Wednesday, 1 May 2013

NHÂN NGÀY 30-04 NGHĨ GÌ VỀ BỨC CÔNG HÀM PVĐ 1958 ? (Lê Quốc Trinh)




10:20:am 01/05/13

A – Lời mở đầu
Bài viết này không có chủ ý biện hộ hay kết án cố thủ tướng Phạm Văn Đồng về sự kiện “bức công hàm 14/09/1958 liên quan đến HS-TS”, và cũng không muốn bàn tán thêm về chủ đề chủ quyền VN trên hai quần đảo này vì đã có quá nhiều luật gia và học giả khắp nơi ra sức tranh luận từ hơn 5 năm qua trong các trang mạng Internet.
Bài viết xin phép được trình bày một cách nhìn khác trung thực và sâu xa hơn về vấn đề Biển Đông nói riêng và lịch sử cận đại VN nói chung, trong đó Đảng Cộng Sản Việt Nam nam giữ một vai trò chủ chốt vô cùng quan trọng.

B- Dẫn chứng lịch sử VN xung quanh bức công hàm PVĐ 1958
Những dẫn chứng lịch sử xung quanh sự kiện HS-TS không có nhiều, thật ra chỉ có hai văn kiện chính thức mà mọi người có thể truy tìm trên Google một cách dễ dàng, tôi xin phép được trích dẫn ra đây hai bản văn kiện tối quan trọng, đó là:

1)- Văn kiện 1: Bức công hàm do cố thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ký ngày 14/09/1958 lên tiếng ủng hộ tuyên bố của chính phủ Trung Quốc liên quan đến giới hạn và khu vực hải phận của TQ. Văn kiện này chính ông PVĐ đích thân ký tên, mang quốc huy, quốc hiệu VCDCCH, con dấu chính phủ, và do chính tay cố ngoại trưởng VN Ưng Văn Khiêm trao tay cho người đồng nhiệm phía TQ. Sau đó công hàm PVĐ được nhật báo Nhân Dân chụp ảnh, in ấn nguyên bản và đăng công khai để người dân miền Bắc biết. Tuy nhiên không hề thấy báo Nhân Dân chụp ảnh và đăng “bản tuyên bố chủ quyền đất đai và vùng hải phận của TQ” mà công hàm PVĐ đã ghi nhận.

2)- Văn kiện 2: Bản tuyên bố chủ quyền quần đảo của TQ, giới hạn hải phận 12 hải lý (khoảng 22km) bao bọc bờ biển của đất liền (TQ), hải phận rộng 12 hải lý bao quanh các quần đảo trong vùng Biển Đông (trong đó TQ xác định HS-TS là thuộc chủ quyền của họ). Đi xa hơn nữa TQ còn xác định rõ ràng vùng hải phận xác định bởi những đường thẳng căn bản nối từ đất liền TQ đến các hòn đảo ngoài khơi (trong đó có HS-TS của VN). Bản tuyên bố này không mang quốc huy, quốc hiệu TQ, không mang chữ ký người gửi, không con dấu, không để tên người nhận và cũng không biết cơ quan truyền thông nào chịu trách nhiệm phát hành.
_____________________________

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)

Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không có sự cho phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, tất cả máy bay ngoại quốc và tàu bè quân sự không được xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời bao trên hải phận này. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
Ðài Loan và Penghu hiện còn bị cưỡng chiếm bởi Hoa Kỳ. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc
(Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện)
Chú thích: Quần đảo Tây Sa (tên tiếng Tàu Xisha) = Quần đảo Hoàng Sa = Paracel Islands
Quần đảo Nam Sa (tên tiếng Tàu Nansha) = Quần đảo Trường Sa = Spratly Islands
_____________________________

Tôi đã kiên nhẫn theo dõi suốt 6 năm qua, từ khi có cuộc biểu tình đầu tiên của người dân SaiGon tháng 11/2007 đòi hỏi chủ quyền HS-TS cho VN, đến nay rất nhiều học giả TSGS, luật gia VN hay ngoại quốc, tri thức Việt kiều hải ngoại thay phiên nhau tranh luận, chủ yếu chỉ dựa trên “bức công hàm PVĐ 1958″ để biện hộ cho ông và ra sức tranh cãi pháp lý quốc tế để giành lại chủ quyền VN trên hai quần đảo này. Tôi chưa thấy ai đề cập gì đến “bản tuyên bố chủ quyền và hải phận của TQ 04/09/1958″ và cũng không cung cấp gì thêm dẫn chứng lịch sử nào khác ngoài hai văn kiện đó. Do đó tôi có thể đặt giả thuyết rằng “bản tuyên bố TQ 04/09/1958″ có thật, tuy rằng hình thức không rõ ràng, nhưng nội dung yêu cầu thì rất ư chi tiết. Nếu chỉ bàn luận trên “bức công hàm PVĐ 1958″ mà không nhắc gì đến “bản tuyên bố TQ 1958″ thì theo tôi, quả là một thiếu sót rất lớn hoặc có thể là một mánh khoé đánh lạc hướng công luận nhằm che giấu một sự thật hệ trọng. Đó là lý do khiến tôi phải đọc đi đọc lại hai văn bản này hàng chục lần, hy vọng tìm ra manh mối dẫn dắt đến tình thế phức tạp của VN hiện nay trong vùng Biển Đông.

Sau đây là những phân tích của tôi, dựa trên nội dung và hình thức của hai bản văn kiện ngoại giao quan trọng đó.

1)- Sai lầm nghiêm trọng

Bức công hàm PVĐ 1958 đã để lộ ra nhiều sơ hở chết người, quan sát kỹ chúng ta sẽ thấy:

a)- Sơ hở về thời gian: Từ khi nhận được “bản tuyên bố chủ quyền và hải phận TQ ngày 04/09/1958″ cho đến khi PVĐ đặt bút ký “bức công hàm ngày 14/09/1958″ chỉ vỏn vẹn có mười ngày (10) ngắn ngủi, để quyết định một sự kiện lịch sử tối hệ trọng liên quan đến chủ quyền quốc gia, đến vận mệnh dân tộc VN. Nên nhớ rằng thời kỳ đó miền Bắc VN và TQ kết thân nhau như anh em, cùng chung ý thức hệ CS, cùng chung giới tuyến chống đế quốc Mỹ, thế thì tại sao chính quyền Hà Nội chỉ được có 10 ngày để bàn bạc thảo luận? Phải chăng TQ đã ra một đòn cân não, áp lực chính trị nặng nề đến mức Đảng Cộng Sản Việt Nam do ông Hồ Chí Minh cầm đầu không còn biện pháp nào khác hơn ngoài sự ngoan ngoãn cúi đầu tuân lệnh ? Phải chăng tình hình chính trị kinh tế xã hội bết bát của miền Bắc thời đó quá tồi tệ, lòng dân ly tán sau chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất tàn sát hàng trăm ngàn người dân vô tội, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm tiêu diệt trí thức, sau khi hàng triệu nguời di cư vào Nam đi tìm tự do, chính sách Hợp Tác Xã bị phá sản hoàn toàn, miền Bắc VN túng quẫn, nạn đói đe doạ trầm trọng ép buộc chính quyền Hà Nội và ĐCS VN phải cúi đầu tuân lệnh ĐCS TQ để tiếp nhận viện trợ thực phẩm và nhu yếu phẩm ? Thời gian trả lời chỉ có 10 ngày vỏn vẹn, không khác gì một kiểu “tối hậu thư” thúc ép Hà Nội phải trả lời nhanh cấp tốc. Buồn thay cho vận mệnh dân tộc VN!

b)- Sơ hở về hình thức: Tại sao chính phủ VNDCCH phải sử dụng đến hình thức ngoại giao công khai chính thức rất ư nghiêm túc chỉ để trả lời một “bản tuyên bố vu vơ, một lá thư nặc danh không tên tuổi” đáng vứt vào sọt rác ? Phải chăng đây là một mánh khoé chính trị, một cạm bẫy do ĐCS TQ giăng ra để ép buộc Hà Nội rơi vào vòng kiềm toả của họ ? Tôi nghĩ thầm đến hai giả thuyết, như sau:
- một là lãnh đạo TQ không muốn bị bẽ mặt nếu chẳng may chính quyền CS Hà Nội tỏ vẻ cứng đầu phản đối, hoặc cù cưa không trả lời;
- hai là lãnh đạo TQ sử dụng đòn ngầm cưỡng ép miền Bắc phải trả lời công khai chính thức bằng văn bản ngoại giao, để sau này họ nắm trong tay đầy đủ chứng từ trưng ra trước công luận thế giới. Giả thuyết này ngày nay đã thành hiện thực, bản thân thế hệ trẻ sau này đành phải đưa đầu chịu báng, ngư dân VN tiếp tục bị tàu TQ xua đuổi, bị phá phách, bị cướp bóc ngay trong vùng hải phận VN.

c)- Sơ hở về nội dung: Bức công hàm PVĐ 1958 không đề cập gì đến “yêu cầu chủ quyền của TQ trên hai quần đảo HS-TS”. Đúng thế, đọc kỹ công hàm vắn tắt chúng ta không thể tìm ra được câu chữ nào dính líu đến “chủ quyền TQ trên HS-TS”. Tôi thầm nghĩ ông Hồ và toàn thể BCT thời đó hãy còn trẻ, uy tín lẫy lừng ở miền Bắc sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, họ không dại dột gì lấy trách nhiệm với dân tộc về vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên họ đã bị rơi vào cạm bẫy TQ khi công khai chấp nhận chủ quyền TQ trong vùng hải phận 12 hải lý (22km). Sơ hở này nghiêm trọng hơn vấn đề HS-TS vì lẽ bức công hàm mặc nhiên cho phép TQ độc quyền tung hoành trong Biển Đông bao la:

- một: Công hàm cho phép TQ được quyền bao vây các hòn đảo thuộc chủ quyền VNCH (HS-TS, miền Nam). TQ được quyền sử dụng mọi phương tiện quân sự để đánh phá những tàu bè VN đi vào các vùng hải phận này. Ai cũng biết rằng HS-TS có rất nhiều đảo nhỏ không lớn hơn 1km vuông, rất thấp, không có nguồn lợi kinh tế gì cả. Tuy nhiên hải phận 12 hải lý (22km) bao bọc mỗi đảo nhỏ chính là một vùng đặc sản kinh tế rộng lớn (hơn 1500 km vuông/mỗi đảo), chứa hải sản, hay mỏ dầu hoả chất lượng tốt. Đó chính là lý do tại sao hàng chục ngàn ngư thuyền TQ đang tranh nhau khai thác vùng biển trời cho này. Ngược lại ngư dân VN thì lại bị đánh đuổi, thậm chí muốn vào tránh bão cũng không được.

- hai: Công hàm PVĐ 1958 đã mặc nhiên công nhận một vùng hải phận bao la (hơn 700,000 km2) ấn định bởi những đường thẳng căn bản nối liền từ bờ biển TQ đến tận các hải đảo ngoài khơi (trong đó có HS-TS). Mỗi đường thẳng căn bản này được TQ đòi hỏi có một hành lang rộng 12 hải lý (22km). Trân trọng mời quý vị độc giả quan sát bản đồ Biển Đông (đính kèm) để hiểu rõ thêm vùng hải phận bao la ấn định bởi những đường thẳng nối liền từ bờ biển TQ tới hàng chục đảo nhỏ của Trường Sa, nơi xa nhất (khoảng 1700km, chiều rộng ngắn nhất 400km, theo tỷ lệ của bản đồ). Chấp nhận vùng hải phận này do TQ yêu cầu, chính là chấp nhận thế bị bao vây, mọi con đường hàng hải từ VN đến Nhật Bản, Phi, Đài Loan hay Đại Hàn về hướng Đông đều bị ngăn cản. Đó chính là hàng rào chiến lược vĩ đại mà TQ hiện nay đang cố gắng nâng cấp lực lượng hải quân hùng hậu đứng thứ 2 thế giới, nhằm bao vây Việt Nam. Trong tương lai VN không còn đất đứng, đành phải chịu thân phận “một vùng tự trị giống như Tây Tạng”.

- ba: Đừng thắc mắc tại sao TQ ngang nhiên đem tàu chiến xâm phạm HS-TS đánh chìm tàu hải quân VNCH (miền Nam) năm 1974, đừng trách cứ Hoa Kỳ tại sao bỏ rơi miền Nam, vì nhân dân Mỹ đã quá chán ngán với chiến cuộc VN, mà hãy trách cứ tại sao ĐCS VN đã cúi đầu công nhận chủ quyền TQ trong một vùng hải phận bao la (hơn 700,000 km2) rộng hơn gấp hai lần lãnh thổ VN. Tình thế khó khăn của dân tộc VN hiện nay trong Biển Đông chính là hệ luỵ từ bức công hàm PVĐ 1958. Công pháp quốc tế có ba đầu sáu tay cũng không thể nào cãi lại với chính quyền TQ khi họ chìa “bức công hàm PVĐ 1958″ ra làm bằng chứng.

c)- Sơ hở về chiến lược: Lý do gì ĐCS VN không cho phép nhật báo Nhân Dân trích dẫn “bản tuyên bố TQ 04/09/1958″ mà công hàm PVĐ đã nhắc đến ? Đây là một thiếu sót vô cùng hệ trọng. Ngày nay có ai dám đứng ra cãi rằng “bản tuyên bố TQ” tìm thấy trên Google là giả tạo ? Có ai dám lục hồ sơ chính phủ VNDCCH năm 1958 để đem “bản tuyên bố TQ thật” ra đối chất ? Bức công hàm PVĐ 1958 đã hiện rõ bộ mặt thật của lãnh đạo ĐCS VN: đó là bản chất lừa dối, giấu diếm sự thật, lập lờ đánh lận con đen để lừa phỉnh quần chúng. Hành vi mập mờ này chứng tỏ toàn thể Bộ Chính Trị ĐCS VN bị dồn vào thế thụ động phải tuân thủ mệnh lệnh Bắc Kinh, nhưng để trốn tránh trách nhiệm họ đã nhắm mắt ngậm miệng để cho cố thủ tướng PVĐ đứng ra chịu tội, sau này búa rìu công luận sẽ nhắm vào cá nhân ông PVĐ mà quên đi rằng toàn thể lãnh đạo ĐCS VN chính là thủ phạm. Những ai từng sống dưới chế độ vô sản chuyên chính hiểu rõ nguyên tắc bất di bất dịch “Đảng lãnh đạo / Nhà Nước quản lý / Nhân Dân làm chủ”. Do đó trách cứ đổ lỗi cho ông PVĐ là sai hoàn toàn. Tôi chỉ buồn là vào thời kỳ đó, toàn bộ lãnh đạo ĐCS VN hãy còn sung sức và uy tín rất cao, và đại tướng Võ Nguyên Giáp đâu rồi, sao không thấy lên tiếng về quyết định trọng đại này ? Lòng yêu nước của những người lãnh đạo VN đã bị chủ nghĩa giáo điều CS bào mòn, trở nên khiếp nhược trước áp lực của quân xâm lược Bắc Kinh.

C- Kết luận:

Thật không dễ chút nào cho một kiều bào hải ngoại như tôi muốn tìm hiểu lịch sử cận đại VN, khi mà có quá nhiều giấu diếm, tuyên truyền dối trá nhằm che đậy sự thật do ĐCS VN cố tình gieo rắc gây hoang mang nghi kỵ. Nói theo lời anh Nguyễn Ngọc Giao (báo Diễn Đàn) rằng “ba thế hệ dân tộc VN đã bị ĐCS VN cho ăn cháo lú suốt hơn 60 năm ròng”, sách giáo khoa đã bị bóp méo nhằm mục đích đào tạo một thế hệ “nô dịch” phục vụ cho mưu đồ Hán hoá, làm hao mòn tinh thần yêu nước bất khuất của nòi giống Lạc Việt mà tiền nhân đã đổ biết bao xương máu để kiến tạo nên một đất nước oai hùng chống xâm lược không mỏi mệt.

Không thể nào nói chuyện “hoà hợp hoà giải dân tộc” khi mà chủ nghĩa giáo điều CS là kim chỉ nam cho mọi hành động, khi mà tất cả mọi danh từ nhằm vu khống cho cả triệu người dân miền Nam vô tội vẫn tiếp tục được sử dụng trên báo chí truyền thông “lề phải”, nào là: nguỵ quân, nguỵ quyền, nào là chi’nh phủ bù nhìn, nào là phản động, nào là phản quốc, Việt gian. Đến bây giờ nếu ai công tâm ngồi suy nghĩ kỹ và phân tích lịch sử nhân loại sẽ thấy ngay “kẻ phản quốc, phản động, bù nhìn, tay sai ngoại bang, nguỵ quyền” chính xác là tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Kẻ nào gieo Nhân thì phải hái Quả, kẻ nào gây Nghiệp ác thì phải lãnh nhận quả Báo, giáo pháp Nhà Phật không sai chút nào.

Bài viết này mới chỉ nhằm phân tích tìm kiếm sự thật nằm sau “bức công hàm PVVD 1958″. Những hệ luỵ do bức công hàm PVĐ 1958 gây ra cho dân tộc VN suốt nửa thế kỷ dẫn dắt đến cuộc chiến tranh tương tàn sẽ được phân tích ở bài viết sau. Một vấn đề trọng đại như bức công hàm PVĐ 1958, đưa đến chiến tranh tương tàn, dân tộc ly tán, hơn 6 triệu người dân VN bị chia lìa, mất trắng cơ nghiệp, anh chị em, gia đình phân cách trong suốt 60 năm ròng, thì ngày 30/04 không thể nào được xem như là “một chiến thắng vinh quang”, ngược lại đó chính là một dấu tích ô nhục cho tiền đồ một dân tộc.

Rất mong nhận được những phản hồi góp ý của quý vị độc giả bốn phương, trong và ngoài nước nhằm làm sáng tỏ vấn đề Biển Đông cho tương lai dân tộc Việt Nam.

Thành thật cám ơn,
30/04/2013

© Lê Quốc Trinh
© Đàn Chim Việt

-------------------------------------


Về Công Hàm do Phạm Văn Ðồng ký ngày 14/9/1958

Trương Nhân Tuấn
Gửi cho BBCVietnamese.com
Cập nhật: 13:06 GMT - thứ hai, 1 tháng 10, 2012

Duy Tân Joële Nguyễn
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Pháp
Cập nhật: 12:56 GMT - thứ sáu, 14 tháng 9, 2012


Wednesday, September 14, 2011
.
Tuesday, September 13, 2011
..
03:39:am 09/09/11
.
04:31:pm 31/07/11
.
12:00:am 01/08/11
.
01:27:pm 03/07/11
.
Đỗ Thành Công - 04:54:pm 19/07/11
.
BBC - Cập nhật: 09:14 GMT - thứ tư, 20 tháng 7, 2011
.
.
Lê Văn Cường, Kỹ sư xây dựng - 19/07/2011
.
Ðã đến lúc nói thật về Công Hàm Phạm Văn Đồng
Lê Phan - Thứ Hai - 11 Tháng 7, 2011
.
Vũ Quí Hạo Nhiên - June 28, 2011
.
Vũ Quí Hạo Nhiên - June 25, 2011
.
Hao-Nhien Vu - July 9, 2011
.
Vũ Quí Hạo Nhiên - July 14, 2011
.
Duy Ái – VOA - Thứ Sáu, 08 tháng 7 2011
.
Trương Nhân Tuấn - Đăng ngày: 11:39 24-06-2011
.
Trương Nhân Tuấn - Đăng ngày: 15:30 26-06-2011
.
.
Vũ Thị Phương Anh - Chủ nhật, ngày 26 tháng sáu năm 2011
.
China runs gauntlet in South China Seas
Jian Junbo và Wu Zhong - The Asia Times
Lê Quốc Tuấn. X-cafeVN chuyển ngữ - Thu, 06/23/2011 - 21:55

Đinh Kim Phúc - 16/06/2011




No comments:

Post a Comment

View My Stats