Thursday 9 May 2013

LỰA CHỌN NÀO CHO CHÍNH TRƯỜNG VIỆT NAM ? (Trần Kinh Nghị)




Thứ năm, ngày 09 tháng năm năm 2013

Hội nghị TW 7 chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng những gì diễn ra từ sau Đại hội Đảng lần thứ XI đang cho thấy một tình hình mới hiếm có trong chính trường đất nước, đó là sự bất đồng giữa Trung ương và Bô Chính trị xung quanh chủ đề nhân sự và chiến dịch chống tham nhũng. Điều này được thể hiện qua kết quả của Hôi nghị TW 6 và Hội nghi TW 7 cách nhau không đầy một năm. Tại Hội nghị TW 6 đã bỏ phiếu đa số tuyệt đối bác bỏ nghi quyết của Bộ Chính trị về việc "thi hành kỷ luật một ủy viên bộ Chính trị...". Và mới đây tại Hội nghị TW 7 lại bác bỏ danh sách đề cử bổ sung nhân sự của Bộ Chính trị, trong đó có nhân vật chủ chốt Nguyễn Bá Thanh-người đang giữ chức Trưởng Ban chống tham nhũng Trung ương và do đó rất cần thiết có chân trong Bộ Chính trị để phát huy đầy đủ quyền lực. Đó là những dấu hiệu cho thấy sự mâu thuẩn đến mức nào và không chỉ giữa các thế lực lãnh đạo chóp bu mà còn giữa các trào lưu tư tưởng và lợi ích trên quy mô toàn quốc.

Có thể nói, đại đa số người dân Việt Nam không tránh khỏi cảm giác thất vọng trước diễn biến tình hình nói trên.Với lòng tin sâu sắc rằng tham nhung là nguyên nhân chính ngăn cản bước tiến của đất nước và được Đại Hôi Đảng XI tái xác nhận "đang đe dọa sự tồn vong của chế độ", người dân đặt kỳ vọng vào chiến dịch chống tham nhũng do vị Tổng Bí thư (được hiểu là Đảng và Nhà nước) phát động. Đó cũng là lý do để người dân cảm thấy thất vọng về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đồng thời bất bình trước sự cố kết của các thế lực tham nhũng đang ăn tan phá hoại nền kinh tế đất nước với những hậu quả không thể chối cãi. Nhiều ý kiến quả quyết rằng "bác Tổng đi sai nước cờ" hoặc do "thiếu quyết đoán" nên đã thất bại ... Dĩ nhiên, trong khi ván cờ còn chưa đến hồi kết thúc, thì ai đó vẫn có quyền hy vọng... Nhưng đối với những người xem bên ngoài thì thắng thua coi như đã rõ. Và cảm nhận chung là một sự bi quan bao trùm.

Tuy nhiên, còn một "cách tiếp cận win-win" khác xem ra cũng rất có lý. Đó là hãy coi tình hình hiện nay như một hình thái mới xuất hiện trong chính trường Việt Nam, mà từ đây sẽ có thể dẫn đến những thay đổi theo hướng tích cực. Cơ sở cho cách tiếp cận này là dựa vào quy luật tiến hóa: Những gì đã lỗi thời sớm muộn cũng phải bị đào thải để nhường chỗ cho cái mới phát huy. Cách tiếp cận này cho rằng trong chính trường Việt Nam lâu nay mọi thứ thường diễn ra một hướng và bao giờ cũng êm đềm trong bối cảnh chẳng có đối lập cũng không có cánh tả, cánh hửu hay quân đỏ, quân đen... thì sự kiện đấu đá nội bộ vừa xảy ra giữa Ban Chấp hành TW và Bộ Chính trị đúng là một hiện tượng mới, thậm chí đáng lo ngại (đến nỗi ông Tổng Bí thư cũng phải khóc đấy thôi!). Nhưng, so với thế giới thì đó là một hiện tượng rất bình thường. Đúng ra, nên coi đó là hiện tượng lành mạnh hiếm có trong chính trường Việt Nam để lấy đó làm niềm an ủi và cảm hứng. Có người mô tả nó như cuộc đấu giữa "Phủ chúa" và "Cung vua" nghe khá hình tượng. Nhưng nếu gọi đó là cuộc đấu giữa "Nhóm lợi ích" và "Nhóm bảo thủ" thì có lẽ chính xác hơn. Thực ra hai nhóm đó chẳng nhóm nào tốt hơn nhóm nào. Nhưng vào lúc này nếu có thể lựa chọn thì người ta nên lựa chọn cái "ít xấu hơn", đó là Nhóm lợi ích. Lý do đơn giản là vi dù sao nhóm này đã "ăn đủ" rồi và hi vọng bọn họ ít nhiều đã hiểu được cái giá phải trả cho sự tham nhũng(?). Còn Nhóm bảo thủ như thường lệ quá đề cao lý thuyết chính trị là thống soái và xa rời với thực tế. Họ tưởng có thể chống tham nhũng bằng thứ vũ khí "phê và tự phê" trong khi vẫn duy trì cơ chế và luật lệ đã bị bản thân coi là "bất cập" từ lâu rồi.

Đó là nói trong trường hợp có thể chọn lựa. Nhưng e rằng không dẽ diễn ra kịch bản lựa chọn như vậy! Bởi lẽ luôn còn đó nguy cơ của sự thỏa hiệp giữa Nhóm bảo thủ và Nhóm lợi ich như nó vốn vẫn diễn ra. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng tiến thoái lưỡng nan thường thấy trong chính trường Việt Nam lâu nay./.



No comments:

Post a Comment

View My Stats