Friday, 3 May 2013

30 THÁNG TƯ & THẾ HỆ NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT TRẺ Ở HOA KỲ (Los Angeles Times)




Trường Giang (nguồn LAT)
Cập nhật: 30/04/2013 19:03

Nina Trần, 25 tuổi, một sinh viên của Đại Học Orange Coast College ở Costa Mesa, cho biết ý kiến của mình: “Việt Nam ngày nay căn bản là một xã hội bị tẩy não”.

Cali Today News – Đã 34 năm rồi, kể từ ngày Sài Gòn thất thủ về tay Bắc Việt, người Việt hải ngoại vẫn chưa nguôi ngoai ngày này, và ngày càng có khuynh hướng tổ chức ngày Quốc Hận một cách trang trọng hơn, ở khắp nơi có người Việt cư ngụ.

Tại San Jose, thành phố có đông người Việt cư ngụ, đã có rất nhiều hoạt động tưởng niệm 30 tháng 4, và ngày càng có nhiều bạn trẻ tham dự và tìm hiểu.

Nhiều báo Mỹ cũng viết về 30 tháng 4. Trong tuần rồi, chúng tôi đã lược dịch một bài viết trên tờ New York Times. Hôm nay, chúng tôi lược dịch một bài viết trên tờ Los Angeles Times. Còn vài bài khác trên các tờ báo lớn khác như USA Today.

Tựu trung, 30 tháng 4 năm nay được nhìn là “bên thắng cuộc” trở nên không có hướng đi, bế tắt, và bị dân chúng giận dữ. Còn bên thua cuộc thì vẫn cho rằng mới thua một trận đánh nhưng vẫn còn đó một trận chiến. Dưới đây là một tóm lược từ bài báo trên tờ LA Times.

Đối với nhiều thanh niên thiếu nữ gốc Việt đang sống xa quê hương, 30 Tháng Tư chỉ có hai cách để nhớ: qua hình ảnh, phim, video, những câu chuyện kể hay một sự im lặng tuyệt đối của bậc cha mẹ.

Giới trẻ ở nam Cali, trong một văn phòng ở Garden Grove, dán mắt vào những tấm ảnh trực thăng di tản hay những con tàu đen đủi quái dị đầy người để cố hiểu thế nào là “30 Tháng Tư Đen”.

Trần Giao là một trong số này. Anh kể: “Tôi đến Mỹ khi mới 10 tháng tuổi. Khi tôi hỏi cha mình về cuộc đào thoát của gia đình vào ngày đó, ông nói ‘Thôi, đó đã là quá khứ, chúng ta đừng nói về chuyện đó nữa”.

Hay như Lý Phong, 30 tuổi, phụ tá của Dân biểu liên bang Alan Lowenthal ở Long Beach, cho biết: “Khi tôi kể cho lũ em nghe, tụi nó tròn mắt ‘anh cứ giỡn hoài, thiệt không, mình mà thiếu thốn cái gì đâu?’.”

Đối với giới trẻ hải ngoại, thậm chí họ không có ý niệm “về những người Việt không vượt biên như họ và còn ở lại VN”. Billy Lê, 26 tuổi, ngơ ngác: “Chúng tôi còn trẻ, chúng tôi sống với Facebook, nhưng tại sao VN lại ngăn chận Facebook?”

Nina Trần, 25 tuổi, một sinh viên của Đại Học Orange Coast College ở Costa Mesa, cho biết ý kiến của mình: “Việt Nam ngày nay căn bản là một xã hội bị tẩy não”.

Chính vì thế, đây lại là một lý do nữa khiến ngày nay càng có thêm những người gốc Việt trẻ khao khát tìm lại nguồn gốc dân tộc. Có vẻ họ bắt đầu hiểu được “nỗi đau Tháng Tư Đen” của cha mẹ họ ở hải ngoại.

Trường Giang (nguồn LAT)


»
»
»
»
»
»
»
»



No comments:

Post a Comment

View My Stats