Đoàn Vương
Thanh
14-5-2013
Tôi nay đã đứng ở ngưỡng cửa tuổi 80, đã từng “đi” khắp
nước, đã từng “nếm” mùi bom đạn trong chiến tranh và đã từng “lăn” vào thực tế
cuộc sống của nhân dân để làm cái anh “phóng viên quèn”. Bây giờ già rồi, lẽ ra
còn khỏe thì ngồi mà rung đùi để con cháu nó nuôi, mà nó không nuôi thì với số
lương hưu ít ỏi (còn hơn người lao động) cũng sống tàm tạm, chưa đến nỗi nào.
Nhưng vì cái “máu nghề” nên vẫn có nhiều đam mê, nhất là đam mê “thế sự, thơ
phú, văn chương”.
Trong cả các bài diễn văn khai mạc và bế mạc hội nghị BCH
trung ương Đảng lần thứ 7 vừa qua , sau đó lại là phát biểu của TBT tại cuộc
tiếp xúc cử tri trước kỳ họp tới của Quốc hội, ông Nguyễn Phú Trọng vẫn một mực
“kiên trì” “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa !”
Mấy hôm nay, theo dõi trên truyền hình Nhà nước cũng như một số trang mạng quen thân, được nghe toàn văn Thông báo của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, nghe toàn văn bài diễn văn khai mạc và bế mạc của Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đọc một số bài viết trên mạng của các nhà trí thức, các cây viết tầm cỡ, tôi cứ ngỡ người ra không hiểu hết các vấn đề lý luận và thực tiễn nó lớn quá, rất khó hiểu cho thật đúng. Một số bạn hưu quanh tôi tụ tập đến nhà tôi bàn tán và nhiều người cũng “không hiểu” như tôi, có người bảo là “có khi tôi hiểu sai”, nhưng chẳng một ai giải thích căn kẽ cho tôi hiểu đúng !
Mấy hôm nay, theo dõi trên truyền hình Nhà nước cũng như một số trang mạng quen thân, được nghe toàn văn Thông báo của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy, nghe toàn văn bài diễn văn khai mạc và bế mạc của Ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đọc một số bài viết trên mạng của các nhà trí thức, các cây viết tầm cỡ, tôi cứ ngỡ người ra không hiểu hết các vấn đề lý luận và thực tiễn nó lớn quá, rất khó hiểu cho thật đúng. Một số bạn hưu quanh tôi tụ tập đến nhà tôi bàn tán và nhiều người cũng “không hiểu” như tôi, có người bảo là “có khi tôi hiểu sai”, nhưng chẳng một ai giải thích căn kẽ cho tôi hiểu đúng !
Chỉ có vấn đề xây dựng Hiến pháp mới, trong hiến pháp mới
có việc xây dựng hệ thống chính quyền nước ta, và trong phẩn một của hội nghị
trung ương 7, cụ TBT cũng đặt vấn đề “củng cố và tăng cường” hệ thống chính
trị, tức là hệ thống Đảng và chính quyền từ trung ương đến địa phương. Đối
tượng ngồi nghe ở Hội trường họp trung ương bào gồm mấy trăm vị Ủy viên trung ương
và khách mời tầm cỡ, Cụ TBT vẫn thấy cần giải thích “hệ thống chính trị của
nước ta là gì”, sau đó cụ giải thích (và giảng giải) luôn.
Tất cả những điều ấy, cái óc già nua này khó tiếp thu
quá, và hiểu thế nào cho đúng đây ?
Nhà nước của ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Xin được tách mệnh đề này làm hai để trình bầy “cái chưa hiểu” của tôi: Nhà nước pháp quyền, tôi tạm hiểu là Nhà nước cai
trị, hoặc nói một cách khác là quản lý, điều hành và chăm lo phát triển mọi mặt
của nhân dân, đất nước, xây dựng một nền dân chủ thật sự “do dân, của dân và vì
dân”.( Cái khẩu hiệu này đã có từ khi tôi còn được cắp sách đến trường, nay làm
người dân cao tuổi được nghe lại thật thú vị. Nhưng nghe thì nghe những thực tế
có khi lại không phải như thế. Chắc là nói một đằng làm một nẻo thôi.) Do dân, tức là hệ thống chính quyền của Nhà nước
ta do dân bầu ra, thay mặt cho dân làm cán bộ các tổ chức các cấp, lo cho dân
từ miếng cơm manh áo đến học hành, nhà cửa xe cộ, thuốc chữa bệnh…
Cuộc sông nhiều năm nay diễn ra trong đó có cá nhân tôi
được hòa mình vào cộng đồng. Tôi thấy rõ một điều, đó là câu khẩu hiệu bao hàm
một sự dối trá ghế gớm.
Vâng, trước khi được làm nhiệm vụ cử tri đi bầu cơ quan
chính quyền, nghĩa là bầu người cụ thể vào chính quyền các cấp, bắt đầu là bầu
Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân họp phiên thứ nhất bầu ra UBND. UBND họp
bầu ra Chủ tịch và các phó chủ tịch, các ủy viên, theo tiêu chuẩn ghi bằng văn
bản đã định sắn từ “trên” đưa về. “Trên là ai ? Trên là Huyện ủy, HĐND huyện’
Những người dự kiến đưa vào HĐND xã, phường, thị trấn đều do “Mặt trận” giới
thiệu. Nhưng Mặt trận là ai? nhiều khi chính là ông đảng ủy viên phụ trách Mặt
trận, chứ không phải ý kiến của toàn Ủy ban Mặt trận. Ông đảng ủy này có toàn
quyền thêm bớt số lượng ứng cử viên, ai là ứng cử viên tự do, tức là người tự
ứng cử thì gạt luôn từ vòng đầu cho đỡ “rách việc”.
Tóm lại, từ HĐND xã, Đảng cũng đã thực hiện “Đảng cử” để
“dân bầu”. Nhiều năm trước đây, người của Đảng còn can thiệp đến tận tổ bầu cử,
đến các cuộc họp dân chuẩn bị bầu, nên bầu cho ai, và “gạch” ai. Tóm lại, chỉ
đạo rất chặt chẽ, cuối cùng toàn là người của Đảng, thậm chí là người nhà của
tổ chức đảng. Đến khi bầu UBND cũng vậy. Ở huyện tôi, khi cần đưa “ông em đồng
hao” của Bí thư Tỉnh ủy vào HĐND huyện, người ta không cần chờ đến kỳ họp gần
nhất của HĐND huyện bầu bổ sung, mà có
ngay Nghị quyết của cuộc họp HĐND bất thường cấp huyện đưa ông em ấy lên chức Phó Chủ tịch UBND huyện. Tại sao lại có nghị quyết cuộc họp bất thường HĐND trong thời bình ? Đảng chỉ đạo như thế mà, vì Đảng luôn là người lãnh đạo “toàn diện và tuyệt đối”.
Có nhiều cuộc bầu bán từ cơ sở thôn, xã, người dân nhất
định không chịu bầu cho “đảng viên được cấp uỷ, Mặt trận giới thiệu” mà lại tín
nhiệm bầu cho một cán bộ ngoài đảng. Vó dụ ở thôn LX. đảng vận động mãi không
được, dân vẫn tín nhiệm bầu một cán bộ ngoài đảng làm Trưởng thôn mấy khóa
liền. Kết quả mọi mặt ở thôn này tiến bộ nhanh và vững chắc !
Đó là theo phương châm cũng như khẩu hiệu “do dân”. Do
dân thì đạt quá mức “dân chủ” rồi còn gì. Một khóa HĐND xã, huyện, tỉnh là 5
năm, mỗi năm hai lần họp, tổ chức khá trịnh trọng và bài bản nhưng cả khóa
không hề thấy vị đại biểu của dân ấy gặp dân, để dân trình bầy nguyện vọng. Họp
cử tri, toàn là cử tri được chọn sẵn, dân góp ý thì được ghi chép đầy đủ nhưng
chỉ là để tập hợp báo cáo trước kỳ họp thôi, chứ trong thực tế cuộc sống, đâu
vẫn đóng đấy, nhất là những vấn đề lớn, nhạy cảm như quản lý sử dụng đất đai,
học hành của con em , việc xây dựng các công trình phúc lợi… Một tổ chức có vẻ dân
chủ ấy hoạt động công thức và cứng nhắc, không đại diện cho ai cả, nhưng vẫn
tồn tại nhiều năm. Hỏi rằng chính quyền Nhà nước ta do dân ở chỗ nào ?
Khi Nhà nước gọi là các tổ chức dân cử, thay mặt cho dân,
thực ra là đảng cử và áp đặt thay mặt dân như ở ta nhiều năm qua, thì Đảng bảo
đấy là Nhà nước của dân. Dân biết vậy chứ cãi làm sao được. Thực chất, nhiều
năm qua, các tổ chức Nhà nước ta từ trung ương đến địa phương, có nhiều vị chức
quyền tham nhũng, thoái hóa, hành dân là chính, nhưng người dân “thấp cổ bé
họng” không dám lên tiếng. Nếu có lên tiếng, thậm chí tổ cáo, đi kiện nhiều vấn
đè bức xúc hàng chục năm không ai giải quyết. Thế mà lúc nào cũng nói Nhà nước
pháp quyền “xã hội chủ nghĩa” của chúng ta là do dân, của dân, còn vì dân phục
vụ thì hiếm quá.
Ông “Nhà nước ở cơ sở, ông Nhà nước các cấp, ông Nhà nước
ở Trung ương càng ngày càng xa dân, ngại gần dân vì “sợ dân”. Nhà nước pháp
quyền của dân mà như Ông Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao báo cáo tại quốc hội
có đến hàng chục nghìn vụ xử án oan, xử sai thậm chí có nhiều vụ xử rồi mà bản
thân Tòa chưa hiểu theo luật nào. Ôi, tòa án là công cụ của chính quyền, người
cầm cân nảy mực giữ yên lòng dân mà thế thì Nhà nước ta sao lại của dân được ?
Gần đây, trên phạm vi cả nước, ở nhiều tỉnh, trong Nam
ngoài Bắc xảy ra nhiều vụ án oan, nhất là về quản lý sử dụng đất đai, về chức
quyền, về sự lộng hành của cán bộ chính quyền đã gây nên những đối nghịch giữa
chính quyền Nhà nước với nhân dân. Những kẻ này không hiểu nhân dân là người
“nuôi Nhà nước ta” hằng ngày, không có dân thì Nhà nước sống với ai ?
Còn cái gọi là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì
cái vế “xã hội chủ nghĩa” chỉ là một câu chữ trong nhiều loại văn bản của Đảng,
Nhà nước và trên tiêu đề danh xưng của Nhà nước mà thôi. Xin Cụ Trọng, Tiến sĩ
lý luận Mac-Lê cho biết ở Việt Nam ta đã có “xã hội chủ nghĩa chưa? Và “xã hội
chủ nghĩa” ở Việt Nam bao hàm những vấn đề gì về chính trị, kinh tế xã hội, văn
hóa giáo dục ?
Tôi già rồi không còn điều kiện đi đây đi đó, nhưng qua
phương tiện truyền thông, tôi được hiểu tạm như sau: “chế độ xã hội chủ nghĩa”
gồm nhiều nội hàm, trong đó có nguyên tắc về tổ chức chính trị, về các mô hình
kinh tế, về xây dựng chính quyền dân chủ, về quản lý xã hội và về đời sống nhân
dân và cả về an ninh quốc phòng nữa. Song ở nước ta, nhiều năm trở lại đây, về
chính trị thì vẫn nền “dân chủ” có được đã rất cũ, xưa như quả đất thực chất là
phi là dân chủ, nhiều mặt còn phản dân chủ, trái với bản chất dân chủ phổ quát trên
thế giới. Thực chất là không có một nền dân chủ thật sự. Về các mô hình kinh tế
hết thảy đều phá sản, thậm chí còn làm hại đến kiệt quệ các nguồn tài nguyên,
tài chính quốc gia, hình thành tư bản đỏ, phân hóa sâu sắc giầu nghèo, chênh
lệch tiền lương, chênh lệch thu nhập rất lớn, đúng là “kẻ ăn không hết người
lần không ra” còn khổ hơn cả thời còn thực dân phong kiến cai trị.
Phải chăng, già rồi nên tôi hiểu sai sự “kiên trì Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” mà ông TBT rêu rao không biết chán miệng. Chắc
là chỉ tại cái chế độ Đảng “lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối” Nhà nước và xã
hội, nên đất nước mới như vậy đấy thôi. Đất nước bây giờ là như thế, phải không
các vị ?
Tác giả gửi quechoa.vn
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
No comments:
Post a Comment