Sunday 5 May 2013

CUỘC CHIẾN LÉN LÚT LẤN CHIẾM CỦA BẮC KINH (Lê Phan)




Lê Phan
Saturday, May 04, 2013 5:35:21 PM

Tôi có một anh bạn đồng nghiệp cũ ở đài BBC. Anh ta thuộc loại mà chúng tôi gọi là đã “gone native” tức là đã trở thành dân bản xứ. Và xứ của anh là Philippines. Ðã lâu lắm tôi không gặp anh. Hôm nọ đột nhiên tôi nhận được một bức email của anh hỏi thăm có phải tôi vẫn còn ở địa chỉ email này không. Khi tôi trả lời, anh mừng rỡ.

Chúng tôi gặp nhau qua Gmail chat. Sau khi chào hỏi qua loa, anh vào ngay mục đích. Anh hỏi tôi có còn theo dõi tình hình Á Châu nữa hay không. Tôi bảo, làm sao mà không theo dõi được bởi tôi vẫn còn hành nghề. Lập tức anh viết “Bạn có biết Trung Quốc muốn gì không? Chúng tôi ở Philippines đang rất lo.” Ngạc nhiên tôi hỏi lại “Nhưng Philippines có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Hoa Kỳ cơ mà?” Anh viết “Hừ. Có ích gì đâu!” Tôi chưa kịp hỏi thêm thì anh viết tiếp “Hoa Kỳ làm gì khi chúng tôi mất bãi Scarborough.” Tôi hỏi “Mất bãi Scarborough? Nhưng các bạn đâu đã mất bãi Scarborough?” “Kể cũng như là mất rồi.”

Anh tiếp tục kể sự tức giận của Philippines khi vào lúc túng quẫn nhất, lúc Philippines không có cả lực lượng để bảo vệ cho hòn đảo nhỏ này, Phi quay sang cầu cứu Hoa Kỳ. Anh viết tiếp, “Bạn đã thấy họ làm gì rồi đó. Họ gửi cho chúng tôi một cái tàu cũ mèm, sau khi đã lấy hết các dụng cụ điện tử mặc dầu đó là loại dụng cụ cũng đã lỗi thời rồi.” Anh viết tiếp, “Ðó là lý do tại sao Noynoy (Tổng Thống Benigno Aquino) đã phải chạy sang cầu cứu Nhật Bản. Và so với người Mỹ, người Nhật tử tế hơn. Ít nhất họ cho chúng tôi mua trả góp 10 con tàu mà thực sự khả năng ngang với một khu trục hạm mặc dầu họ nói là tàu tuần duyên.”

Cả giờ đồng hồ chúng tôi chat, sau cùng anh bảo tôi tìm đọc bài trên tờ Japan Times của ông Brahma Chellaney. Anh bảo, “Hắn nói có lý.”

Cái bài anh nói là một bài góp ý của ông Brahma Chellaney, một nhà chiến lược địa lý mà cuốn sách nổi tiếng nhất là “Asian Juggernaut,” viết về Ấn Ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản, mang cái tựa đề “China’s stealth wars of acquisition” (Cuộc chiến lén lút để lấn chiếm của Trung Quốc). Là một người Ấn, ông Chellany mở đầu nói là cũng như việc Bắc Kinh chiếm lấn trên toàn vùng Hy Mã Lap Sơn thời thập niên 1950 bằng chiến thuật lén lút, và Trung Quốc nay đang tổ chức một cuộc chiến tranh “tàng hình,” không cần bắn một phát súng, mà có thể thay đổi được hiện trạng ở các biển Hoa Nam và Hoa Ðông, trên lằn ranh giới với Ấn Ðộ và trên giòng chảy của sông ngòi quốc tế.

Theo ông, Bắc Kinh vẫn tiếp tục tin theo Mưu công thiên trong Tôn Tử Binh Pháp, là không đánh mà thắng mới là sách lược tốt nhất. Ông Chellaney giải thích là sau khi từ bỏ chủ nghĩa Marxist Leninism, các lãnh tụ Trung Quốc nay đặt quốc gia chủ nghĩa là tâm điểm cho chính nghĩa chính trị của họ. Trong hoàn cảnh đó, việc Bắc Kinh đã dùng đến chiến thuật “chiến tranh lén lút tàng hình” để đạt được các mục tiêu quân sự và chính trị đang là một trong những nguồn bất ổn chiến lược chính của Á Châu. Ông nói khí cụ cho chiến tranh kiểu này rất đa dạng, từ chiến tranh kinh tế đến tạo nên một loạt các binh chủng mới núp bóng dưới các cơ quan bán quân sự từ hải giám đến ngư chính và cả đến cơ quan quản trị hải dương.

Ông chỉ ra là những cơ quan này, với sự hỗ trợ của Hải Quân Trung Quốc, đã là lực lượng tiền phương trong việc thay đổi hiện trạng để cho lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc. Và sự thành công đã càng làm cho họ hăng say theo đuổi một chiến dịch lấn chiếm đa phương. Ông đưa ra một thí dụ là sau mấy tháng đối đầu với Philippines, sau cùng Trung Quốc đã nắm kiểm soát trên thực tế ở bãi Scarborough từ năm ngoái qua việc luôn khai triển tàu quanh đó từ chối không cho kẻ địch được đến gần. Các ngư dân Phi không còn có thể vào được khu chính giữa bãi cạn, vốn là một vịnh nhỏ thiên nhiên và là nơi đánh cá truyền thống của họ. Với các con tàu của Trung Quốc tiếp tục ở đó, Philippines chỉ còn có hai lựa chọn chiến lược: chấp nhận thua Trung Quốc hay là đối diện với chiến tranh.

Trong khi Bắc Kinh tiếp tục gây hấn, Hoa Kỳ đã không làm gì giúp đồng minh mà ngược lại còn kêu gọi hai bên hãy tự chế và thận trọng. Khi Philippines cương quyết không chịu đầu hàng, gửi chiến hạm tới, Bắc Kinh quay sang dùng chiến tranh kinh tế. Họ tìm cách làm phá sản các nhà trồng chuối ở Phi cũng như kỹ nghệ du lịch qua việc cắt giảm mạnh nhập cảng chuối và đưa ra khuyến cáo cho người Hoa đừng đi du lịch đến Philippines nữa. Mà đây là một bãi cạn nằm trong khu “đặc quyền kinh tế của Philippines” trong khi cách Trung Quốc 800km.

Cuộc chiến tranh “du kích” này của Trung Quốc cũng được áp dụng đối với quần đảo Sensaku mà Nhật Bản đã cai trị từ nhiều thập niên nay. Sau khi thành công trong việc đưa ra vấn đề chủ quyền trên năm hòn đảo đã nằm trong tay của một quốc gia khác, Bắc Kinh bắt đầu một cuộc chiến tiêu hao đối với Nhật. Qua việc luôn gửi tàu tuần đến vùng biển quanh các hòn đảo này từ mùa thu năm ngoái, và vi phạm không phận, Bắc Kinh bất kể nguy cơ là những vụ như vậy có thể vượt quyền kiểm soát của họ.

Cuộc chiến lén lút này với Nhật Bản cũng đã kèm theo chiến tranh kinh tế qua tẩy chay hàng Nhật Bản dẫn đến sụt giảm xuất cảng của Nhật Bản sang Trung Quốc. Mà quả thật vậy, sau nhiều năm liên tiếp, năm 2012 là năm Hoa Kỳ trở lại là quốc gia mà Nhật xuất cảng nhiều nhất, thay thế Trung Quốc.

Dĩ nhiên chiến thuật “stealth” này cũng được áp dụng khi một cuộc tấn công có thể không tạo nên sự chú ý như trường hợp Bắc Kinh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 chẳng hạn. Họ biết rằng lúc đó và ngay cả bây giờ nữa, Hoa Kỳ sẽ không muốn có một cuộc chiến với Trung Quốc qua một hòn đảo nhỏ trong Biển Ðông.

Nhưng theo ông Chellaney, mảnh đất mà Trung Quốc muốn nhất không phải ở biển Hoa Nam hay Hoa Ðông. Nó cũng không phải là Ðài Loan. Mảnh đất đó nằm ở Ấn Ðộ, ở cái vùng gọi là bang Arunachal Pradesh của Ấn, ba lần lớn hơn Ðài Loan. Vùng đất này, tuy ông Chellaney không nói ra, nhưng nhiều chiến lược gia khác đã chỉ ra, là một vùng với nhiều tiềm năng dầu khí, và nó cũng nằm trong khu vực mà Bắc Kinh coi là thuộc Tây Tạng. Họ chẳng đã gọi vùng này là Ðông Tạng đó sao.

Và cũng như hồi năm 2007, số các vụ lấn chiếm vào bên trong lãnh thổ Ấn ngày càng tăng vào năm ngoái. Với vùng biên giới trên dãy Hy Mã Lạp Sơn khó canh phòng, Trung Quốc liên tiếp lấn tới, một là để chọc tức Ấn Ðộ mà hai nữa là để đẩy biên giới về phía Nam.

Mới tuần rồi, một trung đội Trung Quốc đã đột nhập vào sâu khoảng từ 10 đến 19km vào một đêm hôm tháng 4, và thản nhiên dựng trại ở đó. Vụ đột nhập này đang có nguy cơ hâm nóng biên giới vì Ấn Ðộ đã vội đưa quân tới đối đầu. Nhưng giữ đúng nguyên tắc, ở Bắc Kinh, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thản nhiên chối, nói là không làm gì có chuyện xâm phạm lãnh thổ của Ấn cả.

Là một người đã nghiên cứu nhiều về vai trò của nước trong các vấn đề chính trị, kinh tế và chiến tranh, ông Chellaney cho chiến lược ma quỷ nhất của Trung Quốc là về nước. Mục đích của Trung Quốc là qua hệ thống đập trên các vùng thượng nguồn của những con sông chính chảy xuống phía Nam, Trung Quốc đã ngấm ngầm tạo ra, cũng như khi lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải, một tình trạng “fait accompli,” chuyện đã rồi, khiến không ai làm gì được. Một khi hệ thống đập nước trên các con sông xuyên quốc đã hoàn tất, lúc đó Bắc Kinh có thể kiểm soát nguồn nước ở Hạ lưu.

Ông Chellaney dầu sao cũng là người ngoài nhưng đối với Ðông Nam Á, hành động trắng trợn nhất nhưng cũng quỷ quyệt nhất của Trung Quốc là loan báo đường lưỡi bò lấn chiếm gần hết 3.5 triệu cây số vuông của Biển Ðông, một trong những hải lộ bận rộn nhất của thế giới và là con đường huyết mạch nối Ấn Ðộ Dương với Thái Bình Dương. Nhật Bản và Ấn Ðộ có thể đủ khả năng quân sự để đối phó với cuộc chiến lén lút của Bắc Kinh nhưng những quốc gia Ðông Nam Á như Philippines thì chẳng có thể làm gì hơn ngoài việc đưa ra kiện ở tòa án quốc tế, một việc không khác gì kiện củ khoai vì Bắc Kinh, khi ký kết Công ước Biển đã chọn không nhận quyền tài phán của Ủy ban Công ước Biển rồi.

Chả trách mà anh bạn Philippines gốc Anh của tôi bực tức.

-----------------------------------------------------------------------

The Japan Times Online
Apr 29, 2013

NEW DELHI – In the way China made land grabs across the Himalayas in the 1950s by launching furtive encroachments, it is now waging stealth wars — without firing a single shot — to change the status quo in the South and East China seas, on the line of control with India, and on international-river flows.

Although China has risen from a poor state to a global economic powerhouse, the key elements in its statecraft and strategic doctrine have not changed.

Since the Mao Zedong era, China has adhered to ancient theorist Sun Tzu’s advice: “The ability to subdue the enemy without any battle is the ultimate reflection of the most supreme strategy.”

This approach involves taking an adversary by surprise by exploiting its weaknesses and seizing an opportunistic timing, as well as camouflaging offense as defense. As Sun Tzu said, “All warfare is based on deception.” Only when a war by stealth cannot achieve the sought objectives should an overt war be unleashed.

China did stage overt military interventions even when it was poor and internally troubled. A Pentagon report has cited Chinese military preemption in 1950, 1962, 1969 and 1979 as examples of offense as defense. There was also China’s seizure of the Paracel Islands in 1974, the Johnson Reef in 1988, the Mischief Reef in 1995, and the Scarborough Shoal last year.

However, for a generation after Deng Xiaoping consolidated power, China actively promoted good-neighborly ties with other Asian states so as to concentrate on rapid economic growth. This strategy allowed Beijing to accumulate considerable economic and strategic heft while permitting its neighbors to spur their own economic growth by plugging into China’s dramatic economic rise.

The good-neighborly approach began changing from the past decade as the Chinese leadership started believing China’s moment in the sun had finally come.

One of the first signs was China’s 2006 revival of its long-dormant claim to the large northeastern Indian state of Arunachal Pradesh. Other evidence of a shift to a muscle-flexing approach followed, with China picking territorial fights with multiple neighbors and broadening its “core interests.” And last year, China formally staked a claim under the United Nations Convention on the Law of the Sea to more than 80 percent of the South China Sea.

From employing its trade muscle to inflict commercial pain on a rival to exploiting its monopoly on the global production of a vital resource like rare-earth minerals, China has staked out a more muscular role, heightening Asian and wider concerns. In fact, the more openly China has embraced market capitalism, the more indigenized its political ideology has become. The country’s elites — by turning their back on Marxist dogma, imported from the West — have put Chinese nationalism at the center of their political legitimacy. As a result, China’s new assertiveness has become more and more linked with national renewal.

Against this background, China’s increasing resort to stealth war to accomplish political and military objectives is turning into a principle source of strategic instability in Asia. The instruments employed are diverse, ranging from waging economic warfare to creating a new class of stealth warriors under the aegis of paramilitary agencies, such as the Maritime Safety Administration, the Fisheries Law Enforcement Command, and the State Oceanic Administration.

These agencies, with the support of the Chinese navy, have been in the vanguard to change the status quo in China’s favor in the South and East China seas. China has already scored some successes, encouraging it to pursue multidirectional assertiveness against more than one neighbor at the same time.

For example, after a months-long standoff with the Philippines, China took effective control of the Scarborough Shoal since last year by deploying ships around it and denying its adversary any access. Philippine fishermen can no longer enter a lagoon that served as their traditional fishing preserve.
With the Chinese ships staying put, the Philippines has been faced with a strategic Hobson’s choice: accept the new Chinese-dictated reality or risk open war.

Even as China has effectively changed the status quo on the ground, the U.S. has done little to come to the aid of its ally, the Philippines. The U.S. kept urging restraint and caution on both sides after a Philippine warship squared off with Chinese vessels near the shoal a year ago, prompting China to embark on economic warfare.

Beijing sought to bankrupt many banana growers in the Philippines and hammer the tourism industry there by curbing banana imports and issuing an advisory against travel to that country. The shoal lies more than 800 kilometers from the Chinese mainland but is well within the Philippines’ “exclusive economic zone,” as defined under the Law of the Sea Convention.

In China’s stealth war to contest the decades-old Japanese control over the Senkaku Islands, Beijing has already succeeded in its opening gambit — to make the international community recognize the existence of a dispute. In that sense, the new war of attrition China has launched against Japan over the Senkakus has helped shake the status quo.

By sending patrol ships frequently to the waters around the islands since last fall — and by violating the airspace over them — Beijing has ignored the risk that an incident could spiral out of control, with dire consequences. Indeed, it engaged in a recklessly provocative act early this year when a Chinese vessel locked its weapon-targeting radar on a Japanese ship — an action equivalent to a sniper locking the little red dot of his laser sight onto the forehead of a chosen target.

The stealth war against Japan has also spawned economic warfare, with an informal Chinese boycott of Japanese goods leading to a fall in Japan’s exports to China and a decline in sales of Japanese products made in China.

What has been the U.S. response to all this? It has urged both its ally Japan and economic-partner China to tone down their political crisis over the uninhabited islands. Defense Secretary Leon E. Panetta told reporters while traveling to Japan in September 2012 that “I am concerned that when these countries engage in provocations of one kind or another over these various islands that it raises the possibility that a misjudgment on one side or the other could result in violence and could result in conflict.”

China, in addition to seeking hegemony over the South China Sea and much of the East China Sea, has stepped up strategic pressure on India on multiple flanks, including by ratcheting up territorial disputes. Unlike Japan, the Philippines and some other Asian states that are separated from China by an ocean, India shares with that country the world’s longest contested land border. It is, therefore, more vulnerable to direct Chinese military pressure.

The largest real estate China seeks is not in the South or East China seas; it is not even Taiwan. It is in India — Arunachal Pradesh, which is three times as large as Taiwan and twice bigger than Switzerland. The tensions over China’s territorial disputes with India arise for the same reason as in the South and East China seas — moves to disturb the status quo.

Although the Indian government chooses to underplay Chinese actions so as not to provoke greater aggressiveness, its figures reveal that — in keeping with a pattern witnessed since 2007 — the number of stealthy Chinese forays into Indian territory again increased last year. With the Himalayan frontier vast and inhospitable and thus difficult to effectively patrol in full, Chinese troops repeatedly attempt to sneak in, both to needle India and to possibly push the line of control southward.

In the latest case, a platoon of Chinese troops quietly intruded 10 kilometers across the line of control into disputed land in the Ladakh sector of Kashmir on the night of April, setting up a camp. The intrusion has triggered a dangerous military faceoff with India rushing troops to that area.

As in the case of the territorial and maritime disputes, China is seeking to disturb the status quo on international-river flows to its neighbors. Just as it has furtively encroached on disputed land in the past to present a fait accompli, China is seeking to re-engineer cross-border river flows by starting dam projects almost by stealth.

China values controlling transboundary water flows to gain greater economic and political leverage over neighboring countries. Power, control and leverage are central elements in Chinese statecraft. Once its planned dam cascades on transnational rivers are completed, it will acquire implicit leverage over neighbors’ behavior.

In this light, China’s increasingly fractious relations with its neighbors and the U.S. — characterized by a security deficit and a norms deficit — are set to face new challenges. Persuading China to accept the status quo has become pivotal to Asian peace and stability.

Brahma Chellaney, a geostrategist, is the author of “Asian Juggernaut” (HarperCollins) and “Water, Peace, and War” (Rowman & Littlefield).









No comments:

Post a Comment

View My Stats