Ngày 23 tháng 5 năm 2013
Tại
sao là Nick mà không phải một gương mặt Việt Nam?.
Cát-xê của Nick không hề nhỏ.
Anh cũng yêu cầu chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người.
Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên Facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè.
Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh.
Cát-xê của Nick không hề nhỏ.
Anh cũng yêu cầu chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người.
Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên Facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè.
Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh.
Ấy
thế mà, tôi vẫn không thể nào ngăn được tiếng thở dài...
Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu.
Những người như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.
Hoàn cảnh của họ, tài năng và nghị lực của họ có lẽ không thua Nick là bao, ấy thế mà họ vẫn đang miệt mài đâu đó để tìm mọi cách sống qua ngày, nỗ lực để cống hiến cho xã hội nhưng không được mấy ai quan tâm.
Trong khi đó, những doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam, nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn (những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa).
32 tỷ đồng, một con số khổng lồ trong thời điểm hiện tại, khi mà các Doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế và người dân cũng đang ngập chìm trong khó khăn.
Có thể nói với một chiến dịch được cho là thành công về mặt truyền thông như Công ty Hoa Sen đang làm với Nick Vujicic, đó không hẳn là một sự lãng phí.
Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu.
Những người như Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Hiệp sĩ Công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, Vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.
Hoàn cảnh của họ, tài năng và nghị lực của họ có lẽ không thua Nick là bao, ấy thế mà họ vẫn đang miệt mài đâu đó để tìm mọi cách sống qua ngày, nỗ lực để cống hiến cho xã hội nhưng không được mấy ai quan tâm.
Trong khi đó, những doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam, nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn (những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa).
32 tỷ đồng, một con số khổng lồ trong thời điểm hiện tại, khi mà các Doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế và người dân cũng đang ngập chìm trong khó khăn.
Có thể nói với một chiến dịch được cho là thành công về mặt truyền thông như Công ty Hoa Sen đang làm với Nick Vujicic, đó không hẳn là một sự lãng phí.
Tuy
nhiên, tôi cứ nghĩ nếu Công ty Hoa Sen chịu bỏ ra phân nửa số tiền đó thôi, để
giúp đỡ những gương mặt khuyết tật tài năng vươn lên... thì họ vẫn có thể tạo được
một chiến dịch PR vừa thành công cả về mặt truyền thông lẫn ý nghĩa xã hội.
Bởi những người khuyết tật Việt Nam cần những sự giúp đỡ thiết thực hơn là những "cú hích" về tinh thần mà Nick đã mang tới.
Một anh bạn người nước ngoài của tôi tự hỏi, không biết tại sao truyền thông Việt Nam lại "điên cuồng" với Nick Vujicic như vậy.
Bởi những người khuyết tật Việt Nam cần những sự giúp đỡ thiết thực hơn là những "cú hích" về tinh thần mà Nick đã mang tới.
Một anh bạn người nước ngoài của tôi tự hỏi, không biết tại sao truyền thông Việt Nam lại "điên cuồng" với Nick Vujicic như vậy.
Điều
này thật ra không quá khó hiểu khi mà hệ thống các kênh trên truyền hình liên
tục phát TVC về Nick gần như 30 phút một lần.
Là một người làm báo, tôi chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Việt Nam lại "nhẹ dạ" đến như vậy.
Họ biết đằng sau một "Nick khuyết tật nghị lực" chính là một bệ đỡ truyền thông khủng khiếp đến từ các Công ty Phát hành sách của Mỹ.
Nói đơn giản hơn, Nick cũng chỉ là một sản phẩm truyền thông để người ta bán được sách mà thôi. "Anh ấy là một người phi thường, nhưng anh ấy cũng là một nghệ sĩ biểu diễn" - Bạn tôi nói.
Quả thật, với những gì đã thấy chiều nay tại sân bay, tôi nghĩ anh cũng có phần đúng.
Ít người biết được rằng Nick đến Việt Nam không phải do Công ty truyền thông mời, cũng không hẳn do một nhà xuất bản nọ "cầu khẩn" mà đơn giản đó chỉ là một trong các điều khoản hợp đồng mà đã ký với Nick.
Theo đó, để có thể phát hành sách của Nick tại Việt Nam, Nhà Xuất bản nọ buộc phải đảp ứng một yêu cầu là tổ chức một buổi diễn thuyết cho anh tại nước sở tại.
Là một người làm báo, tôi chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Việt Nam lại "nhẹ dạ" đến như vậy.
Họ biết đằng sau một "Nick khuyết tật nghị lực" chính là một bệ đỡ truyền thông khủng khiếp đến từ các Công ty Phát hành sách của Mỹ.
Nói đơn giản hơn, Nick cũng chỉ là một sản phẩm truyền thông để người ta bán được sách mà thôi. "Anh ấy là một người phi thường, nhưng anh ấy cũng là một nghệ sĩ biểu diễn" - Bạn tôi nói.
Quả thật, với những gì đã thấy chiều nay tại sân bay, tôi nghĩ anh cũng có phần đúng.
Ít người biết được rằng Nick đến Việt Nam không phải do Công ty truyền thông mời, cũng không hẳn do một nhà xuất bản nọ "cầu khẩn" mà đơn giản đó chỉ là một trong các điều khoản hợp đồng mà đã ký với Nick.
Theo đó, để có thể phát hành sách của Nick tại Việt Nam, Nhà Xuất bản nọ buộc phải đảp ứng một yêu cầu là tổ chức một buổi diễn thuyết cho anh tại nước sở tại.
Ngoài
những điều khoản trong hợp đồng xuất bản, hợp đồng mang Nick đến Việt Nam cũng
bao gồm nhiều yêu cầu rất khắt khe, thậm chí những yêu cầu đó chỉ đến từ các
ngôi sao... Hollywood.
Một trong những yêu cầu của Nick là: "Không có bất kỳ một cuộc gặp gỡ riêng nào với báo giới", những gì anh làm chỉ là diễn thuyết trước đám đông.
Giới thạo tin còn kể rằng một đơn vị tổ chức đã xin tài trợ vé máy bay cho Nick từ một Hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam nhưng anh không chịu, yêu cầu của Nick là phải một Hãng có uy tín ở Việt Nam.
Anh cũng yêu cầu các chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người của mình.
Một trong những yêu cầu của Nick là: "Không có bất kỳ một cuộc gặp gỡ riêng nào với báo giới", những gì anh làm chỉ là diễn thuyết trước đám đông.
Giới thạo tin còn kể rằng một đơn vị tổ chức đã xin tài trợ vé máy bay cho Nick từ một Hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam nhưng anh không chịu, yêu cầu của Nick là phải một Hãng có uy tín ở Việt Nam.
Anh cũng yêu cầu các chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người của mình.
Anh
cần có người nếm trước đồ ăn (có lẽ vì thể trạng của anh không được tốt).
Ngoài ra, số tiền cát-xê của Nick cũng không hề nhỏ (có người nói 22.000 USD, có người nói 200.000, con số chưa thể kiểm chứng nhưng kể cả 'chỉ' 22.000 USD thì đó vẫn là một con số quá lớn).
Tại sân bay chiều nay, khi Nick vừa hạ cánh, an ninh được thắt chặt thậm chí còn hơn cả khi cặp vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Angelia Jolie và Brad Pitt tới Việt Nam.
Tới mức, một cuộc cãi vã lớn đã xảy ra giữa Giám đốc Nhà Xuất bản và Tổ An ninh tại cửa VIP sân bay nội địa (Nick được sắp xếp ra cửa nội địa dù bay quốc tế) vì Tổ An ninh đã không cho vị Giám đốc này vào trong dù ông này lớn tiếng tuyên bố: "Tôi là Trưởng ban Tổ chức đây!".
Cánh báo chí bị buộc phải đứng ngoài xa cách cửa gần 150m và không thể tác nghiệp vì xe đón Nick đã đậu sát cửa, kính đen ngòm và dĩ nhiên Nick không có lấy một lời chào dành cho người hâm mộ thông qua báo giới.
Tối nay, những gì Nick chia sẻ thật ra không có gì mới, đó là điều mà bất kỳ một người khuyết tật nào (thậm chí cả người thường) cũng sẽ từng mắc phải.
Còn nghị lực sống ư, hãy hỏi những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (người dịch sách của Nick), "Cô bé xương thuỷ tinh" Phương Anh... xem họ có nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống không?.
Ngoài ra, số tiền cát-xê của Nick cũng không hề nhỏ (có người nói 22.000 USD, có người nói 200.000, con số chưa thể kiểm chứng nhưng kể cả 'chỉ' 22.000 USD thì đó vẫn là một con số quá lớn).
Tại sân bay chiều nay, khi Nick vừa hạ cánh, an ninh được thắt chặt thậm chí còn hơn cả khi cặp vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Angelia Jolie và Brad Pitt tới Việt Nam.
Tới mức, một cuộc cãi vã lớn đã xảy ra giữa Giám đốc Nhà Xuất bản và Tổ An ninh tại cửa VIP sân bay nội địa (Nick được sắp xếp ra cửa nội địa dù bay quốc tế) vì Tổ An ninh đã không cho vị Giám đốc này vào trong dù ông này lớn tiếng tuyên bố: "Tôi là Trưởng ban Tổ chức đây!".
Cánh báo chí bị buộc phải đứng ngoài xa cách cửa gần 150m và không thể tác nghiệp vì xe đón Nick đã đậu sát cửa, kính đen ngòm và dĩ nhiên Nick không có lấy một lời chào dành cho người hâm mộ thông qua báo giới.
Tối nay, những gì Nick chia sẻ thật ra không có gì mới, đó là điều mà bất kỳ một người khuyết tật nào (thậm chí cả người thường) cũng sẽ từng mắc phải.
Còn nghị lực sống ư, hãy hỏi những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (người dịch sách của Nick), "Cô bé xương thuỷ tinh" Phương Anh... xem họ có nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống không?.
Hỏi
họ xem họ có xứng đáng được tôn vinh không?.
Hỏi họ xem họ có xứng đáng được quan tâm nhiều hơn không?.
Khi mà số tiền 32 tỷ đồng đó, biết đâu lại chẳng gần bằng ngân sách của "Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020" đã được phê duyệt ấy chứ.
Trước khi buổi nói chuyện "Chào Việt Nam" của Nick diễn ra, giá vé chợ đen được đẩy lên con số 1,5 - 2 triệu đồng.
Một con số không hề nhỏ đối với đa số người Việt trẻ.
Nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ 2 triệu để nghe Nick nói chuyện về nỗi khổ, về nghị lực sống... trong khi họ sẵn sàng bĩu môi và không thèm bố thí một đồng cho người ăn xin tàn tật.
Vì đâu có sự khác biệt đó?.
Câu hỏi là: Tại sao lại là Nick mà không phải là một gương mặt cụ thể nào đó của Việt Nam, như Hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng chẳng hạn?.
Với những gì mà Công Hùng làm được, nếu anh được truyền thông Mỹ "o bế" như Nick, hẳn anh cũng nổi tiếng không kém và biết đâu một đơn vị nào đó lại chẳng bỏ cả trăm nghìn USD để mời anh tới nói chuyện?.
Hỏi họ xem họ có xứng đáng được quan tâm nhiều hơn không?.
Khi mà số tiền 32 tỷ đồng đó, biết đâu lại chẳng gần bằng ngân sách của "Đề án Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020" đã được phê duyệt ấy chứ.
Trước khi buổi nói chuyện "Chào Việt Nam" của Nick diễn ra, giá vé chợ đen được đẩy lên con số 1,5 - 2 triệu đồng.
Một con số không hề nhỏ đối với đa số người Việt trẻ.
Nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ 2 triệu để nghe Nick nói chuyện về nỗi khổ, về nghị lực sống... trong khi họ sẵn sàng bĩu môi và không thèm bố thí một đồng cho người ăn xin tàn tật.
Vì đâu có sự khác biệt đó?.
Câu hỏi là: Tại sao lại là Nick mà không phải là một gương mặt cụ thể nào đó của Việt Nam, như Hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng chẳng hạn?.
Với những gì mà Công Hùng làm được, nếu anh được truyền thông Mỹ "o bế" như Nick, hẳn anh cũng nổi tiếng không kém và biết đâu một đơn vị nào đó lại chẳng bỏ cả trăm nghìn USD để mời anh tới nói chuyện?.
Sự
khác biệt lớn nhất giữa Nick và Nguyễn Công Hùng không phải là tài năng hay
nghị lực, mà đơn giản chỉ là ở sức hút truyền thông.
Chẳng ai ngu để tin rằng một Công ty bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội.
Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên Truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là "hướng tới cộng đồng khuyết tật" dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi).
Chẳng ai ngu để tin rằng một Công ty bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội.
Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên Truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là "hướng tới cộng đồng khuyết tật" dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi).
Tại
sao lại là Nick, tại vì anh ấy là... người nước ngoài.
Thật vậy, người Việt chúng ta vốn sính ngoại. Không ít lần các ngôi sao hạng B, C của nước ngoài tới Việt Nam phải ngỡ ngàng vì mình được... hâm mộ quá xá.
Các cụ ta nói cấm có sai: "Bụt chùa nhà không thiêng", là vậy..
Thật vậy, người Việt chúng ta vốn sính ngoại. Không ít lần các ngôi sao hạng B, C của nước ngoài tới Việt Nam phải ngỡ ngàng vì mình được... hâm mộ quá xá.
Các cụ ta nói cấm có sai: "Bụt chùa nhà không thiêng", là vậy..
---------------
* Hình ảnh về sự kiện Nick của PV Thuận Thắng (Tuổi trẻ TP.HCM) và một số PV Báo Điện tử khác, đã được đăng tải trên mạng xã hội FB và một số phương tiện TTĐC.
* Hình ảnh các bé khuyết tật, tật nguyền được các Thành viên trang Xóm Nhiếp ảnh ghi tại một số cơ sở Bảo trợ xã hội tại Hà Nội, TP.HCM, đã đăng tải trên trang XNA.
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không tải nhan đề nguyên bản của tác giả Phan Anh trên FB.
-------------------------------------------------------------------------------
Nguyễn QuangThạch
Thứ năm, 23 Tháng 5 2013 21:59
Những niềm tin đang bị giết?
Hiệp sĩ công nghệ thông tin Công Hùng là hình ảnh quen
thuộc trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Nỗ lực và nghị lực sống phi
thường của Công Hùng được cho là hiếm có không những trong nước và trên thế
giới. Một số người ngoại quốc hoạt động trong lĩnh vực phát triển cộng đồng và
khuyết tật đã chia sẻ với tôi rằng “mặc dầu chúng tôi đã đi hàng chục quốc gia
trên thế giới và gặp hàng trăm gương mặt vượt khó điển hình nhưng có lẽ Công
Hùng là người có nghị lực lẫn trí lực tuyệt vời ”.
Thành công trong việc cứu lấy mình trước khi trời cứu của
Công Hùng và em gái Thảo Vân là tấm gương mà tất cả chúng ta cần học tập. Đặc
biệt hơn, Trung tâm nghị lực sống và Công ty cổ phần Nghị lực sống dưới sự quản
lý và điều hành của Hùng đã đào tạo trên 700 học viên đều thiếu may mắn về hình
thể. Trên 300 học viên đã tìm được việc làm và có lương ổn định. Thế nhưng Công
Hùng đang trăn trở vì anh đang giết chết niềm tin của nhiều người.
Công Hùng đã dành cho tôi buổi trò chuyện sau buổi kết
thúc cuộc họp lập kế hoạch hoạt động năm 2011 từ nguồn hỗ trợ của Chương trình
hỗ trợ doanh nhân xã hội 2010.
Cứu mình rồi đến giúp người
Nhìn vào thành quả 8 năm mà Công Hùng đã đạt được không những cho mình mà
còn cho các bạn đồng cảnh khác ai cũng thán phục. Xin Công Hùng cho biết những
yếu tố nào đã giúp anh có được kết quả như vậy?
Tôi may mắn hơn nhiều người khuyết tật khác là đã được tiếp
cận công nghệ thông tin (CNTT) khá sớm. Khuyết thiếu về khả năng di chuyển của
tôi lại là lợi thế tạo nên sự đam mê trong thế giới rộng lớn của CNTT. Thế giới
này đã thay đổi số phận của tôi. Từ việc chỉ ngồi ngắm 4 bức tường, suốt ngày
buồn tủi, thì nay tôi đã kết nối được bè khắp nơi, có công việc ổn định. Sức
khoẻ của tôi rất yếu, may có trí lực thì luôn cải thiện và còn có 1 ngón tay để
bấm chuột, tất cả mọi sinh hoạt đều phải nhờ người khác. Nhưng chả sao cả, tôi
vẫn luôn sống lạc quan, đặc biệt, tôi là một người công giáo, tôi tin rằng Đấng
bề trên luôn che chở và tiếp thêm nghị lực cho tôi.
Xin anh cho biết các loại hình dịch vụ và hoạt động đào tạo mà nghị lực
sống đang cung cấp? Lợi nhuận thu được từ các hoạt động Công ty thì lại dành
cho việc hỗ trợ các đối tượng đồng cảnh khác vậy anh có lo rằng có một ngày nào
đó mình lại trắng tay và phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của người khác?
Chúng tôi đào tạo CNTT cho người khuyết tật, thiết kế
website, in ấn và chúng tôi vừa mở phòng vé may bay. Chúng tôi đa dạng hóa các
loại hình dịch vụ để có lợi nhuận nuôi chính mình và hỗ trợ các học viên vừa
khuyết tật vừa nghèo khổ khác.
Có những lúc tôi cũng nghĩ là mình dành hết lợi nhuận của
mình vừa nuôi bộ máy hoạt động vừa hỗ trợ những đồng cảnh sẽ không có tích lũy
cho chính mình lúc ốm đau bệnh tật. Tuy nhiên, chính tôi hiểu nhu cầu của người
khuyết tật khác hơn ai hết vì những trải nghiệm bản thân trong hành chục năm
nay đã thúc dục tôi hãy cứu người khác như Thiên Chúa đã nâng đỡ mình. Sự khó
khăn của tôi gặp là Đấng bề trên đang thử thách tôi và tôi tin rằng tôi cũng
luôn được che chở khi tôi nỗ lực hết mình. Anh là người theo Phật nên anh cứ
xem 81 khổ nạn mà thầy trò Đường tăng đã gặp. Tôi ví hành trình đời sống của
tôi giống như việc đi lấy chân kinh vậy. Khả năng sống độc lập, tự tin, trung
thực và yêu thương người đồng cảnh là những quyển kinh mà những ai muốn có nó
đều phải cần cù chăm chỉ. Sự cần cù cho tôi những sáng tạo để sinh tồn và không
bao giờ lo mình bị đói do đó sự sẵn lòng chia sẻ của tôi đối với người đồng
cảnh là chuyện rất bình thường.
Được biết Nghị lực sống đã đào tạo nghề cho trên 700 học viên và trên 300
đã có công ăn việc làm vậy thì số còn lại đang đi về đâu?
Nhu cầu lẫn ưu đãi mà xã hội trong việc sử dụng lao động
khuyết tật chưa rộng lớn nên tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp cho tất cả các học
viên không dễ dàng. Tôi luôn động viên các bạn rằng “được học để thoát khỏi cái
sự mặc cảm và tự ti về bản thân đã là may mắn hơn hàng triệu người khuyết tật
khác”.
Anh có dự định hay chiến lược nào để 100% học viên đến với Nghị Lực Sống sẽ
có việc làm?
Như đã nói ở trên tôi mong muốn tất cả các học viên đều
có công ăn việc làm nhưng nếu thực hiện điều này thì rất nhiều người khuyết tật
sẽ không được học ở Nghị lực sống bởi vì các công ty tuyển dụng ngoài việc cần
người làm được việc và có sức khỏe tốt, có thể tự đi lại, chăm sóc bản thân
được. Hiện tại 50% học viện tại Nghị lực sống phải ngồi xe lăn, đồng nghĩa tôi
phải tạo cơ hội cho họ ngay tại công ty của tôi, nhưng điều đó vẫn còn xa lắm.
Nhiều khi tôi nghĩ tôi đang giết chết niềm tin của nhiều người khuyết tật khác.
Tôi đang giết chết niềm tin của nhiều người
Anh có nói rằng chính anh đang giết chết niềm tin của nhiều người khuyết
tật. Nhìn vào kết quả Nghị lực sống đã làm được, hình như câu nói của anh hơi
quá và xin anh giải thích điều này?
Đúng vậy, mỗi lúc tôi lên tivi, báo đài là tôi lại tiếp
nhận hàng trăm cuộc điện thoại. Theo suy nghĩ của nhiều người khuyết tật và gia
đình họ, Nghị lực sống là nơi bấu víu tinh thần cuối cùng cho họ và muốn được
Nghị lực sống giúp đỡ. Do những hạn chế về nguồn lực mà có những học viên phải
chờ cả năm trời mới đến lượt được vào học; có học viên biết thông tin rồi tự bỏ
nhà tìm đến; có những cha mẹ mang con từ quê ra tìm gặp bằng được để tìm một hy
vọng. họ tâm sự “chúng ta gia đình nghèo hèn, già cả rồi, con lại bị như vậy,
không biết khi chết đi cháu sẽ sống ra sao”.
Biết vậy, họ rất kỳ vọng khi tìm đến tôi, nhưng tôi đã
phải từ chối rất nhiều người, để họ ra về trong buồn tủi. Nhiều lúc tôi thức
trắng đêm suy nghĩ cách để giúp họ nhưng với khả năng có hạn của tôi đành lực
bất tòng tâm.
Anh biết đấy, hầu như tôi không bao giờ ngủ trước 1h sáng
để cày vừa để khuyến khích các thành viên khác Công ty tăng thu nhập đáp ứng
một phần nhu cầu của những người kém may mắn khác. Tài chính luôn là áp lực đối
với chúng tôi. Riêng tiền thuê 2 căn nhà vừa làm văn phòng vừa làm nơi ở cho 25
nhân viên và học viên với giá 10.000.000/tháng đã chiếm một phần thu nhập không
nhỏ của chúng tôi.
Nỗ lực tự thân của anh đang giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước và xã hội. Việc
anh không có giấy phép hoạt động ở dạng Trung tâm thì có những nguồn lực nào
đang bị lãng phí?
Có những tổ chức đặt vấn đề hỗ trợ trung tâm về tài chính
nhưng khi hỏi về tư cách pháp nhân thì không có nên họ không có nên họ đành
chịu “vô tâm” với chúng tôi. Hiện tại, Trung tâm nhận hỗ trợ chính từ những cá
nhân đơn lẻ và chúng tôi rất khó cho những kế hoạch lâu dài. Kể từ lúc thành
lập đến nay, chúng tôi đã cố gắng rất nhiều để xin tư cách pháp nhân cho trung
tâm, đã gõ cửa các bộ nghành liên quan nhưng vẫn chưa được bởi lẽ đã là giám
đốc thì phải có bằng đại học mà tôi thì lấy đâu ra bằng đại học, cở sở hạ
tầng,….
Tôi có hỏi các cơ quan chức năng “với sản phẩm thật chúng
tôi đã tạo ra cho xã hội thì có đặc cách gì không?”. Câu trả lời vẫn luôn là
“phải đúng quy định thôi!”.
Nếu Trung tâm của tôi có tư cách pháp nhân thì không
những các tổ chức/doanh nghiệp trong nước ủng hộ mà con thu hút được nguồn lực
quốc tế dành cho các tổ chức khuyết tật.
Thôi cũng chả sao, tư do tự tại, dù sao mình cũng đã cố
gắng rồi. Các bạn tôi hay trêu đùa “lại về cái mạng lợn thôi”. Tự mình xưng
vương tại lãnh địa của mình, cũng chả ai gây khó mình mà.
Xin anh chia sẻ mong muốn trong năm 2011?
Mong muốn thì nhiều, nhưng nói ra rồi cũng để làm gì?
Tôi giờ chỉ có kế hoạch thôi, phát triển kinhdoanh và
tiếp tục hỗ trợ người khuyết tật theo khả năng.
Xin cám anh Hùng đã chia sẻ nhưng thông tin hữu ích.
Thay lời kết
Từ hôm gặp anh Hùng, tôi nghĩ rằng xã hội của chúng ta
đang lãng phí rất nhiều nguồn lực nhưng thứ nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự
tiến bộ xã hội “nguồn lực nhân ái” lại bị lãng phí vì do thiếu những cơ chế
khuyến khích thì thật đáng suy ngẫm. Khi “nguồn lực nhân ái” bị lãng phí
thì yếu tố khuyến khích sự chia sẻ của cộng đồng trong xã hội bị xem nhẹ, niềm
tin của nhóm người yếu thế vào xã hội sẽ suy giảm. Các nhân tố tác động gây
băng hoại đạo đức xã hội sẽ phát triển lúc đó các nhà quản lý xã hội sẽ mất rất
nhiều công sức để giải quyết. Bởi vậy, bên cạnh những ưu đãi cho người nghèo
bằng luật, cần lắm các cơ chế ưu tiên hỗ trợ cho những người khuyết tật để
chính họ có công ăn việc làm và nhận chia sẻ từ xã hội nhằm giám bớt gánh nặng
cho ngân sách nhà nước và làm tăng hình ảnh quốc gia trong ngắn và dài hạn.
[*] Bài đã đăng từ năm 2011, nay đăng lại nhân Nick
Vujicic sang diễn thuyết tại Việt nam.
Bản tác giả gửi VHNA
No comments:
Post a Comment