Được đăng ngày Thứ sáu, 10 Tháng 5 2013 14:51
Hiện
tượng lãnh đạo ba nước cộng sản Châu Á (Trung Quốc, Việt Nam và Bắc Triều Tiên)
chuẩn bị và củng cố vai trò lãnh đạo cho con cháu, gọi là "thái tử
đảng" (princelings), bất chấp sự bất mãn hay nghèo khó chung của xã hội
đã trở thành phổ biến và công khai.
Tại
Việt Nam, người Việt trong và ngoài nước không còn xa lạ gì với hiện tượng con
cháu những vị công thần đánh Pháp chống Mỹ được cất nhấc lên nắm những chức vụ
lãnh đạo cao cấp nhất nước. Nhưng lần này sự xuất hiện một cách công khai và
thách đố con cháu của những cấp lãnh đạo mang tiếng tham nhũng và bất tài vào
những chức vị béo bở và đầy quyền lực nhất nước chất vấn lương tâm mọi người
Việt Nam. Ngoài lợi thế xuất thân gia đình, những cấp lãnh đạo trẻ này
nói chung đều được học hành, đào tạo có bài bản, hoặc từ trong nước
hoặc được đưa đi du học nước ngoài. Những "con cháu các cụ" (CCCC)
này có gì xứng đáng hơn họ để nắm những địa vị lãnh đạo đất nước ?
Cuộc
chơi này không sòng phẳng, chính quyền cộng sản đang gian lận với tương lai.
Hiện nay hàng triệu thanh niên khác, cũng tốt nghiệp từ những trong đại học
danh tiếng trong nước, có trình độ học thứccao, được đào tạo có bài
bản, nhiều người còn đi du học tại các trường nổi tiếng thế giới,
nhiều người khác tỏ ra năng động, nắm bắt được cơ hội nhưng vì không
phải là CCCC nên không có may mắn đó. Họ tiếp tục sống trong lầm than, xoay sở
vặt để được tồn tại, nếu không thì vay tiền để được đi lao động nước ngoài.
Tình trạng này không thể tiếp tục, giới trẻ trong nước không phải là đàn cừu,
ngoan thì cho ăn, không ngoan thì bị đánh đập, bắt bỏ tù.
Gia
đình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Theo
công bố mới nhất từ Ngân hàng cổ phần Bản Việt (Vietcapital Bank) với số vốn
142 triệu USD, bà Nguyễn Thanh Phượng tạm dừng chức vụ chủ tịch để chuyển sang
chế độ nghỉ thai sản từ ngày 03/05/2013. Bà Nguyễn Thanh Phượng là con gái của
đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sinh năm 1980, bà Nguyễn Thanh Phượng tốt
nghiệp cử nhân ngành tài chính-ngân hàng Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) ; bà
đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) chuyên ngành quản trị tài chính Đại
học Quốc tế tại Geneva (International University in Geneva), Thụy Sĩ. Bà Nguyễn
Thanh Phượng được bổ nhiệm chức chủ tịch Ngân hàng Bản Việt (trước kia là Ngân
hàng thương mại cổ phần Gia Định, hay còn được gọi là Gia Định Bank)
từ ngày 1/2/2012, trước đó bà được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị tháng
11/2011 sau khi nắm giữ gần như toàn bộ cổ phần của tổ hợp Bản Việt. Mặc dù rời
ghế chủ tịch, bà Phượng vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức danh thành viên Hội đồng
quản trị Bản Việt nhiệm kỳ 2010-2014. Trước đó, bà Phượng từng là chủ tịch Hội
đồng quản trị công ty Vietnam Holding Asset Management, một quỹ đầu tư niêm yết
trên thị trường chứng khoán London với số vốn khoảng 40 triệu USD, có khả năng
vận động vốn nóng lên đến 100 triệu USD từ các nhà đầu tư ngoại quốc nhờ uy tín
và quan hệ với thủ tướng chính phủ. Hiện nay bà Phượng còn là chủ tịch của ba
công ty thuộc tổ hợp Bản Việt (Vietcapital) khác : Chứng khoán Bản Việt và Quản
lý quỹ đầu tư Bản Việt và Công ty bất động sản Bản Việt. Nói tóm lại, tuy còn
rất trẻ (33 tuổi) và không tham gia bộ máy nhà nước, bà Nguyễn Thanh Phượng
là một trong những nhân vật quyền lực nhất nước hiện nay.
Chồng
bà Nguyễn Thanh Phượng là ông Henry Nguyen (Nguyễn Bảo Hoàng), một người Mỹ gốc
Việt, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt. Hiện
nay ông Nguyễn Bảo Hoàng là tổng giám đốc của Quỹ đầu tư IDG Ventures
(International Data Group) tại Việt Nam (5.000 nhân viên trong 50 tỉnh thành),
chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công
nghệ kể từ năm 2004.
Bà
Phượng có hai anh em đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính
quyền. Anh trai, ông Nguyễn Thanh Nghị, 36 tuổi, có bằng tiến sĩ ở Mỹ,
được bầu làm ủy viên Trung ương đảng dự khuyết và được bổ nhiệm làm
thứ trưởng Bộ xây dựng vào cuối năm 2012. Em út của bà, ông Nguyễn
Minh Triết, 24 tuổi, thạc sỹ với đề tài Kỹ thuật động cơ siêu thanh,
hiện làm cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản và là giám đốc Trung tâm Hỗ trợ
và Phát triển Sinh viên Việt Nam.
Những
hạt giống đỏ thuộc những dòng họ khác
Người
tạm thay thế bà Phượng trong vai trò chủ tịch Ngân hàng Bản Việt là ông Lê Anh Tài, thành viên Hội đồng
quản trị Ngân hàng Bản Việt. Sinh năm 1972, ông Lê Anh Tài đã hoàn tất chương
trình thạc sĩ quản trị kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế TP/HCM năm 2000 và
một số chứng chỉ đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tài chính, kế toán, ngân hàng.
Từ sau ngày đó, ông Tài đã không ngừng được đưa lên các chức vị cao cấp nhất
thuộc lãnh vực ngân hàng trong một thời gian ngắn không thua gì bà Phượng, như
giám đốc kinh doanh, phó tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị kiêm
tổng giám đốc các Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (Ngân hàng Tân Việt), Ngân hàng
Á Châu, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân
hàng Nam Á, Ngân hàng Kiên Long và Ngân hàng Bản Việt. Ông Lê Anh Tài là con
cháu tập đoàn Lê Duẩn, Lê Kiên Thành, Lê Kiên Trung và Lê Hãn, Lê Thị Diệu
Muội.
Ngày
14/04/2012, cô Tô Linh Hương, 25
tuổi, được bầu làm chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
Vinaconex - PVC (PVV) trong nhiệm kỳ bốn năm 2012-2016. PVV là công ty liên
kết giữa hai Tổng Công ty nhà nước là Vinaconex và PVC, chuyên xây dựng các
công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, san lấp mặt bằng, xử lý
nền móng công trình, đầu tư, kinh doanh bất động sản... Doanh thu năm 2012 của
PVV ước tính 950 tỷ đồng. Công ty có gần 2.000 cán bộ công nhân viên,
lương trung bình được nói vào khoảng tám triệu đồng/tháng. Cô Tô Linh
Hương, sinh năm 1988, là con gái ông Tô Huy Rứa, trưởng ban tổ chức trung
ương đảng cộng sản, ủy viên bộ chính trị. Tốt nghiệp cử nhân ngành Quan
hệ Quốc tế tại Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền, cô Linh Hương tiếp tục tham
gia tích cực công tác Đoàn Thanh niên cộng sản, bàn đạp để tiến xa hơn vào
những chức vụ lớn trong các cơ quan chính quyền. Tháng 7/2012, cô Tô Linh Hương
rút lui, ông Trương Quốc Dũng, cũng là một người rất trẻ (sinh năm
1988) lên thay.
Ông Trương Quốc Dũng thuộc Tập đoàn họ
Trương ở Quảng Bình, cùng với Trương Gia Bình, 57 tuổi (sinh năm 1956), một
trong những người giàu nhất nước Việt Nam, là chủ tịch hội đồng quản trị Đại học FPT,
chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, chủ tịch Hội đồng các
nhà doanh nghiệp Trẻ Việt Nam (1998-2005).
Ngày
26/03/2013, con trai cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An (2001-2006), ông Nguyễn Sỹ Hiệp được bổ nhiệm giữ
chức trợ lý thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi bổ nhiệm vị trí này, ông
Nguyễn Sỹ Hiệp giữ chức thư ký thủ tướng chính phủ kiêm vụ trưởng Vụ thư ký
biên tập Văn phóng chính phủ. Sự bổ nhiệm này để tranh thủ sự ủng hộ của phe
cựu chủ tịch quốc hội đồng thời vô hiệu hóa phe chống tệ nạn tham nhũng và vây
cánh của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Một
số người khác có thề̉ kể đến là
ông Nguyễn Xuân Anh, 35 tuổi (sinh năm 1976), là con trai lớn của ông
Nguyễn Văn Chi, cựu ủy viên bộ chính trị khóa X, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Anh từng có thời gian du
học ở Canada, sau khi về nước, ông công tác tại ban quốc tế của báo
Thanh Niên. Năm 2006, ông chuyển công tác, nhanh chóng được trao các chức
vụ quan trọng như phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư thuộc Sở Kế hoạch -
Đầu tư Đà Nẵng, sau đó là phó chủ tịch, phó bí thư rồi bí thư Quận ủy Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Vào tháng 10/2010 ông Nguyễn Xuân Anh được bầu
vào Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng. Tháng 01/2011, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu
chọn làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội
Đảng XI và cùng với một người đồng niên khác, ông Nguyễn Thanh Nghị, con ông Nguyễn Tấn Dũng, là hai ủy viên
trẻ nhất từ trước tới nay. Ngày 20/06/2011, ông Nguyễn Xuân Anh được Hội
đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng bầu giữ chức phó chủ tịch thành phố, đây là
bước dọn đường cho ông lên chức chủ tịch trong tương lai. Với tư cách là
ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ủy viên Ban Thường vụ Thành
ủy, bí thư Quận ủy Liên Chiểu, ông Nguyễn Xuân Anh được nêu tên đứng đầu
trong danh sách bốn phó chủ tịch Đà Nẵng. Nói tóm lại, Nguyễn Xuân Anh
là một nhân vật đang lên trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Một
nhân vật đang lên khác, ông Lê Trương
Hải Hiếu, 32 tuổi (sinh năm 1981), là con trai đầu của ông Lê Thanh Hải,
bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) và bà Trương Thị Hiền, hiệu
trưởng Trường Cán bộ TP HCM, em gái cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ
Hoa.Ông Lê Trương Hải Hiếu là người được đào tạo theo chương trình đào
tạo 300 tiến sĩ, thạc sĩ của Thành ủy. Từ 2005 đến 2007, ông được thành phố cử
đi học cao học ngành Quản trị kinh doanh ở Hoa Kỳ, ông còn có bằng cử nhân
luật và cao cấp lý luận chính trị. Gia nhập đảng cộng sản năm 2004, ông Lê
Trương Hải Hiếu được bầu là quận ủy viên, bí thư Đảng ủy phường Bến Thành,
quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2010 tới nay, trước đó ông là
Bí thư Đoàn Quận 1. Phường Bến Thành có 5.000 hộ với 18.000 dân, được
cho là một trong các phường trọng điểm, nằm ở trung tâm Sài Gòn.
Con
trai đầu của ông Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban Nội chính, là Nguyễn Bá Cảnh, 30 tuổi (sinh năm
1983), vừa được bầu làm bí thư Thành đoàn Đà Nẵng hồi tháng 02/2013.
Con
trai cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông
Nông Quốc Tuấn, 50 tuổi (sinh năm 1963) là ủy viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng
Cộng sản Việt Nam khóa XI, phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và là đại
biểu Quốc hội khóa
XII. Những chức vụ này không do tài năng mà do thân phụ ông thương
lượng với những đồng nhiệm để được sự ủng hộ của cộng đồng người Tày.
Đặc điểm chung của những thái tử đảng
này là tất cả đều phải trải qua giai đoạn đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản để
tiến thân theo đúng quy luật, mặc dù không ai trong những thái tử đảng này tin
vào chủ nghĩa cộng sản.
Đoàn Thanh niên Cộng sản là tổ chức thanh niên của Đảng Cộng Sản
Việt Nam có khoảng sáu triệu đoàn viên. Đoàn là tổ chức hậu bị của
Đảng, nơi con cháu các cấp lãnh đạo đương thời được huấn luyện để thay thế
cha anh trong tương lai. Năm 2012, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản được thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng ký nghị định đặc biệt trợ cấp 200 triệu USD "để thực hiện
kế hoạch phát triển".
Trong
quân đội có ông Nguyễn Chí Vịnh, 56
tuổi (sinh năm 1957), con út của đại tướng Nguyễn Chí Thanh cũng là con đỡ đầu
của đại tướng Lê Đức Anh, chính thức nhảy ra cầm đầu Tổng Cục 2 với cấp hàm đại
tá rồi thiếu tướng, hiện là trung tướng, thứ trưởng bộ quốc phòng, một nhân vật
đang lên trong quân đội và đảng cộng sản Việt Nam.
Ngoài
ra phải kể thêm những người ở lứa tuổi cao hơn (khoảng trên dưới 60) như ông Lê Nam Thắng, con trai ông Lê Đức
Thọ, nắm Bộ Bưu chính viễn thông ; ông
Lê Mạnh Hà, con trai đại tướng Lê Đức Anh, nắm Sở Bưu chính viễn thông
thành phố Sài Gòn ; ông Trương Gia Bình,
con rể (cũ - đã ly dị vợ) tướng Võ Nguyên Giáp, làm tổng giám đốc công ty FPT ;
Ngô Hoàng Hải, con rể Nông Đức Mạnh,
là trưởng phòng tư vấn PMU18 (trung gian đấu thầu bằng "phong bì" các
dự án xây dựng hay hiện đại hóa với viện trợ ODP), v.v.
Những
liệt kê trên chỉ là một phần nổi nhỏ của tảng băng gia đình trị trong Đảng Cộng
Sản Việt Nam.
Tập
doàn Nguyễn Tấn Dũng
Trong thư ngỏ ngày 17/08/2012, ông Nguyễn Thứ Lữ, bí danh
Hồng-Hà, cựu chính trị viên Trung Đoàn Tây-Bắc, 50 tuổi Đảng, viết "kể từ
ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm chính quyền đến nay cộng lại là 65 năm, chưa có
vị thủ tướng nào có đầy quyền uy như Nguyễn Tấn Dũng, người đã tóm thâu tất cả
các công ty quốc doanh về một mối, đặt dưới quyền kiểm soát của thủ tướng".
Ông Hồng Hà cho biết mồ hôi nước mắt và
tiền bạc của nhân dân Việt Nam đã và đang chảy vào túi tham của "Tập đoàn
Nguyễn Tấn Dũng".
Theo
ông Hồng Hà, hiện nay Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang nắm giữ và điều khiển 20
doanh nghiệp quốc doanh quan trọng cốt lõi, do quân đội, công an và đảng ủy cai
quản, gồm :
1-Tập
đoàn Dệt May,
2-
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam,
3-Tập
đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam,
4-Tập
đoàn Công nghiệp Than (Khoáng sản Việt Nam),
5-Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam,
6-Tập
đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam,
7-Tổng
công ty Xăng Dầu Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Xăng Dầu Quốc gia Việt Nam),
8-
Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam,
9-Tổng
công ty Giấy Việt Nam,
10-Tổng
công ty Thuốc lá Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thuốc lá Việt Nam),
11-Tổng
công ty Sông Đà,
12-Tổng
công ty Thép Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Thép Việt Nam),
13-Tổng
công ty Hàng Không Việt Nam,
14-Tổng
công ty Công nghiệp Xi-măng Việt Nam,
15-Tổng
công ty Lương thực miền Bắc (đang kế hoạch sát nhập Tổng công ty Lương thực
miền Nam làm một),
16-Tổng
công ty Lương thực miền Nam,
17-Tổng
công ty Cà phê Việt Nam,
18-Tổng
công ty Đường Sắt Việt Nam,
19-Tổng
công ty Hàng hải Việt Nam (đổi thành Tập đoàn Hàng Hải Việt Nam-Vinashin),
20-Tập
đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel.
Nói
tóm lại, tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng đang tóm thâu toàn bộ tài lực và sức mạnh
kinh tế của đất nước vào trong tay.
Không ai biết rõ
tổng số tài sản của Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng là bao nhiêu, nhưng chắc chắn
không dưới 100 tỷ USD.
Đó là chưa kể tài sản của những cá nhân và tập đoàn nhỏ hơn, từ quân đội đến
công an và tư sản đỏ, hợp tác với Tập đoàn Nguyễn Tấn Dũng. Chỉ nhìn những cơ
ngơi của gia đình ông Nguyễn Tấn Dũng và nhân sự lãnh đạo của tập đoàn này trên
khắp nước thì rõ. Những cơ ngơi và tài sản này do những cộng sự thân tín của họ
cung cấp, đó là chưa kể những trương mục kín trong những ngân hàng nằm trong
những thiên đường thuế khóa.
Cũng
nên biết, dưới quyền của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã xảy ra nhiều vụ thất
thoát tiền lớn nhất nước từ trước đến nay, như vụ Vinashin làm thất thoát số
tiền kếch sù lên đến hơn 4 tỷ USD và vụ Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp thất
thoát một số tiền lớn lên đến 3 tỷ USD. Thật ra những số tiền thất thoát từ
những đại công ty này được phân tán thành những món tiền nhỏ đổ vào các công ty
manh mún và chia đều cho đàn em. Tất cả những người trong cuộc, ai cũng được
chia phần đồng đều; điều này cho thấy uy tín và ảnh hưởng của đương kim thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng rất lớn trong nội bộ đảng, quân đội và công an. Theo dự trù, nếu không gặp bất
ngờ ngoài kế hoạch, năm 2016 ông Nguyễn Tấn Dũng có thể trở thành chủ tịch nước
kiêm tổng bí thư đảng và chủ tịch quân ủy trung ương, nghĩa là người có quyền
lực cao nhất nước.
Còn
lại gì cho những người khác?
Chẳng
còn gì, và nếu có chỉ là những mảnh vụn để mua chuộc sự trung thành hay sự im
lặng, cam chịu để hy vọng tiến thân. Những tập đoàn quốc doanh lớn hiện nay đều
do con cháu những chức sắc cao cấp nhất trong chính quyền và quân đội nắm giữ.
Muốn có một chỗ làm trong những công ty do những thành phần CCCC nắm giữ, người
đi xin phải biết đưa "phong bì" đúng chỗ, nếu sai thì mất cả chì lẫn
chài. Những ai dám ngẩng cao đầu đòi quyền sống hay phản kháng đều bị đánh gục.
Quan
sát kỹ, người ta có cảm tưởng chính quyền cộng sản đang áp dụng đúng theo câu
phong dao : "con vua thì được
làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa", bất chấp tài năng, trình
độ học vấn hay đạo đức. Nếu cha hoặc mẹ giữ những chức vụ cao trong chính quyền
thì con cháu được đưa lên nắm giữ những chức vụ cao trong chính quyền như cha
hoặc mẹ. Nếu cha hoặc mẹ nắm những chức vụ cao trong quân đội thì con cháu khi
vào quân đội cũng được đưa lên giữ những chức vụ cao trong quân đội y như vậy.
Một
nhận xét khác là những thành viên "thái tử đảng" này không tha thiết
gì đến chủ nghĩa cộng sản hay mác-xít. Phần lớn đều tốt nghiệp các ngành quản
trị, tài chánh và truyền thông, một số được tu nghiệp và trở về từ các quốc gia
tư bản lớn, do đó có trình độ khá về kỹ thuật kinh doanh cơ bản. Do không có
truyền thống sinh hoạt dân chủ, những chủ nhân trẻ này hành xử với đồng loại
như giới tư bản rừng rú thời sơ khai, nghĩa là bất chấp quyền con người và khoe
khoang sự giàu sang một cách thách đố trước sự nghèo khó chung của xã hội.
Hiện
nay, gần như tất cả những quyền lợi quốc gia đều nằm trong tay Tập đoàn Nguyễn Tấn
Dũng. Sức mạnh về quyền lực và tài chánh của ông Nguyễn Tấn Dũng không dễ gì bị
suy yếu một cách dễ dàng, cho dù có bị công kích từ đủ mọi phía. Con đường
thăng tiến của ông vào chức vị chủ tịch nước kiêm tổng bí thư đảng và quân ủy
trung ương vào năm 2016 gần như chắc chắn. Để duy trì quyền lực của mình, ông
Nguyễn Tấn Dũng đã thành công trong việc chuẩn bị thế hệ "thái tử
đảng" để kế tục.
Những
người đang tranh đấu cho dân chủ, đang xuống đường đòi quyền con người và chống
bất công xã hội hãy sáng mắt ! Nếu không ai dám làm gì để thay đổi thì không hy
vọng gì có chỗ đứng, tất cả chỉ là con sãi ở chùa quét lá đa.
No comments:
Post a Comment