Tuesday, 28 February 2017

ÔNG TRUMP "KHOE" MANG LẠI GẦN 3.000 TỶ USD CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (Dân Trí)




Thứ Tư, 01/03/2017 - 09:00

Tổng thống Mỹ Donald Trump sáng nay 1/3 theo giờ Việt Nam có bài phát biểu đầu tiên trước phiên họp chung của Quốc hội. Trong bài phát biểu, ông đã nhắc lại thành tựu kinh tế mà ông đem lại cho nước Mỹ kể từ khi đắc cử, trong đó có việc giúp vốn hóa thị trường chứng khoán tăng gần 3.000 tỷ USD.

VIDEO :
President Trump Addresses the Joint Session of Congress

Hối thúc Quốc hội bãi bỏ Obamacare
"Tối nay, tôi cũng kêu gọi Quốc hội này bãi bỏ và thay thế Obamacare", ông Trump nói khi đề cập đến chính sách về chăm sóc y tế từ thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. Phát biểu này của ông ngay lập tức đón nhận những trang vỗ tay của các nghị sĩ Cộng hòa có mặt tại Quốc hội, trong khi các nghị sĩ Dân chủ tỏ ra không tán thành.
Tuy nhiên, ông Trump không nêu chi tiết về đạo luật mà chính quyền của ông muốn dùng để thay thế cho Obamacare.

Kêu gọi đoàn kết đảng Dân chủ và Cộng hòa
Tổng thống Trump đã kêu gọi các nghị sĩ đảng Cộng hòa và Dân chủ đoàn kết lại để cùng thực hiện các cải cách về vấn đề nhập cư. "Tôi tin rằng cải cách tích cực và thiết thực về nhập cư là hoàn toàn có thể miễn là chúng ta tập trung vào các mục tiêu sau: Cải thiện việc làm, lương cho người lao động Mỹ, củng cố an ninh quốc gia và khôi phục thượng tôn pháp luật. Nếu có sự chỉ dẫn của người dân Mỹ, tôi tin rằng đảng Dân chủ và Cộng hòa có thể phối hợp với nhau để đạt được điều đó", ông Trump nói.

Về chính sách nhập cư và an ninh quốc gia
Ông Trump một lần nữa nhấn mạnh đến việc cần thiết phải kiểm soát chặt biên giới để kiểm soát vấn đề người nhập cư. Ông nói: "Thông qua việc thực thi các luật về nhập cư, chúng ta sẽ giúp tăng lương cho người lao động, tạo điều kiện cho những người thất nghiệp, tiết kiệm hàng tỷ USD, và khiến cộng đồng của chúng ta an toàn hơn cho tất cả mọi người. Chúng ta muốn tất cả người Mỹ đều thành công, nhưng điều đó là không thể trong một môi trường vô luật pháp. Chúng ta phải khôi phục tính toàn vẹn và các đạo luật đối với biên giới của chúng ta. Vì lý do đó, chúng ta sẽ sớm xây dựng một bức tường dọc biên giới phía nam".

Nêu thành tựu kinh tế sau 1 tháng nhậm chức
Nội dung đầu tiên được ông Trump đề cập đến là những thành tựu kinh tế mà nước Mỹ đã gặt hái được sau 1 tháng nhậm chức của ông. "Kể từ khi tôi đắc cử, Ford, Fiat-Chrysler, General Motors, Sprint, Softbank, Lockheed, Intel, Walmart, và nhiều hãng khác đã tuyên bố rằng họ sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Mỹ và tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới cho nước Mỹ. Thị trường chứng khoán đã tăng gần 3.000 tỷ USD kể từ sau cuộc bầu cử ngày 8/11, một kỷ lục. Chúng ta đã tiết kiệm cho người đóng thuế hàng trăm triệu USD nhờ giảm chi phí chế tạo chiến đấu cơ F-35, và tiết kiệm hàng tỷ USD cho các hợp đồng của chính phủ", ông Trump nói.

Gửi gắm thông điệp của đoàn kết và sức mạnh
Mở đầu bài phát biểu, ông Trump nói: "Tôi có mặt ở đây tối nay để gửi gắm thông điệp của sự đoàn kết, sức mạnh, đó là thông điệp mà tôi muốn truyền đạt từ tận đáy lòng mình".
Trước đó, bên trong trụ sở Quốc hội các quan chức đã có mặt, trong đó có Phó Tổng thống Mike Pence, Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan. Đệ nhất phu nhân Melania Trump cũng đến trụ sở Quốc hội, theo sau là các quan chức trong nội các của Tổng thống Trump.

Ông Trump sẽ phát biểu gì?
Giới quan sát cho rằng, trong bài phát biểu hôm nay, ông Trump có thể tổng kết lại những việc đã làm trong tháng đầu nhậm chức. Ông cũng có thể đề cập đến các chính sách như miễn, giảm thuế hay nới lỏng chính sách nhập cư sau khi bị chỉ trích bởi sắc lệnh di trú gây tranh cãi hồi cuối tháng 1.
Một phần nội dung bài phát biểu do Nhà Trắng cung cấp cho biết, ông Trump sẽ nói: "Đội ngũ cố vấn kinh tế của tôi đang soạn cải cách thuế mang tính lịch sử, theo đó sẽ giảm thuế với các doanh nghiệp Mỹ để họ có thể cạnh tranh ở bất cứ đâu, với bất cứ ai. Ngoài ra, chúng tôi sẽ có các biện pháp miễn thuế cho tầng lớp trung lưu".

Không phải thông điệp liên bang
Theo truyền thống, một tổng thống Mỹ phải tại nhiệm một năm trước khi đọc thông điệp liên bang đầu tiên. Trong khi đó, tính đến nay ông Trump mới chỉ nhậm chức được hơn một tháng.
Trong một thông điệp liên bang, tổng thống Mỹ thường tổng kết những vấn đề quốc gia trong năm trước và bao quát tình hình hiện nay. Đây cũng là cơ hội để người đứng đầu đất nước thông báo về những chính sách nổi bật của chính phủ cần sự thông qua quốc hội và những ưu tiên hàng đầu của quốc gia.
Hiến pháp quy định tổng thống thường thông báo cho quốc hội về nội dung của thông điệp liên bang. Nhiều khả năng trong bài phát biểu tối nay trước Quốc hội, ông Trump sẽ tiếp tục đề cập đến những mục tiêu mà ông đề ra cho chính phủ.
Cựu Tổng thống George Washington là người đầu tiên có bài phát biểu trong một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ tại New York vào năm 1790. Đây được biết đến là “thông điệp hàng năm của tổng thống tại Quốc hội”. Từ năm 1947, bài phát biểu này được chính thức gọi là “thông điệp liên bang”.

Minh Phương - Nhật Minh
Tổng hợp
Video: Nhà Trắng




NHẬT HOÀNG CÔNG DU VIỆT NAM (RFI)




Thu Hằng – RFI
Đăng ngày 28-02-2017

Nhật hoàng và hoàng hậu đã rời Tokyo ngày 28/02/2017 bắt đầu chuyến công du Việt Nam. Trong chuyến thăm đầu tiên này, người đứng đầu hoàng gia sẽ gặp gỡ các gia đình cựu chiến binh Nhật và thúc đẩy hàn gắn vết thương chiến tranh, khi quân đội Thiên Hoàng chiếm đóng Việt Nam trong thời kỳ đệ nhị thế chiến.

Tại sân bay Haneada ở Tokyo, Nhật hoàng Akihito, hiện 83 tuổi, phát biểu với báo chí : « Chúng tôi hy vọng chuyến công du này sẽ giúp hai nước hiểu nhau hơn và góp phần vào sự phát triển tình hữu nghị song phương ».
Hãng tin AFP, trích thông cáo của Hoàng Gia, cho biết Nhật hoàng cùng hoàng hậu Michiko thăm Hà Nội và Huế.
Thứ Năm 02/03, Nhật hoàng sẽ gặp gỡ một số thành viên gia đình của khoảng 700 quân nhân Nhật ở lại Việt Nam sau cuộc chiến. Rất nhiều người trong số họ đã ủng hộ Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (Việt Minh) của Hồ Chí Minh trong cuộc chiến giành độc lập từ tay thực dân Pháp.
Chính quyền Nhật lúc đó đã ra lệnh cho quân nhân trở về nước sau thất bại của Pháp năm 1954, nhưng những người đầu tiên không được phép hồi hương cùng với vợ con người Việt.

Sau chuyến công du Việt Nam, Nhật hoàng sẽ đi Bangkok ngày 05/03 để chia buồn với người dân Thái và hoàng tộc của quốc vương quá cố Bhumibol.
Trong những năm gần đây, Nhật hoàng và hoàng hậu đã nhiều lần đến tưởng niệm tại các khu vực xảy ra chiến tranh ở Thái Bình Dương. Triều đại « Heisei » có lẽ sắp kết thúc vì Nhật hoàng Akihito, vì lý do sức khỏe, muốn truyền ngôi lại cho người con trưởng, thái tử Naruhito.

-------------------

BBC  -  28 tháng 2 2017

Dân Trí  -  ngày 01/03/2017





"GÂY SỰ" VỚI PARIS, TỔNG THỐNG MỸ BỊ PHẢN ĐÒN (RFI)




Đăng ngày 28-02-2017 S

« Paris không còn là Paris nữa » : Trích lời « một ông bạn » tên Jim, một cái tên khá phổ biến tại Mỹ, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 24/02/2017 đã lại quay sang công kích Pháp, Thụy Điển và châu Âu nói chung về chính sách nhập cư bị ông cho là quá lỏng lẻo, mở cửa cho khủng bố vào hoành hành, khiến cho du khách chạy mất.

Đề tài những vụ khủng bố gần đây tại Pháp vẫn thường được ông Trump sử dụng để biện minh cho chính sách thắt chặt nhập cư mà ông chủ trương, nhưng lần này tổng thống Mỹ lại nói dông dài khác thường về Paris, thủ đô nước Pháp.
Tại hội nghị thường niên của giới bảo thủ Mỹ CPAC (Conservative Political Action Conference) gần Washington, khi nói về tầm quan trọng của an ninh biên giới Mỹ, ông Trump đã không ngần ngại nêu bật Pháp và châu Âu thành những ví dụ phản diện, chỉ trích cách thức các quốc gia châu Âu đối phó với những vụ khủng bố của Hồi Giáo cực đoan.
Ông Trump lặp đi lặp lại : « Hãy nhìn những gì đang xảy ra ở châu Âu đi... Hãy nhìn những gì đã xảy ra ở Pháp đi ! Hãy nhìn Nice và Paris đi ».

Và ông Trump đã kể với đám đông một câu chuyện về một người bạn tên Jim của ông, rất mê Paris, và trong nhiều năm trời, mùa hè nào ông ta cũng ghé Paris cùng với vợ con.
Ông Trump kể tiếp : « Lâu rồi tôi mới gặp ông ấy và tôi hỏi « Này Jim, Paris lúc này thế nào ? Và ông ấy trả lời « Paris ư ? Tôi không còn đến đó nữa. Paris không còn là Paris nữa ».

Đạo lý của câu chuyện, theo ông Trump, là không nên được phép để xảy ra tại Hoa Kỳ những gì đang diễn ra ở Paris. Dù không nêu đích danh, nhưng ông Trump ngụ ý rằng các vụ khủng bố ở Nice và Paris trong nhiều năm qua có lẽ đã làm cho các thành phố này không còn an toàn.

Và ông trở lại với nhân vật tên Jim : « Từ bốn, năm, năm nay ông ấy đã không đến Paris, điều mà trước đây ông ấy không bỏ lỡ dù phải trả bất cứ giá nào. Thế mà ngày nay, ông ấy thậm chí không còn nghĩ đên việc qua đó nữa ».
 
'Không nên xem thường đồng minh !'

Phản ứng của Pháp rất tức thời trước những lời lẽ thiếu thiện cảm đó.
Trước lời đả kích đích danh của vị tổng thống mang tên Donald, trùng tên với chú vịt Donald, một nhân vật trong truyện tranh Walt Disney, Paris đã phản pháo một cách mạnh mẽ, nhưng rất ý nhị và lịch sự, dùng đến một nhân vật tiêu biểu cũng của Disney : Chú chuột Mickey !

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau phát biểu của tổng thống Mỹ, thị trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, đã sử dụng ngay « vũ khí » quen thuộc của ông Trump là twitter để phản pháo.
Bà đã gởi ngay cho ông Trump và « người bạn Jim » của ông, một tấm ảnh bà chụp chung tại tháp Eiffel với hai người hóa trang thành chú chuột Mickey và nàng chuột Minnie, 2 nhân vật nổi tiếng của Walt Disney, kèm theo lời nhắn : « Ở tháp Eiffel chúng tôi đang kỷ niệm sự năng động và tinh thần cởi mở của Paris cùng với Mickey và Minnie ».

Và như để chứng minh rằng tổng thống Mỹ đã nói năng vô căn cứ, một tin nhắn thứ hai của bà Hidalgo trên mạng Twitter nêu bật : « Lượng khách du lịch Mỹ đặt chỗ để đến Paris đã tăng 30% so với năm 2016 ».

Sau bà thị trưởng Paris, đến lượt tổng thống Pháp nhập cuộc : Hôm 25/02, ông François Hollande đã nhân dịp ghé thăm Hội Chợ Triển Lãm Nông Nghiệp Paris để cho rằng lẽ ra tổng thống Mỹ nên thể hiện thái đô ủng hộ các đồng minh, hơn là chê bai.

Đối với ông Hollande « Việc biểu lộ thái độ coi thường, dù là nhỏ nhất, đối với một quốc gia đồng minh không hay chút nào cả ». Ông khẳng định : «Tôi sẽ không làm thế với Mỹ và tôi yêu cầu tổng thống Mỹ cũng không làm thế với Pháp ».
Tổng thống Pháp mỉa mai : « Tôi không muốn đưa ra so sánh nhưng ở đây – tức là ở Pháp – vũ khí không được phép lưu hành, không có những người lấy súng bắn vào đám đông... »
François Hollande cũng không quên nhắc lại rằng gần đây, khi tiếp xúc với ông qua điện thoại, ông Donald Trump từng nói lên « tất cả tình yêu của mình đối với Paris và Pháp, ông yêu nước Pháp, và không có đất nước xinh đẹp hơn Pháp ».

Dĩ nhiên là câu chuyện của Donald Trump và người bạn tên Jim đã được cư dân trên mạng khai thác triệt để với những lời bình luận mỉa mai, thậm chí dữ dội. Ấn bản Pháp của tờ báo Mỹ Huffington Post ngày 24/02 đã ghi nhận một số phản ứng trên Twitter.
« Trump kể một câu chuyện buồn về người bạn giàu có tên Jim của ông, đã không thể qua Paris chơi vì ông ấy sợ những người rám nắng ».
« Khó mà tin được Jim, người bạn của Trump, tôi mới đây đã đến Paris và chuyến đi tuyệt diệu ».
Có người còn công bố thông báo của đại sứ quán Mỹ tại Pháp cho biết là Paris rất an toàn để tự hỏi « Chà, tôi đoán rằng Jim, người bạn của Trump phải có nhiều thông tin hơn cả sứ quán Mỹ tại Pháp ».

Cách tổng thống Mỹ mượn danh « người bạn tên Jim » cũng đã bị châm biếm. Một người đã nêu bật mâu thuẫn trong hai câu nói của ông Donald Trump : « Đừng tin vào các nguồn tin nặc danh » và « Người bạn tên Jim của tôi nói rằng Paris là một địa ngục khủng khiếp ».
Việc nói mơ hồ đến « người bạn tên Jim », một cái tên phổ biến chẳng khác gì với việc trích dẫn một nguồn tin nặc danh. Một tin nhắn Twitter đã tự hỏi « Liệu có một phóng viên dũng cảm nào dám lần lượt gọi cho tất cả những người mang tên Jim cho đến khi tìm ra được « người bạn » tên Jim của ông Trump hay không ? »

Thụy Điển bực dọc

Đây không phải là lần đầu tiên tân chủ nhân Nhà Trắng bị tố cáo là có những tuyên bố vô căn cứ và tiêu cực về một nước châu Âu. Trước Paris và nước Pháp, Thụy Điển cũng từng là nạn nhân của Donald Trump.

Ngày 18/02, cũng trước một đám đông tại bang Florida, tổng thống Mỹ đã không ngần ngại nêu ví dụ Thụy Điển như là một nơi thường bị khủng bố : « Hãy nhìn vào những gì ... đã xảy ra ở Thụy Điển đêm qua đi ! Là Thụy Điển đấy, các bạn có tin không! Họ tiếp nhận số lượng lớn (người nhập cư) nên đang gặp những vấn đề mà họ không bao giờ nghĩ có thể xảy ra ».
Có điều là khi kiểm chứng lại, thì không hề có một vụ tấn công khủng bố nào xảy ra tại Thụy Điển trong thời điểm ông Trump nêu lên, và tuyên bố của tổng thống Mỹ đã lập tức bị chỉ trích là thất thiệt, điều mà một hôm sau ông buộc phải thừa nhận, giải thích rằng ông chỉ dựa theo một phóng sự về Thụy Điển trên kênh truyền hình Fox News, nổi tiếng là bênh vực ông Trump.

Thế nhưng trong hồ sơ Thụy Điển, đạo đức nghề nghiệp của đài Fox News đang có vấn đề. Trong một chương trình nói về tình trạng người nhập cư ở Thụy Điển, đài này đã phỏng vấn một người được giới thiệu là « Cố vấn về quốc phòng và an ninh quốc gia Thụy Điển » tên là Nils Bildt, đã bênh vực các tuyên bố của ông Trump theo đó số lượng các vụ tội phạm mà hung thủ là người nhập cư ở Thụy Điển đã tăng lên đáng kể.

Vấn đề là người mang tên Nils Bildt đó không hề là cố vấn cho chính quyền Thụy Điển, thậm chí chức vụ « Cố vấn về quốc phòng và an ninh quốc gia Thụy Điển » cũng không hề có thực, tên Nils Bildt cũng là tên giả.

Báo chí Mỹ và Thụy Điển đã điều tra phát hiện ra người này hiện là một nhà phân tích an ninh đang làm việc tại Mỹ, đã đổi tên thành Bildt vào năm 2003, năm 2014 từng bị kết án một năm tù tại Mỹ về tội bạo hành. Điểm quan trọng tuy nhiên là chính nhân vật này đã cho biết rằng cái chức thật kêu mà đài Fox News gán cho ông không phải là do ông nói ra mà do đài này tự chọn.




View My Stats