Alexandre
Roger, Phan Thành Đạt
13/11/2013
Chế độ chính trị là một tổng thể bao gồm nhiều yếu
tố: Các nguyên tắc về luật pháp như Hiến pháp quy định đặc điểm của thể chế
chính trị và các nguyên tắc khác như hệ thống các đảng phái, các cá nhân nắm
giữ quyền lực, hệ tư tưởng... Chế độ chính trị thể hiện cách tổ chức các cơ
quan trong một Nhà nước nhất định. Mỗi chế độ chính trị đều có các quan điểm
khác nhau về chủ quyền, về mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, về các nguyên
tắc mà nhà lãnh đạo phải tuân theo. Chế độ chính trị quy định nhiệm vụ của các
cơ quan công quyền và định hướng các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Chế độ
chính trị phản ánh các đặc điểm cơ bản của toàn bộ hệ thống hành chính của mỗi
nước.
Người Hy Lạp trước Công nguyên đã tiến hành xếp loại
các chế độ chính trị dựa theo một số tiêu chuẩn về số lượng người tham gia vào
các hoạt động chính trị, xã hội ở các thành bang. Các nhà tư tưởng thời Trung
cổ như Machiavel, Jean Bodin đã đưa ra các tiêu chuẩn nhằm đánh giá chế độ quân
chủ và chế độ cộng hòa. Các nhà triết học thời kỳ ánh sáng đã tiến hành phân
loại các kiểu chế độ chính trị tồn tại trong suốt thời kì Trung cổ đến giai
đoạn Cách mạng Pháp 1789. Montesquieu là đại diện tiêu biểu của thời kì ánh
sáng, ông đã thành công trong việc phân loại các chế độ khác nhau dựa trên các
tiêu chuẩn mới, khác với Aristote.
Trên thế giới hiện nay có gần 200 quốc gia độc lập,
mỗi nước đều có chế độ chính trị riêng. Sự đa dạng văn hóa, tôn giáo ảnh hưởng
rất lớn đến việc chọn lựa và xây dựng thể chế. Ví dụ các nước Ả Rập đều lấy đạo
hồi là quốc giáo, các nguyên tắc ghi trong Hiến pháp dựa theo giáo lí của kinh
Coran. Nhà luật học và chính trị học Bernard Chantebout cho rằng các giá trị
dân chủ của phương Tây khác với các nguyên tắc của đạo hồi. Cho nên nếu đánh
giá thể chế chính trị của các nước Trung Đông dựa theo các tiêu chuẩn của
phương Tây, các chuyên gia có thể kết luận rằng các nước hồi giáo không có dân
chủ, nhưng các nhà lãnh đạo ở các nước này lại khẳng định các giá trị dân chủ
dựa trên tôn giáo vẫn được đảm bảo. Chế độ chính trị ở mỗi nước đều có các đặc
điểm khác nhau và quan điểm về dân chủ cũng khác nhau.
Nền dân chủ phương Tây (Mỹ và Châu Âu) có ảnh hưởng
lớn đối với các nước đang phát triển, và là hình mẫu cho các nước này. Bảo vệ
quyền con người, xây dựng Nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị
trường... là các điều kiện cơ bản của thể chế chính trị phương Tây. Những đặc
điểm nổi bật của chế độ chính trị sẽ chứng minh mỗi nước có dân chủ hay không,
dựa trên các phân tích, các nhà nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ tính ưu việt
hay bất cập của các thể chế.
Chế độ chính
trị được phân loại theo 3 tiêu chí sau:
I. Phân loại chế độ chính trị theo quan điểm truyền
thống.
II. Phân loại chế độ chính trị theo cách xây dựng
các thiết chế.
III. Phân loại chế độ chính trị theo quan điểm xã
hội học và triết học hiện đại.
I. Xếp
loại chế độ chính trị theo quan điểm truyền thống
Các nhà triết học thời Hy Lạp cổ đại và thời kỳ ánh
sáng xếp loại các thể chế chính trị tồn tại trong giai đoạn họ đã sống, họ có
dịp quan sát và đưa ra nhiều đánh giá thú vị về các mô hình nhà nước. Các nhà
tư tưởng lớn đã có nhiều công lao, góp phần vào việc hoàn thiện các thể chế
chính trị thời cổ đại (A), các công trình của họ có ảnh hưởng lớn đến triết học
thời kì ánh sáng, khi các nhà luật học và các nhà chính trị học bàn về đặc điểm
của các thể chế chính trị sau này (B), họ đối chiếu với các nguyên tắc đã được
xây dựng từ trước.
A.
Chế độ chính trị theo quan điểm triết học Hy Lạp
Từ Polybe đến Platon, các nhà tư tưởng thời Hy Lạp
cổ đại đều có ý định xếp loại các chế độ chính trị bằng cách quan sát cách thức
tổ chức bộ máy ở các thành bang. Họ phân loại thể chế chính trị theo số lượng
người nhiều hay ít, có quyền tham gia vào bộ máy điều hành Nhà nước hay không.
Họ đưa ra đánh giá một Nhà nước tốt đẹp hay tồi tệ dựa trên phẩm chất của người
có quyền lực và vai trò của họ trong việc ban hành các chính sách quan trọng.
Nếu quyền lực thực thi, đem lại lợi cho toàn bộ cộng đồng, đó sẽ là Nhà nước
tốt đẹp, nếu quyền lực chỉ để phục vụ lợi ích cho một nhóm người, đó sẽ là nhà
nước xấu xa. Aristote nghiên cứu các bản Hiến pháp của 150 thành bang trong thế
kỷ thứ IV trước Công nguyên (mỗi thành bang thời Hy Lạp cổ là một Nhà nước
riêng biệt). Ông chia ra hai loại Hiến pháp cơ bản: Hiến pháp hư hỏng hay còn
gọi là Hiến pháp chệch đường, loại Hiến pháp này trao quyền hành và ban phát
lợi ích cho một nhóm người, thiết lập một thể chế chính trị tệ hại. Hiến pháp
đúng đắn bảo đảm các lợi ích chung cho toàn thể các nhóm người trong xã hội, nhằm
đem lại hạnh phúc cho con người. Loại Hiến pháp này sẽ tạo điều kiện hình thành
một chế độ chính trị tốt đẹp. Aristote xây dựng ba kiểu chế độ chính trị:
-Chế độ quân chủ, do nhà vua đứng đầu, người đứng
đầu chịu trách nhiệm điều hành đất nước, ban ra các điều luật buộc mọi người
phải tuân theo, người đứng đầu phải luôn hành động vì lợi ích chung của nhân
dân. Khi vua không thực hiện tốt bổn phận của mình, chế độ quân chủ sẽ chuyển
thành chế độ bạo chúa hay hôn quân.
-Chế độ quý tộc do một nhóm người điều hành, họ là
những người ưu tú được tuyển trọn trong các gia đình có thế lực, họ điều hành
đất nước bằng luật pháp nhằm duy trì trật tự và bảo vệ quyền lợi cho chính họ
và gia đình sau đó bảo vệ quyền lợi của những nhóm người khác nhau. Chế độ này
có thể chuyển hóa thành chế độ đầu sỏ độc tài.
-Chế độ dân chủ, do nhiều nhóm người lãnh đạo luân
phiên nhau, thông qua hình thức lựa chọn bốc thăm, và bầu cử các đại diện cao
nhất nắm giữ các chức vụ chủ chốt. Công dân vừa là người lãnh đạo vừa là người
phải tuân theo các điều luật của Nhà nước, tuy nhiên mỗi công dân trong đời đều
có điều kiện làm lãnh đạo 1 năm theo tính chất luân phiên. Chế độ dân chủ có
thể chuyển hóa thành chế độ dân đen lãnh đạo (la populace au pouvoir ou
l’ochlocratie) vì nhiều người thiếu hiểu biết vẫn có cơ hội điều hành đất nước,
điều này khiến Platon và Aristote luôn tỏ ra nghi ngờ về chế độ dân chủ thời Hy
Lạp cổ.
Các nhà tư tưởng thời kỳ Trung cổ và dưới Chế độ cũ
có nhiều công lao hoàn thiện việc xếp loại các thể chế chính trị được các nhà
triết học Hy Lạp xây dựng.
B.
Chế độ chính trị theo quan điểm của Montesquieu
Nhà luật học Jean Bodin và nhà triết học Thomas
Hobbes xây dựng lí thuyết mới để củng cố quyền lực cho chế độ quân chủ chuyên
chế. Với mục đích đề cao quyền lực của vua, giúp vua thoát khỏi cái bóng ảnh
hưởng của giáo hội La Mã, các nhà tư tưởng thời Trung cổ và thời Chế độ cũ
(l’Ancien Régime) định ra các nguyên tắc và các đặc điểm cho chế độ quân chủ:
Vua phải luôn hành động vì lợi ích chung để bảo vệ cuộc sống và nền hòa bình
của nhân dân cũng như duy trì các trật tự xã hội, do đó quyền hành của vua cao
hơn tất cả.
Ở thời kì ánh sáng, thế kỉ XVII, XVIII, Montesquieu
trong tác phẩm Tinh thần luật, 1748, xây dựng ba kiểu chế độ chính trị:
Chế độ quân chủ, đứng đầu là nhà vua, nhân vật này lãnh đạo đất nước bằng danh
dự. Chế độ cộng hòa, do một chính quyền đại diện gồm các cá nhân ưu tú được tín
nhiệm qua hình thức lựa chọn, chế độ này lãnh đạo đất nước dựa trên các tiêu
chuẩn đạo đức. Chế độ chuyên chế áp bức lãnh đạo đất nước bằng cách gieo rắc sợ
hãi để giữ ổn định. Chế độ quân chủ và chế độ cộng hòa đều có thể chuyển thành
chế độ độc tài áp bức. Nếu Aristote phân loại thể chế chính trị theo số lượng
người nắm giữ quyền lực, Montesquieu tiến thêm một bước xa hơn, bằng cách phân
tích các thể chế chính trị dựa trên các thuộc tính vốn có của nó. Quan điểm của
Montesquieu có ảnh hướng đến việc phân loại các chế độ chính trị dân chủ và phi
dân chủ trong giai đoạn hiện đại. Ví dụ khi nhận định các chế độ theo hệ tư
tưởng Đức quốc xã, theo chủ nghĩa fasciste, staliniste hay maïste là các thể
chế độc tài được cai trị bằng dối trá và sợ hãi, phân tích của Montesquieu khá
đúng, vì trong các thể chế này, hệ tư tưởng và tình cảm sùng bái lãnh tụ được
đặc biệt chú trọng. Nếu sự dối trá bị phát hiện, sự sợ hãi sẽ thế chỗ, khiến
con người không dám phản kháng và buộc phải ngoan ngoãn tuân theo.
Chế độ chính trị trong thời kỳ hiện đại rất đa dạng
về cách thức tổ chức quyền lực, các nhà nghiên cứu sắp xếp theo các tiêu chuẩn
khác nhau, kết quả là có nhiều quan điểm về các thể chế chính trị.
II. Xếp
loại thể chế chính trị theo cách thức tổ chức quyền lực
Các học giả người Pháp xếp loại chế độ chính trị
bằng cách quan sát cách thức tổ chức quyền lực của các cơ quan nhà nước, từ đó
họ nhận biết chế độ chính trị theo nguyên tắc quyền lực tập trung (A) hay chế
độ chính trị theo nguyên tắc tam quyền phân lập (B). Đây là phương pháp xếp
loại tổng quát, cần có các cách phân tích và xếp loại chi tiết hơn.
A.
Chế độ chính trị theo nguyên tắc quyền lực thống nhất
Đa số các quốc gia không chú ý phân chia quyền lực
minh bạch, rõ ràng, đều theo nguyên tắc thống nhất về quyền lực dưới hình thức
dân chủ tập trung, đây là nguyên nhân khiến cả hệ thống chính trị hoạt động
thiếu dân chủ. Các cơ quan lập pháp hành pháp và tư pháp không có tính độc lập
tương đối, quyền lực không tách biệt do một người hay một nhóm người nắm giữ.
Các chế độ độc tài hay độc đoán còn được gọi là các
chế độ hội nghị có đặc điểm khá giống với chế độ bạo chúa chuyên quyền và chế
độ đầu sỏ theo định nghĩa của Aristote và Montesquieu trước đây. Khi quyền lực
tập trung không có cơ chế kiểm soát hiệu quả, các nhà lãnh đạo có xu hướng lạm
quyền, kết quả là quyền con người và các giá trị dân chủ bị vi phạm nặng nề.
Khi quan sát hệ thống chính trị vẫn đang tồn tại ở một số nước, nếu nhiệm vụ
giám sát các đạo luật vi hiến không được tiến hành, hay nguyên tắc tam quyền
phân lập không được tôn trọng, khi chỉ có một đảng được phép điều hành đất nước
mà không có cạnh tranh chính trị, ở các quốc gia đó sẽ không có dân chủ, cho dù
quốc hiệu luôn đi kèm với từ dân chủ. Ví dụ khái niệm nền dân chủ nhân dân để
chỉ các nước Đông Âu và Liên bang Xô viết trước đây, hay Cộng hòa dân chủ nhân
dân Triều Tiên hiện nay.
Chế độ độc tài có một số đặc điểm sau: Các nhà lãnh
đạo có quyền hành pháp và lập pháp, tư pháp không có vị trí độc lập và phụ
thuộc vào cơ quan hành pháp. Những người có quyền ban ra các đạo luật và thi
hành luật theo kiểu độc đoán, tư pháp trở thành công cụ trong tay họ. Tập trung
quyền lực gây ra những hậu quả nghiêm trọng, xã hội dân sự tồn tại ở mức độ
hình thức, vì con người không có không gian riêng, Nhà nước can thiệp vào mọi
lĩnh vực. Nền chính trị với sự góp mặt của nhiều đảng phái không tồn tại, chỉ
có một đảng duy nhất lãnh đạo, tiếng nói đối lập bị ngăn cản. Con người bị huy
động và phải theo các chính sách của Nhà nước được một nhóm người quyết định.
Công dân không có quyền phản kháng. Đảng duy nhất cầm quyền trở thành Nhà nước,
có sự nhầm lẫn về khái niệm đảng-Nhà nước. Các đặc điểm trên đều dễ nhận thấy
trong các chế độ fasciste, Đức quốc xã, hay chế độ chính trị theo hệ tư tưởng
Mác-Lênin và Mao.
Chế độ độc đoán là một giai đoạn chuyển giao từ độc
tài sang dân chủ, (không ngoại trừ khả năng thể chế này lại trở lại độc tài như
cũ). Tuy nhiên thể chế chính trị này có một số nét khá giống với chế độ độc
tài. Quyền lực cũng tập trung trong tay một người hay một nhóm người, các nhà
lãnh đạo có quyền quyết định tất cả mọi việc lớn nhỏ của đất nước do cơ chế
quyền lực tập trung, thiếu kiểm soát. Có thể có đối lập chính trị, nhưng ảnh
hưởng của phe đối lập bị giới hạn. Các quyền tự do cá nhân bị hạn chế đến mức
tối đa, một khi các quyền này ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Quyền lực
của tòa án bị kiểm soát, các quan tòa không có quyền phê phán tính chính danh
của chế độ và vai trò của những người lãnh đạo. Cơ chế giám sát các đạo luật để
bảo vệ Hiến pháp không được áp dụng, các nguyên tắc đảm bảo sự tồn tại của Nhà
nước pháp quyền không được coi trọng. Tất cả những yếu tố này trở nên vô ích và
nguy hiểm đối với nhà lãnh đạo vì quyền lực của họ sẽ bị hạn chế. Chế độ độc
đoán còn có điểm tựa là chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo, quân đội và tinh thần sùng
bái lãnh tụ. Ví dụ trường hợp của Thổ Nhĩ Kì dưới thời Mustafa Kemal Atatürk,
Tây Ban Nha dưới thời Franco, Bồ Đào Nha thời Salazar và Chile của Augusto
Pinochet...
Cho dù là chế độ độc tài, độc đoán hay dân chủ, giới
cầm quyền đều đưa ra các khẩu hiệu rất hấp dẫn để tạo tính chính danh và lấy
lòng nhân dân. Các cơ quan công quyền và các công trình phúc lợi đều gắn nhãn
mác "nhân dân" Ví dụ các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, được gọi là
nền dân chủ nhân dân, ở Bắc Triều Tiên có quảng trường nhân dân, thư viện nhân
dân, nhà hát nhân dân...Ở các nước tư bản khẩu hiệu được ghi trong Hiến pháp là
Nhà nước của dân do dân và vì dân hay chủ quyền thuộc về nhân dân (ví dụ điều
2, Hiến pháp Pháp năm 1958, điều 1, Hiến pháp Ý năm 1947, điều 1, Hiến pháp Tây
Ban Nha, năm 1978), nhưng thực tế không phải chính sách nào cũng vì lợi ích của
toàn bộ nhân dân mà trước hết vì lợi ích của các tập đoàn kinh tế lớn, vì quyền
lợi của các nhóm người có ảnh hưởng trong xã hội tư bản. Tuy vậy quyền con
người và các nguyên tắc duy trì nền dân chủ vẫn được đảm bảo ở các quốc gia
phương Tây một khi nguyên tắc tam quyền phân lập được tuân thủ.
B.
Các chế độ chính trị theo nguyên tắc tam quyền phân lập
Thể chế chính trị của Châu Âu và Mỹ dựa trên nguyên
tắc tam quyền phân lập. Cân bằng và phân bổ quyền lực hợp lí giữa các cơ quan
luôn được đảm bảo, cơ chế "check and balance" là đặc điểm nổi bật
trong thể chế dân chủ. Theo nguyên tắc tam quyền phân lập triệt để, hay tam
quyên phân lập tương đối không có nghĩa là không có sự hợp tác nào giữa các cơ
quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hiện nay có ba kiểu chế độ chính trị cùng
tồn tại ở hai bờ Đại Tây Dương, bao gồm chế độ tổng thống, chế độ nghị viện và
chế độ hỗn hợp. Các nước đang phát triển trên thế giới lựa chọn mô hình chính
trị của phương Tây, nhưng do các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội chưa đáp
ứng được, nên thể chế chính trị tại các nước này đều có ít nhiều biến thái.
Chế độ tổng thống ở Mỹ có một số nét tiêu biểu, khác
với chế độ chính trị của Châu Âu. Tổng thống không có quyền giải tán Hạ viện.
Nghị viện (gồm Thượng viện và Hạ viện) không có quyền bãi chức Tổng thống trừ
trường hợp phạm tội phản bội đất nước, tham nhũng hay phạm các trọng tội về
hình sự (điều 2, khoản 4, Hiến pháp Mỹ, năm 1787). Chính phủ đứng đầu là Tổng thống
và Phó Tổng thống không chịu trách nhiệm trước Nghị viện vì nước Mỹ theo nguyên
tắc tam quyền phân lập triệt để. Nếu không có các biện pháp đối trọng gây sức
ép như trong chế độ nghị viện, Hiến pháp Mỹ ghi nhận một số ảnh hưởng giữa các
cơ quan hành pháp và lập pháp. Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật, trong
khi Nghị viện có thể từ chối không thông qua luật ngân sách và phủ quyết các
hiệp ước quốc tế mà Tổng thống mong muốn kí kết.
Trong chế độ nghị viện, chính phủ được đảng phái
chiếm đa số tại Nghị viện bầu ra và ủng hộ các chính sách của cơ quan này. Các
phương tiện gây sức ép giữa cơ quan hành pháp và lập pháp luôn tồn tại và phải
ở vị thế cân bằng, nếu không chế độ sẽ mất ổn định. Nghị viện (thường là Quốc
hội hay Hạ viện) có quyền lật đổ chính phủ, một chính phủ mới sẽ được thành lập
để đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi từ phía cơ quan lập pháp. Tổng thống hay vua có
thể giải tán Quốc hội, để nhân dân bầu lại một Quốc hội mới có đa số ủng hộ
chính phủ. Quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm và quyền giải tán Nghị viện là hai thứ
vũ khí lợi hại, tạo sức ép lớn lên hai cơ quan hành pháp và lập pháp, buộc hai
cơ quan này phải làm tốt nhiệm vụ của mình, nếu không sẽ bị thay thế. Anh, Đức,
Tây Ban Nha và các nước Bắc Âu là những nền dân chủ tiêu biểu theo chế độ nghị
viện.
Chế độ hỗn hợp là thể chế chính trị có đặc điểm của
chế độ tổng thống và chế độ nghị viện. Các phương tiện gây sức ép giữa Quốc hội
và chính phủ chỉ tồn tại trên hình thức. Cơ quan hành pháp được đa số tại Nghị
viện ủng hộ. Tổng thống được nhân dân bầu trực tiếp và có vị thế ngang bằng với
Quốc hội, điều này khác biệt với chế độ nghị viện truyền thống. Ví dụ tiêu biểu
về thế chế chính trị đặc biệt này là mô hình chính trị của nước Pháp (về mô
hình thể chế chính trị ở Pháp, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, một số nhà
luật học cho rằng, nước Pháp đang theo mô hình chế độ tổng thống, các nhà chính
trị theo quan điểm của Maurice Duverger, xếp mô hình chính trị của Pháp theo
chế độ nửa tổng thống nửa nghị viện, hay còn gọi là chế độ hỗn hợp, trong bài
viết này, chúng tôi tạm xếp nước Pháp theo chế độ hỗn hợp, giống với quan điểm
của Maurice Duverger, tuy nhiên cũng còn nhiều điểm phải bàn lại về cách gọi
này).
Thể chế chính trị phương Tây, theo nhà luật học
Jean-Louis Quermonne, có 5 đặc điểm cơ bản:
-Chế độ bầu cử tự do, các đảng phái được phép thành
lập trên tinh thần tôn trọng luật pháp và bảo vệ các giá trị dân chủ, các đảng
phải lựa chọn ứng cử viên ra tranh cử. Các chiến dịch vận động tranh cử và
chương trình hành động của các đảng được các phương tiện thông tin đăng tải,
người dân có điều kiện tìm hiểu và xem xét lựa chọn ứng viên phù hợp với mình.
-Tồn tại đa số nghị sĩ của một đảng hoặc một liên
minh giữa các đảng cùng chia sẻ quan điểm chính trị, với mục đích ủng hộ các
chính sách của chính phủ.
-Phe đối lập có quyền phê bình và quyền tranh cử,
nếu nhân dân lựa chọn, phe đối lập sẽ có quyền lãnh đạo.
-Chủ nghĩa hiến pháp được thực thi, các đảng phái
buộc phải có thỏa hiệp và đi đến đồng thuận về một số vấn đề quan trọng, các
đạo luật được tòa án hiến pháp giám sát chặt chẽ để bảo vệ các giá trị của Hiến
pháp. Cơ quan tư pháp giữ vai trò độc lập.
-Bảo vệ các quyền cơ quản của công dân, chú trọng
nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhà nước và công dân đều bình đẳng trước
pháp luật, các cơ quan công quyền phải tuân theo luật pháp.
Arendt Lijphart, nhà chính trị học người Hà Lan xếp
loại thể chế chính trị phương Tây theo chế độ theo đa số và chế độ theo nguyên
tắc ưng thuận. Tác giả chọn nước Anh theo nền chính trị theo đa số và Bỉ theo
nền chính trị theo nguyên tắc ưng thuận. Cách xếp loại mô hình chính trị của
Arendt Lijphart khá độc đáo nhưng không phải là cách xếp loại được các nhà
nghiên cứu chú ý.
Cách xác định các thể chế chính trị theo quan điểm
triết học, xã hội học hiện đại được nhiều học giả uyên bác của Mỹ và Tây Âu
tiến hành, phương pháp này giúp con người hiểu rõ hơn về bản chất của các thể
chế chính trị dân chủ và phi dân chủ.
III. Chế
độ chính trị được xếp loại theo quan điểm xã hội học và triết học
A.
Hannah Arendt và Raymond Arond, hai đại diện tiêu biểu sau chiến tranh.
Raymond Aron là một trong những nhà nghiên cứu có
nhiều đóng góp cho ngành xã hội học trong thế kỷ XX, ông cũng để lại dấu ấn
trong lĩnh vực khoa học chính trị. Nhà xã hội học ưu tú này là người giới thiệu
các tác phẩm của Max Weber và góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Max Weber về
chính trị và xã hội. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, Raymond Aron sang
Anh, tham gia kháng chiến với tướng De Gaulle. Trong tác phẩm Dân chủ và Độc
tài, Démocratie et Totalitarisme, xuất bản năm 1965, ông chia ra làm hai
loại thể chế chính trị, điểm khác biệt giữa hai kiểu chế độ này là việc tổ chức
các đảng phái chính trị theo cách riêng:
Chế độ đa đảng thể hiện hệ thống chính trị có nhiều
đảng phái cạnh tranh, đây là biểu hiện của dân chủ. Nhà nước chấp nhận sự có
mặt của nhiều đảng với điều kiện, các đảng phải tôn trọng Hiến pháp và hoạt
động tuân theo các đạo luật hiện hành. Phe đối lập được tôn trọng và có quyền
tự do hoạt động, có quyền tranh cử để thay thế đảng đa số cầm quyền, theo
nguyên tắc luân phiên. Chế độ chính trị phương Tây hoạt động theo quy định của
Hiến pháp. Cạnh tranh chính trị lành mạnh để giành được quyền lãnh đạo tạm
thời, quyền này sẽ bị tước đoạt nếu đảng lãnh đạo không đủ năng lực, sẽ không
được tín nhiệm. Raymond Aron cho rằng cạnh tranh cũng như căng thẳng chính trị
ở thể chế chính trị phương Tây khá khắc nghiệt. Tác giả đặt câu hỏi làm thế nào
để đảm bảo đồng thời lợi ích của đa số chiến thắng trong cuộc bầu cử và của
thiếu số thất bại? Một số thiếu sót của mô hình chính trị dân chủ vẫn tồn tại
như áp dụng không hợp lí vấn đề bầu cử hợp pháp và đúng luật (như một số vẫn
không được tham gia bầu cử, hay trong quá trình bầu cử một số cử tri vẫn bị lợi
dụng), việc không áp dụng nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng phái và
giữa các nhóm nghị sĩ tại Nghị viện, tính không đại diện của các đảng phái. Đây
vẫn là những khuyết điểm của chế độ dân chủ.
Trái với chế độ đa đảng là chế độ một đảng, thể chế
này có thiên hướng cách mạng. Nhà nước được trang bị một hệ tư tưởng, (trong
Nhà nước dân chủ, nhiều ý kiến, tư tưởng được lắng nghe và được nghiên cứu,
điều này phản ánh sự đa dạng của các nhóm người trong xã hội, nên sẽ không có
hệ tư tưởng chung, vì tư tưởng của nhóm này lại không phản án quan điểm và suy
nghĩ của nhóm khác). Hệ tư tưởng trở thành nền tảng và động lực của đảng cầm
quyền trong chế độ một đảng. Đối lập chính trị không được phép hoạt động.
Nguyên tắc bình đẳng, hợp pháp về cạnh tranh chính trị không được tôn trọng.
Raymond Aron lập một bảng đánh giá về mức độ của chế độ độc tài: Bản chất về
học thuyết của đảng cầm quyền, sức mạnh và khả năng thuyết phục thông qua các
chủ trương và chính sách, phương tiện được sử dụng để đạt đến mục đích cuối
cùng, lí tưởng kiến thiết xã hội, mức độ bao quát của hệ tư tưởng đối với xã
hội, mức độ thống nhất giữa ranh giới Nhà nước và xã hội.
Hannah Arendt (1906-1975), nhà triết học người Đức
gốc Do Thái, chứng kiến sự lớn mạnh của chế độ Đức quốc xã, bà chạy chốn sang Pháp
sau đó sang định cư tại Mỹ. Hannah Arendt xây dựng lí thuyết về chế độ độc tài
theo quan sát của một nhà triết học. Bà nhận xét chế độ độc tài luôn gắn với
nỗi sợ hãi, trong chế độ này không còn khái niệm nhân đạo, xã hội con người bị
thế chỗ bởi đám đông quần chúng, không có tình cảm, không có kí ức và không có
ý thức phân tích đúng sai.
Trong tác phẩm Nguồn gốc của chế độ độc tài, Les
origines du totalitarisme, 1951, Hannah Arendt phê phán mối liên hệ chính
trị giữa nhà lãnh đạo và công dân, bà cho rằng cần phải xem xét lại chính sách
dựa trên tự do và tranh luận, cần phải bàn về "không gian riêng tư"
và "không gian công cộng" giữa sức sản xuất của nền kinh tế và điều
hành chính trị, cần tách biệt với sự quản lí đơn giản. Vượt xa hơn cả một chế
độ chính trị thông thường, chế độ độc tài là một hệ thống, là tổng thể các yếu
tố có liên hệ mật thiết với nhau: Đồng thời là một tổ chức xã hội có một quan
niệm về vai trò của Nhà nước, có quan điểm về nhìn nhận thế giới. Toàn bộ các
mục tiêu của thể chế này cần được áp dụng và kiểm nghiệm qua thực tế, chế độ
độc tài được kết hợp với những yếu tố thần thoại và các yếu tố siêu hình.
Hannah Arendt nhận định chế độ độc tài hướng đến sự thống trị toàn bộ, thống
trị con người về sức lực, tư tưởng và hướng đến nhiệm vụ chinh phục thế giới.
Chế độ độc tài dẫn đến chiến tranh hoặc hướng đến một cuộc cách mạng được chuẩn
bị theo một chương trình quy mô trên phạm vi toàn thế giới.
Chế độ độc tài khinh bỉ các đạo luật được ban hành,
nhưng luôn tự coi mình hợp pháp hơn cả luật pháp. Tư tưởng của Hitler hướng đến
việc thực hiện các đạo luật tự nhiên (cạnh tranh sinh tồn, kẻ mạnh chiến thắng
kẻ yếu), tư tưởng của Staline nhằm thực hiện quy luật của lịch sử theo chủ
nghĩa Marx. Hannah Arendt sử dụng phương pháp phân tích của Max Weber để xây
dựng lí thuyết. Bà quan sát thể chế chính trị thời Đức quốc xã và Liên bang Xô
viết dưới thời Staline. Một số tác giả phê phán cách xếp loại thể chế chính trị
theo quan điểm triết học này, vì nó không đủ độ sâu và thiếu bằng chứng thuyết
phục.
Bên cạch hai tác giả lớn, cần phải kể đến Claude
Lefort (1924-2010), ông là nhà triết học chịu ảnh hưởng tư tưởng của Karl Marx,
ông phân tích thể chế chính trị theo cách thức tổ chức các cơ quan trong xã
hội. Claude Lefort dựa theo quan sát của Ernst Kantorowicz về hai hệ thống
trong Nhà nước quân chủ, hệ thống của nhà vua và hệ thống của nhân dân. Trong
hệ thống của nhân dân thường có các yếu tố xung đột, tạo sự chia rẽ, thể chế
độc tài chấp nhận điều đó và quản lí xã hội bằng các biện pháp mạnh. Nhưng chế
độ độc tài sẽ không thành công để loại bỏ tính đối lập vốn có, vì trong quá
trình vận động và phát triển của thể chế, sẽ luôn xuất hiện sự xung khắc và tồn
tại các quan điểm đối lập. Hơn nữa, để tổ chức xã hội hoàn thiện, chế độ độc
tài buộc phải kiến thiết và tổ chức xã hội tốt hơn bằng cách học theo các
nguyên tắc có sẵn trong các thể chế dân chủ, điều này càng làm cho xã hội thêm
phân chia sâu sắc. Các mối xung đột luôn thường trực trong thể chế dân chủ vì
thể chế này công nhận lợi ích hợp pháp của các nhóm người khác nhau, và chấp
thuận sự tồn tại các quan điểm trái ngược.
B.
Xếp loại thể chế chính trị theo quan điểm của Juan José Linz
Juan José Linz (1926-2013) là nhà chính trị học
người Tây Ban Nha, ông là giáo sư đại học ở Mỹ, ông bảo vệ luận án tiến sĩ,
dưới sự chỉ dẫn của Seymour Martin Lipset. Juan José Linz gần gũi với những đại
diện tiêu biểu của học thuyết chức năng của Mỹ như Paul Lazasfeld, Robert K.
Merton.
Juan José Linz xa rời phương pháp xếp loại truyền
thống các thể chế chính trị dân chủ/ độc tài. Ông xây dựng lí thuyết mới và xếp
loại 3 kiểu chế độ chính trị. Trong cuốn sách chế độ độc tài và chế độ độ
đoán, Totalitarian and Autoritarian regime, xuất bản năm 2000, ông đưa ra
nhận xét, quan điểm về thể chế độc tài và thể chế dân chủ đa đảng trước đây
chưa phản ánh hết thực tế các thể chế chính trị đã và đang tồn tại trên thế
giới, cần có những đánh giá năng động về các chế độ chính trị vì có mô hình ra
đời, sau đó biến mất hoặc thay đổi sang một hình thức khác. Ông phủ nhận phương
pháp xác định các thể chế chính trị dựa trên vai trò của các cơ quan công quyền
và dựa trên mối quan hệ giữa các cơ quan quyền lực hay cấu trúc của các đảng
phái. Điều này chỉ đem lại những quan sát mang tính hình thức về các kiểu chế
độ chính trị, chứ không phản ánh đúng bản chất của chúng.
Ông nêu ra ba loại thể chế chính trị khác nhau: chế
độ độc tài, chế độ độc đoán, chế độ dân chủ đa đảng. Ông nhấn mạnh thuyết phát
triển (le développementalisme) của Samuel Huntington không đủ sức thuyết phục
khi giải thích điều kiện tồn tại các chế độ chính trị theo lí thuyết này. (Phát
triển kinh tế đi kèm với quá trình xây dựng và củng cố nền dân chủ, kinh tế sẽ
thúc đẩy dân chủ). Juan José Linz nhận xét các nước không có dân chủ vẫn đảm
bảo tăng trưởng kinh tế liên tục, kinh tế phát triển nhưng chưa chắc đã có dân
chủ. Khi quan sát những chuyển đổi của các chế độ chính trị vào cuối thế kỷ XX,
Juan José Linz đã xây dựng lại quan điểm của mình về các kiểu thế chế chính
trị. Ông phân loại làm 5 kiểu thể chế khác nhau: Chế độ độc tài, chế độ độc
đoán, chế độ dân chủ đa đảng, chế độ quân vương và chế độ hậu độc tài, (trong
hình thức chính thể cuối cùng này, ông lại xếp thành 5 kiểu thể chế chính trị
khác nhau). Những phân tích của tác giả được đánh giá là rất công phu và đầy đủ
nhất đến thời điểm hiện tại.
A.R.,
P.T.Đ.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Tài
liệu tham khảo
1. Dictionnaire de la culture juridique, sous la
direction de Denis Alland et Stéphane Rials, QUADRIAGE/LAMY-PUF, 2007.
2. Les régimes politiques occidentaux, Jean-Louis
Quermonne cinquième édition, Éditions du Seuil.
3. Régimes totalitaires et autoritaires, Juan José
Linz Paris, Armand Colin, 2006.
Les grandes classifications des régimes politiques
INTRODUCTION
Le régime politique résulte de la combinaison de
multiples éléments, les uns juridiques (cadre constitutionnel, qui forme le
régime au sens étroit de l’expression) et les autres extra-juridiques (système
de partis, personnalisation du pouvoir, idéologie, etc…). Le régime politique
représente un mode d’organisation des institutions politiques dans l’État, il
s’agit d’une certaine conception concernant la souveraineté et les principes
dont doit s’inspirer le gouvernement ou les distinctions et relations entre
gouvernants et gouvernés et entre les divers pouvoirs politiques. Le régime
politique reste une composante du système politique qui englobe l’organisation
des organes politiques et la vie sociale, économique et culturelle. Pourtant le
régime politique reflète bien les caractères du système politique car il guide
les fonctions de l’État et il détermine les relations entre l’État et ses
citoyens.
D’abord, la classification des régimes politiques a
été réalisée dès l’Antiquité par les Grecs. Ensuite, les auteurs comme
Machiavel et Jean Bodin ont contribué à éclairer les caractéristiques des
régimes monarchiques et républicains. Il a fallu attendre jusqu’au temps de
l’Ancien Régime pour que la classification des régimes politiques soient bien
analysés par les philosophes des Lumières dont Montesquieu est le principal
représentant. Étudier les régimes politiques d’hier et d’aujourd’hui, c’est
comprendre leurs caractéristiques; à partir de ces études l’homme pourrait
juger si il s’agit d’un régime démocratique ou antidémocratique.
Il existe aujourd’hui dans le monde près de 200
États dont les régimes politiques sont très variés en fonction de la diversité
culturelle et religieuse qui implique un mode de régime politique distinct. En
observant par exemple le régime politique de certains pays arabes à dominante
théologique, les juristes et politologues considèrent que ces pays ne sont pas
démocratiques (par exemple Bernard Chantebout, politologue et juriste considère
que Islam et Démocratie occidentale sont incompatibles) pourtant les
gouvernants de ces pays se considèrent comme tels. Donc, la culture politique
et juridique quand elle est influencée par la religion a un impact profond sur
l’esprit de l’homme. L’observation sur la démocratie est ainsi différente et
propre à chaque pays.
Les démocraties occidentales exercent une influence
importante sur le choix d’un tel mode de régime politique à l’égard des peuples
du Tiers-monde car la Démocratie, la construction de l’État de droit et le
respect des droits humains constitue les traits essentiels des régimes
politiques occidentaux. Toutes ces qualités séduisent les pays en voie de
développement.
Les caractéristiques des régimes politiques
représentent leurs valeurs démocratiques ou non-démocratiques. Quelles analyses
ont contribué à classifier les différents régimes politiques?
Les régimes politiques se sont définis selon les
trois classifications distinctes suivantes:
Une approche classique (I), une approche
institutionnelle(II), et enfin une analyse tenant de la sociologie et
philosophie politique(III).
I.
La classification traditionnelle des régimes politiques
Les philosophes de l’antiquité grecque et des
lumières ont réussi à classer des régimes politiques à leurs époques. La
classification des penseurs grecs (A) constitue une référence aux définitions
des régimes politiques postérieures(B).
A-Les
régimes politiques définis par les philosophes grecs
De Polybe à Platon, les penseurs politiques et
philosophiques tentent de classer les régimes politiques des cités grecques en
fonction du nombre de détenteurs du pouvoir. Ils pensent que les bonnes ou les
mauvaises formes de gouvernement suivant que le pouvoir s’exerce au profit de
l’ensemble de la communauté ou simplement de ses gouvernants. Aristote a étudié
les constitutions de 150 cités grecques et divisé en deux sortes de
constitutions s’agissant de la constitution corrompue ou déviante ou de la
constitution juste. La constitution corrompue attribue des privilèges et
intérêts à un certain nombre de personnes; elle va établir un mauvais régime
politique. La constitution juste quant à elle défini les intérêts communs à
tous, son but d’accorder le bonheur au peuple. Aristote reconnaît l’existence
de trois formes de gouvernements: la monarchie, l’aristocratie et la
démocratie. La monarchie est dirigée par une seule personne qui doit respecter
les lois de la cité et agir au nom de l’intérêt du peuple. L’aristocratie est
gouvernée par un groupe de personnes qui protègent tout d’abord leurs propres
intérêts et ensuite seulement ceux des autres. Enfin, la démocratie est le
gouvernement de la majorité des personnes qui garantit le profit commun de la
cité. La déviation de ces trois formes de gouvernements est respectivement la
tyrannie, l’oligarchie et l’ochlocratie (la populace au pouvoir).
Les penseurs politiques du Moyen Age et de l’Ancien
Régime ont perfectionné l’analyse des régimes politiques des penseurs grecs.
B-Les
régimes politiques selon Montesquieu
Les grands penseurs philosophique et juridique comme
Jean Bodin, Thomas Hobbes ont construit les théories de la monarchie absolue et
de la République dans le but de diminuer la mainmise de l’Église sur l’État.
Montesquieu quant à lui définit trois formes de régimes politiques qui se
réfèrent à des valeurs différentes. Selon lui, la monarchie possède à sa tête
un roi qui gouverne par l’honneur. La République est dirigée par un
gouvernement représentatif qui se base sur la morale et se compose de
représentants élus. La troisième forme de gouvernement est le despotisme qui
dirige le pays par la crainte. Les deux premières formes de régimes peuvent
dégénérer en despotisme. Si Aristote implique le nombre des personnes qui
dirigent la Cité comme critère de classification, Montesquieu préfère accorder
les propres attributs étroitement liés au régime. Les réflexions de Montesquieu
sur les modèles politiques exercent encore une influence sur l’analyse des
régimes totalitaires et autoritaires qui dirigent par le mensonge et la peur.
Les régimes politiques modernes sont divers; les
experts essaient de les classifier à leur guise. Il en résulte une grande
diversité de classement.
II.
La classification institutionnelle des régimes politiques
Les auteurs français analysent les régimes
politiques en observant l’organisation des institutions de l’État. A partir de
cette vision, on connaît les régimes politiques qui respectent le principe de
la séparation des pouvoirs(B) ou les régimes qui se dotent de la confusion des
pouvoirs(A). Grâce à cette distinction globale, on peut avoir des
classifications encore plus détaillées.
A-Les
régimes politiques caractérisés par la confusion des pouvoirs
La plupart des régimes politiques dont les trois
pouvoirs fondamentaux de l’État ne sont pas séparés donc ne se définissent donc
pas comme régimes démocratiques et vice-versa. Il s’agit ici des régimes
autoritaires et totalitaires. En droit, on les appelle les régimes
d’assemblées. Ce mode de régime dont les institutions politiques n’ont pas une
position indépendante relative. Les pouvoirs s’enchevêtrent et se concentrent
dans les mains d’une seule personne ou dans les mains d’un groupe de personnes.
Cette forme de régime politique moderne dispose des traits semblables aux
régimes politiques qualifiés par Aristote et Montesquieu s’agissant de la
tyrannie et de l’oligarchie.
De plus, les pouvoirs concentrés, qui ne font pas
l’objet d’un contrôle efficace ont tendance à être abusés par leurs détenteurs.
Dans ce cas, il en résulte que les droits de l’Homme, les principes de la
démocratie sont lourdement violés.
Au cours du XX ème siècle, les systèmes politiques
où le contrôle de constitutionnalité des lois et la séparation des pouvoirs ne
sont pas garantis sont en général des régimes antidémocratiques, bien que l’on
peut l’appeler sous un nom différent: démocratie populaire (comparaison avec la
démocratie représentative de l’Occident).
Premièrement, le régime totalitaire dispose
certaines caractéristiques:
-La confusion totale des pouvoirs, les dirigeants
détiennent à la fois les pouvoirs exécutif et législatif, l’indépendance de la
justice est remise en cause. Par conséquent, les gouvernants font des lois et
les exécutent de manière arbitraire. La justice devient un outil utilisé selon
leur volonté. La concentration des pouvoirs provoque de graves conséquences; la
société civile est contrôlée, les droits de l’Homme sont violés, l’Homme n’a
plus d’espace personnel car l’État est omniprésent. Le pluralisme politique
n’existe pas, le parti unique au pouvoir interdit l’opposition. L’homme est
mobilisé et vit au rythme voulu par l’État: Le parti unique devient le
parti-État. On trouve bel et bien ces facteurs constitutifs du régime
totalitaire dans les régimes fasciste, nazi et marxiste-léniniste et également
maoïste.
Deuxièmement, concernant le régime autoritaire, on
peut affirmer que ce mode de régime politique est une transition du
totalitarisme vers une démocratie. Malgré tout, le régime autoritaire a
certaines caractéristiques semblables au régime totalitaire: les pouvoirs se
concentrent dans les mains d’une personne ou d’un groupe de personnes qui
décide de tout car la confusion des pouvoirs est très nette, l’abus des
pouvoirs est permanent lorsque les compétences des gouvernants ne sont pas
encadrées. Il existe en réalité une opposition politique très faible mais son
influence ne peut pas dépasser les limites fixées. Les libertés individuelles
se restreignent si elles menacent l’existence du régime. L’indépendance de la
justice est remise en cause mais les juges disposent de certains pouvoirs à
condition que ceux-ci ne menacent pas la légitimité du régime et les pouvoirs
des gouvernants.
Le contrôle de constitutionnalité et les principes
de l’État de droit n’existent pas vraiment car tous ces mécanismes deviennent
inutiles et dangereux au détriment des droits des gouvernants, le régime
autoritaire se réfère au nationalisme patriotique, à l’Église, à la domination
charismatique du leader (c’est le cas de l’Espagne de Franco, du Portugal de
Salazar, de la Grèce sous le temps des colonels ou du Chili d’Augusto Pinochet
mais aussi du cas des régimes militaires africains après la période
post-coloniale).
Cependant, le régime totalitaire ou autoritaire se
cache souvent sous un mot d’ordre accueillant, par exemple "la démocratie
populaire" ou "l’État du peuple pour le peuple et par le
peuple".
En ce qui concerne l’URSS et les PECO avant 1991,
tous les droits fondamentaux comme liberté d’expression, d’association ou droit
de vote, liberté d’aller et venir sont restreints voire interdits.
En revanche, les droits de l’Homme et les principes
de la démocratie sont respectés dans les régimes démocratiques occidentaux
grâce à la garantie du principe de séparation des pouvoirs.
B-Les
régimes politiques caractérisés par la séparation des pouvoirs
Les régimes politiques européens et américains se
basent sur le principe de la séparation des pouvoirs, selon lequel l’équilibre
et l’attribution des pouvoirs aux organes différents doivent être garantie;
c’est le mécanisme "check and balance". Bien que la séparation des
pouvoirs peut-être souple ou rigide, il existe toujours une coopération entre
les institutions politiques qui doivent respecter certaines limites de leurs
compétences. Les régimes politiques occidentaux se représentent par trois modes
de gouvernement distincts; régimes parlementaire, présidentiel et mixte qui
sont les modèles typiques des deux rives de l’Atlantique. Ce modèle est repris
par plusieurs pays du monde mais leurs responsables n’arrivent pas à établir le
modèle à l’identique, faute de bonnes conditions politiques, économiques et
sociales.
En premier lieu, le régime présidentiel américain
qui se manifeste par certains caractères: le président ne peut dissoudre la
Chambre des Représentants et le Congrès ne peut destituer le président sauf
circonstances exceptionnelles reconnues par la constitution de 1787. Le
gouvernement n’a pas de responsabilité devant le Congrès car le principe de
séparation des pouvoirs que professo rait Montesquieu est strictement suivi.
S’il n’existe pas de moyens d’action réciproques, il y a quand même certaines
pressions mutuelles car le président dispose du droit de veto à l’égard du
projet de loi tandis que les droits d’adoption budgétaire et les droits de
ratification des traités et accords internationaux relèvent exclusivement de la
compétence du Congrès.
En second lieu, s’agissant du régime parlementaire
dans lequel, le gouvernement est élu et soutenu par la majorité parlementaire,
il existe toujours les moyens d’actions réciproques d’une part, l’Assemblée
nationale peut renverser le gouvernement et d’autre part le président ou le roi
peut dissoudre l’Assemblée nationale. C’est le cas de la Grande-Bretagne et de
l’Allemagne.
En troisième lieu, concernant le régime mixte, il
s’agit de l’exemple de la France qui dispose des traits du régime parlementaire
et présidentiel, il existe toujours les moyens d’actions mais la dissolution et
la motion de censure deviennent à l’heure actuelle caduque par la présence
d’une majorité parlementaire solide qui soutient sans faille le président et
son gouvernement. Le président est élu au suffrage universel direct comme les
députés. Il est sur le même pied d’égalité par rapport aux représentants de la
chambre basse.
Les régimes parlementaire, présidentiel ou mixte ont
des points en commun qui font preuve de régimes démocratiques:
-la garantie des droits de l’Homme, le pluralisme
politique, le respect de l’opposition sont protégés par les dirigeants au
pouvoir. D’ailleurs, l’élection concurrentielle, le libre choix des candidats
politiques, l’indépendance de la justice constitue des principes
indispensables. La classification des régimes occidentaux a été effectué par le
publiciste anglais Walter Bagehot dès 1867 dans son livre "Parliamentary
government" il a qualifié de "présidentiel" le gouvernement de
l’Amérique et "gouvernement de cabinet" la Grande-Bretagne.
Wilson perçoit que le gouvernement parlementaire de
la Grande-Bretagne et le système de gouvernement des États-Unis ne sont pas si
distincts, car le gouvernement présidentiel américain est qualifié selon lui de
gouvernement congressionnel.
Arendt Lijphart, pour sa part, distingue les régimes
occidentaux en les qualifiant de modèle majoritaire et modèle de consensus ou
consociationnel. Il donne l’exemple de la Grande-Bretagne comme le modèle
majoritaire et de la Belgique comme le modèle de consensus. Sa classification
est pertinente et originale mais reste marginale, d’ailleurs elle ne reçoit pas
le partage de tous les experts.
Les classifications des régimes politiques selon
l’approche sociale philosophique par les auteurs modernes démontrent également
des observations intéressantes.
III-Sociologie
politique, philosophie politique et empirisme dans les classifications
politiques
A-Deux
figures principales de l’après-guerre: Raymond Aron et Hannah Arendt
Raymond Aron est un des principaux contributeurs du
XXème siècle de la sociologie mais également dans le domaine des sciences
politiques. Traducteur des œuvres de Weber, contemporain & acteur de la
seconde guerre mondiale (il s’exilera notamment à Londres aux côtés du Général
De Gaulle), il va nourrir la classification politique d’un point de vue
sociologique en s’intéressant à la logique interne des institutions politiques
dans son livre Démocratie et Totalitarisme publié en 1965. Il distingue
deux formes de régimes, dont la variable principale est l’organisation des
partis:
le régime pluraliste; c’est une organisation de
partis multiples, autrement appelé régime démocratique. Dans ce type de régime,
l’État tolère une pluralité de partis dans la mesure du respect de la
Constitution. La reconnaissance et la légalisation de l’opposition se fait par
le biais du concours à l’exercice du pouvoir via l’élection et le système de
représentation. Les régimes occidentaux ont une organisation constitutionnelle
qui porte les modalités de la concurrence pacifique pour l’exercice du pouvoir
légal de manière temporaire. Raymond Aron relève cependant une tension dans ce
type de régimes, comment concilier les intérêts de la majorité vainqueur et de
la minorité vaincue? A cela s’ajoute trois aspects négatifs:
-la non-application régulière de la légitimité électorale
(par exclusion ou par manipulation)
-la non-application des règles de concurrence
pacifique (entre partis et au sein du parlement)
-le caractère non-représentatif des partis
le régime monopolistique; c’est un régime
caractérisé par son aspect révolutionnaire. L’État est engagé idéologiquement,
il est le socle de l’idéologie du parti au pouvoir. Il y a une négation de
l’opposition ainsi que la violence, le non-respect de l’égalité et de la
légalité dans le concours pour l’exercice du pouvoir. Raymond Aron établit une
grille d’évaluation du degré de totalitarisme: la nature de la doctrine du
parti, l’autorité de ses projets, les moyens employés pour arriver à ses fins,
l’idéal qu’il se fait de la société, le degré de globalité de l’idéologie et de
confusion entre l’État et la société.
Hannah Arendt (1906-1975), fût elle aussi marquée
par la montée du nazisme en Allemagne, ce qui provoque son exil en France et
ensuite aux États-Unis à partir de 1951. Témoin engagé de son époque au même
titre qu’Aron, elle développe une approche plus philosophique du totalitarisme.
Sa notion du totalitarisme est marquée par la terreur, elle y voit l’effacement
total de la notion d’humanité, devant laisser la place à une masse sans
affectivité, sans mémoire et sans conscience.
Dans Les origines du totalitarisme (1951),
elle remet en cause le rapport politique du dominant-dominé et invite à
repenser la politique comme fondée sur la liberté et la délibération, en
restaurant notamment la différence entre le"privé"et
le"public", entre la production économique et l’ordre politique de
l’action, à dissocier de la simple gestion. Plus qu’un régime politique, le
totalitarisme est un système, un ensemble d’éléments interdépendants: à la fois
une organisation de la société, une conception du rôle de l’État, une vision du
monde, un ensemble d’objectifs pratiques, une mythologie et une métaphysique.
Selon, Hannah Arendt, le totalitarisme vise une domination totale, aussi bien
de l’homme en tant qu’être physique et de pensée mais également la conquête du
monde entier. Le totalitarisme débouche nécessairement sur la guerre ou sur la
révolution programmée à l’échelle du monde entier. Le totalitarisme méprise les
lois "positives" (écrites) mais se réclame d’une forme plus élevée de
légitimité. L’hitlérisme vise l’accomplissement de la loi de la Nature, le
stalinisme l’accomplissement de la loi de l’Histoire (énoncée par le marxisme).
Pour cette analyse, Hannah Arendt utilise l’idéaltype de Max Weber, une
construction théorique comprenant deux variantes: la période soviétique
stalinienne et l’Allemagne pendant le régime hitlérien. Cependant, certains
auteurs ont remis en cause cette classification qui à l’évidence manquait de
profondeur et de données empiriques.
A ces deux auteurs, il convient d’en ajouter un
troisième, Claude Lefort (1924-2010), d’influence marxiste, qui s’est attaché
selon une vision organiciste de la société, à analyser le système comme un
corps social, reprenant ainsi les thèses d’Ernst Kantorowicz sur les deux corps
du roi; la personne du chef totalitaire au-delà de son corps physique et mortel
est un corps politique figurant le peuple-un. Il ajoute que la constitution
du"peuple-un"nécessite la production incessante d’ennemis, c’est la
seule division que le régime totalitaire accepte, il se fonde par rapport à
elle. Néanmoins, il ne voit pas de fin donc de succès à ce système, car son
développement entraîne nécessairement contradiction et opposition. De plus, il
reprend cette vision organiciste sur le régime démocratique, il est caractérisé
par l’institutionnalisation du conflit au sein de la société, de la division du
corps social; il reconnaît, et même légitime, l’existence d’intérêts
divergents, d’opinions contraires, de visions de monde opposées et même
incompatibles.
B-La
typologie ternaire de Juan José Linz
Juan José LINZ (1926-2013), est un politologue
espagnol qui a fait la majeure partie de sa carrière universitaire aux
États-Unis développant sa thèse notamment sous la direction Seymour Martin
Lipset et côtoyant les principales figures du fonctionnalisme américain comme
Paul Lazarsfeld et Robert K.Merton. Il y a donc un réel intérêt pour l’approche
empirique chez Linz dont son œuvre est emprunte.
Tout d’abord, il va chercher à s’éloigner de
l’opposition binaire classique démocratie/ totalitarisme, pour développer une
typologie ternaire idéal typique. Il affirme cette idée dans "Totalitarian
and Authoritarian regime"(2000) selon laquelle la distinction totalitaire
et démocratie pluraliste ne suffit plus à couvrir le réel. Il met au cœur de
son analyse la dynamique des régimes politiques selon sa formule"les
typologies émergent et disparaissent en fonction de leur utilité analytique par
les chercheurs. Ainsi il s’écarte de l’approche des régimes politiques qui
privilégient le rôle des institutions, de l’agencement des pouvoirs et la
structure des partis pour s’achever par une discussion formelle opposant
normativement des types de régimes. Il dégage ainsi trois types:
régime totalitaire, autoritaire, démocratie
pluraliste, et met en avant que le développementalisme (S.Huntington) ne suffit
pas à expliquer la condition des différents régimes. En effet, le développement
économique doit amener le développement démocratique selon ces derniers mais
Linz remarque que les pays non-démocratiques ont des croissances économiques
continues, remettant en cause cette analyse. De plus, l’évolution des régimes à
la fin du XX ème siècle va amener Juan José Linz à constamment reformuler ses
idéaux types, passant à une typologie quinternaire. Il ajoute ainsi le régime
sultanique et le régime post-totalitaire (ce dernier pouvant se décliner en
cinq sous-catégories également). Ses analyses sont les plus abouties en termes
de classification jusqu’à aujourd’hui.
La
bibliographie
4. Dictionnaire de la culture juridique, sous la
direction de Denis Alland et Stéphane Rials, QUADRIAGE/LAMY-PUF, 2007
5. Les régimes politiques occidentaux, Jean-Louis
Quermonne cinquième édition, Éditions du Seuil.
6. Régimes totalitaires et autoritaires, Juan José
Linz Paris, Armand Colin, 2006
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 03:11
No comments:
Post a Comment