Zachary
Abuza
thời
đại mới, Số 28, tháng 8, 2013
Sau thời
kỳ Chiến tranh Lạnh,
các lực lượng bên ngoài luôn
tìm cách thúc đẩy
quá trình dân chủ hóa và cải cách chính trị tại
Việt Nam. Lấy ví dụ,
trong bài phát biểu của Tổng
thống Bill Clinton tuyên bố thiết
lập
quan hệ ngoại
giao với Việt Nam, ông công khai
động
cơ chủ yếu
là thúc đẩy
tăng trưởng
kinh tế , từ đó sẽ dẫn
tới những đòi hỏi
lớn hơn về quyền
tự do và chính trị trong
dân chúng Việt Nam. Rõ ràng là áp lực
từ bên
ngoài đã có ảnh
hưởng
nhất định đến
việc đối xử với
một số người
bất đồng chính kiến
như Đoàn Viết
Hoạt, Dương Thu Hương, và Nguyễn Thanh Giang. Mặc
dù chính quyền luôn bác bỏ việc phóng thích họ là do
sức ép bên ngoài,2
Việt Nam rõ ràng trông chờ động thái này sẽ giúp giành được một số nhượng bộ
kinh tế từ Mỹ. Nhân quyền, dù Việt Nam có đồng ý hay không với cách hiểu của Phương
Tây, phải nằm trong chương trình nghị sự của các nhà hoạch định chính sách. Có
một số dấu hiệu cho thấy điều này đang diễn ra. Ví dụ, tờ Far Eastern
Economic Review cho biết trong giai đoạn 1992-1993, một nhóm liên cơ
quan cấp cao với các đại diện đến từ Bộ Nội Vụ (tức Bộ Công an hiện nay –Người
hiệu đính), Ban Chấp hành Trung ương và các cơ quan khác của Đảng, Tòa
án tối cao, và Bộ Ngoại giao đã gặp gỡ để thảo luận về vấn đề nhân quyền.3Mặc
dù có áp lực bên ngoài kêu gọi cải cách chính trị và nới lỏng quyền lực của Đảng,
nhưng sức ép đòi hỏi dân chủ hóa và cải cách chính trị lại đến từ trong nước.
Các lực lượng bên ngoài đơn giản chỉ được coi như một nguồn cơn gây khó chịu hơn
là một lực lượng đưa tới thay đổi. Hơn nữa, sức ép đòi tự do hóa chính trị đến
từ chính trong nội bộ Đảng. Tranh luận về dân chủ hóa bắt nguồn từ sau Đại hội Đảng
VI năm 1986 với việc Nguyễn Văn Linh được bầu làm tổng bí thư Đảng và mở ra kỷ nguyên
cải cách và đổi mới kinh tế. Chương 3 sẽ thảo luận nguồn gốc của cuộc tranh
luận về dân chủ trong Bộ Chính trị, cuộc đàn áp năm 1989, sự thiếu vắng một
phong trào chính thức đòi cải cách chính trị cho đến khi các cuộc biểu tình của
nông dân tỉnh Thái Bình nổ ra năm 1998. Sau đó, chương này sẽ phân tích những
yêu cầu của Quốc hội, những quan điểm khác biệt về dân chủ và đa nguyên, và
những quan ngại của Đảng về tư tưởng hệ và kinh tế trong những năm 1990.
. . . . . . . .
Kết
luận
Phát triển kinh tế cần có sự song hành của luật pháp
và các quy định điều tiết; sẽ không thể quản lý nổi nếu chỉ dựa vào nghị quyết
của Đảng.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa được chuẩn bị để thiết
lập một chế độ pháp trị đúng nghĩa bởi những nguyên do cả về cơ cấu lẫn chính
trị. Mặt khác, Việt Nam đã nhanh chóng công bố nhiều luật, nhưng thay vì tạo ra
một xã hội được cai quản dựa trên pháp luật, những luật này có mục đích củng cố
quyền lực chính trị. Luật được soạn thảo với mục đích chủ yếu là phục vụ lợi
ích của Đảng thay vì lợi ích của xã hội, và tạo ra nhiều lỗ hổng để đặt chế độ
lên trên pháp luật. Mặc dù vai trò của Quốc hội đã được tăng cường nhưng Đảng
vẫn hạn chế quyền lực và sự độc lập của Quốc hội. Với tư cách là cơ quan lập
pháp của quốc gia, nó sẽ có nhiều vai trò hơn. Quan trọng hơn, nó sẽ sẵn sàng đảm
nhận vai trò là cơ quan giám sát, phê phán những yếu kém và tình trạng tham nhũng
của chính phủ và các quan chức chính quyền, và phản biện các chính sách của Đảng
và chính phủ. Sự hình thành các nhóm và phe phái trong Quốc hội có thể là tiền đề
cho những đảng phái chính trị non trẻ. Chúng không cần thiết phải là những đảng
đối lập, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam rồi sẽ phải làm quen với khái niệm đối
lập trung thành và cởi mở hơn để sẵn sàng lắng nghe những ý kiến của các nhà kỹ
trị và những trí thức không phải là đảng viên. Điều trớ trêu là sự cởi mở của Đảng
về lâu dài lại có lợi cho Đảng vì những sự kiện như tại Thái Bình, việc công
khai những phiên tòa xét xử tội phạm tham nhũng cấp cao, hay những vấn đề như điều
4 Hiến pháp tiếp tục là điểm tập hợp của những người bất đồng chính kiến. Bằng cách
có được lực lượng đối lập trung thành với tư cách là bộ phận giám sát và cho
phép có nhiều chính sách để lựa chọn, Đảng có thể khôi phục tính chính danh và
tiếp tục vai trò chính trị áp đảo của mình. Tuy nhiên, giới lãnh đạo đảng lại
lo ngại hậu quả trái ngược sẽ xảy ra.
Điều gây hoang mang cho các đảng viên cấp cao là một
khi được khuyến khích, các trí thức gia và các nhà kỹ trị lại đòi hỏi tự do
ngôn luận nhiều hơn để tiếp tục đối thoại, đưa ra những ý tưởng mới, phê phán
các chính sách hiện hành, thu hút được những cá nhân có cùng tư tưởng, và tạo
ra những nhóm và các đảng chính trị độc lập. Đảng sẽ còn tiếp tục kiểm soát các
luồng thông tin để duy trì quyền lực độc tôn và ra sức ngăn cặn sự phổ biến của
các kênh tin tức phi chính thống và hạn chế tự do tri
thức.
điêu khắc chân mày
ReplyDeleteday dieu khac chan may
dieu khac chan may
học diêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d o dau dep
dieu khac long may
dieu khac tham my nam
dieu khac phun xam
khóa học điêu khắc chân mày
điêu khắc lông mày