thực tế của mỗi giai cấp mà không thêm được gì mới hơn vào cho xã hội.
3/ Giai cấp chỉ là khái niệm trừu tượng hóa, nó không tồn tại cụ thể thật sự, nhưng chính mỗi cá nhân con người mới là các đơn vị tồn tại khách quan thật sự. Tâm lý, ý thức là tâm lý, ý thức của từng cá nhân, không thể là tâm lý, ý thức của giai cấp trừu tượng nào cả. Giai cấp chẳng qua chỉ là sự tổ hợp được nhìn khái quát hóa cho các nhóm cá nhân được phạm trù hóa giống nhau về những khía cạnh nào đó.
4/ Giai cấp là một thực tế cấu trúc tự nhiên của xã hội. Nó cũng giống như mọi cấu trúc nơi các sự vật khác. Tồn tại sự vật không có cấu trúc là điều hoàn toàn phi lý. Nên giai cấp không phải lằn ranh phân tầng (demarcation) mang tính tuyệt đối hóa. Nó luôn tương đối và vận động, có nghĩa nó luôn có thể thay đổi, biến chuyển qua thời gian và không gian của mỗi thực thể cá nhân con người tùy theo hoàn cảnh khách quan tác động. Do vậy sự nhận định của Mác chỉ mang tính cách máy móc, phi thực tế và phi khoa học.
5/ Sự đề cao giai cấp vô sản như là sứ mệnh cuối cùng của lịch sử, từ đó chủ trương sự độc tài, chuyên chính vô sản của Mác là một sự càn dở và hết sức nguy hiểm. Bởi vì Mác quên đi yếu tố bản năng hoang dã và coi nhẹ giá trị lý trí, tri thức nơi con người. Xã hội loài người sở dĩ đi lên văn minh, tiến hóa, chính là nhờ hiểu biết, nhờ lý trí, không phải do bản năng hay sự mù quáng, hẹp hỏi vì lợi lộc cá nhân. Chủ trương chuyên chính, độc đoán, thật sự chính Mác làm nô lệ hóa xã hội, làm hoang dã hóa xã hội, đây chỉ là sự ngu tối, mê muội, kém thông minh và phản lại con người cũng như xã hội. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại từ cổ chí kim, chính Mác là người duy nhất chống lại mọi sự tự do khách quan của cá nhân và xã hội. Đó thật sự là một lầm lỗi nguy hiểm mà thậm chí nó còn là cả một tội ác trong đời sống thực tế của xã hội và lịch sử loài người và mọi điều từng xảy ra trên thế giới sau khi xuất hiện học thuyết Mác hoàn toàn thực sự chứng tỏ điều đó.
Cụ thể, trong Tuyên Ngôn Cộng Sản Mác viết “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả của phường hội và thợ bạn; nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau”. Ở đây không có điều kiện đi sâu vào chi tiết các mặt mà Mác phân tích, chỉ gom chung vào ý chí là luôn luôn có sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập nhau trong xã hội. Kết quả là luôn dẫn đến các giai đoạn xã hội mới và cả hai yếu tố đối lập cùng tự hủy diệt lẫn nhau.
Ý nghĩa sâu xa ở đây chính là Mác rút ra hay Mác đặt nền tảng lý luận dựa trên niềm tin một chiều ý nghĩa nguyên lý “biện chứng” của Hegel về mặt lịch sử xã hội. Ở đây cũng không cần đi sâu vào chi tiết của khía cạnh này, tức khía cạnh triết học duy tâm trừu tượng và siêu hình của Hegel. Chúng ta chỉ cần dừng lại trong ý nghĩa thực tế của lịch sử đời sống khách quan của xã hội. Từ đó có thể rút ra những nhận định thế này :
1/ Nếu hai mặt đối lập là quy luật bao quát, sâu xa và quyết định nhất, nó chẳng khi nào có thể dừng lại hay bị hủy diệt. Có nghĩa mọi dự đoán mang tính tuyến tính (linear) về mặt lịch sử xã hội đều chỉ phi lý và võ đoán, chẳng có gì là bảo đảm cho một kết quả cuối cùng nào đó cả.
2/ Thực tế, từ buổi khởi đầu của nhân loại cho tới ngày nay, sự phát triển quyết định của xã hội loài người là nhờ vào việc áp dụng những thành quả của khoa học và kỹ thuật, không phải nhờ vào sự đấu tranh giành giật quyền lợi về giai cấp. Bởi nếu đấu tranh giai cấp là có thật, nó chỉ làm tiêu hao sinh lực và lợi lộc của xã hội do việc tranh qua đoạt lại về lợi ích thực tế của mỗi giai cấp mà không thêm được gì mới hơn vào cho xã hội.
3/ Giai cấp chỉ là khái niệm trừu tượng hóa, nó không tồn tại cụ thể thật sự, nhưng chính mỗi cá nhân con người mới là các đơn vị tồn tại khách quan thật sự. Tâm lý, ý thức là tâm lý, ý thức của từng cá nhân, không thể là tâm lý, ý thức của giai cấp trừu tượng nào cả. Giai cấp chẳng qua chỉ là sự tổ hợp được nhìn khái quát hóa cho các nhóm cá nhân được phạm trù hóa giống nhau về những khía cạnh nào đó.
4/ Giai cấp là một thực tế cấu trúc tự nhiên của xã hội. Nó cũng giống như mọi cấu trúc nơi các sự vật khác. Tồn tại sự vật không có cấu trúc là điều hoàn toàn phi lý. Nên giai cấp không phải lằn ranh phân tầng (demarcation) mang tính tuyệt đối hóa. Nó luôn tương đối và vận động, có nghĩa nó luôn có thể thay đổi, biến chuyển qua thời gian và không gian của mỗi thực thể cá nhân con người tùy theo hoàn cảnh khách quan tác động. Do vậy sự nhận định của Mác chỉ mang tính cách máy móc, phi thực tế và phi khoa học.
5/ Sự đề cao giai cấp vô sản như là sứ mệnh cuối cùng của lịch sử, từ đó chủ trương sự độc tài, chuyên chính vô sản của Mác là một sự càn dở và hết sức nguy hiểm. Bởi vì Mác quên đi yếu tố bản năng hoang dã và coi nhẹ giá trị lý trí, tri thức nơi con người. Xã hội loài người sở dĩ đi lên văn minh, tiến hóa, chính là nhờ hiểu biết, nhờ lý trí, không phải do bản năng hay sự mù quáng, hẹp hỏi vì lợi lộc cá nhân. Chủ trương chuyên chính, độc đoán, thật sự chính Mác làm nô lệ hóa xã hội, làm hoang dã hóa xã hội, đây chỉ là sự ngu tối, mê muội, kém thông minh và phản lại con người cũng như xã hội. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại từ cổ chí kim, chính Mác là người duy nhất chống lại mọi sự tự do khách quan của cá nhân và xã hội. Đó thật sự là một lầm lỗi nguy hiểm mà thậm chí nó còn là cả một tội ác trong đời sống thực tế của xã hội và lịch sử loài người và mọi điều từng xảy ra trên thế giới sau khi xuất hiện học thuyết Mác hoàn toàn thực sự chứng tỏ điều đó.
Võ Hưng Thanh
(18/5/2013)
(18/5/2013)
No comments:
Post a Comment