Posted by diendanxahoidansu on 29/11/2013
Đôi lời: Phê phán những biểu hiện tệ hại của chính thể cộng sản VN (và cả quan
thầy của nó là Trung Cộng) luôn là cần thiết và không thể có đủ lời để nói. Thế
nhưng, nói cho chính xác và công bằng, cũng rất cần thiết, để ta không mắc
chính những căn bệnh bẩm sinh của cộng sản, mà lại giúp người dân thêm hiểu
biết, một cách tỉnh táo và khôn ngoan.
Nghị
định 174 dài tới 104 điều, liên quan rất nhiều đối tượng, hành vi, trong đó
các nhà cung cấp, kinh doanh dịch vụ là chủ yếu, còn với người sử dụng mạng xã
hội rất ít. Nói “nội dung của nghị định chủ yếu nhằm xử phạt nặng những
tiếng nói chỉ trích chế độ” e là không chính xác.
Đánh giá rằng nội dung văn bản
không rõ ràng, khi quy định một số thứ “tội danh”, thì đúng vậy (nó tương tự
như Nghị định 72). Ví như trong
các Điều 64, 65, 68.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận ít
nhất 2 điều mà công luận và những người tranh đấu cho nhân quyền rất nên biết
và khai thác:
1- Việc tăng
cường xử phạt hành chính, thay vì cứ tiếp tục sa vào “hình sự hóa” các hoạt
động dân sự là một chỉ dấu tiến bộ cần được khích lệ. Không nhận ra điều này,
cũng có nghĩa vô hình trung bỏ qua khả năng có thể đã có những nhân tố, xu
hướng tiến bộ trong nội bộ chính quyền, muốn khéo léo dần từng bước loại
bỏ các tội danh phi lý, vi phạm nhân quyền trong Bộ luật Hình sự.
2- Do bản
chất là văn bản dưới luật, lại chỉ xử phạt hành chính, với những “tội danh” mù
mờ, cho nên các nhà quản lý không dễ thực thi, một khi không được áp dụng các
biện pháp “nghiệp vụ”, trong đó phổ biến là “bắt, khám xét khẩn cấp”, hay biện
pháp cưỡng chế của tòa án …
Có thể lấy ví dụ gần đây và
thiết thực nhất là vụ Sở Thông tin & Truyền thông Hà Nội loay hoay tìm cách
xử phạt Blogger Nguyễn Xuân Diện; lấy được 5 triệu đồng nhưng “gậy ông đập lưng
ông”, chỉ làm dư luận thêm chú ý, có “hại” nhiều mặt cho chính quyền.
Từ 2 điều nói trên, nếu hiểu rõ
và biết tận dụng nó, thì những người đấu tranh cho dân chủ, trong các tổ chức
dân sự, sẽ tránh bớt được tổn thất, lại có dịp tuyên truyền thêm cho hoạt động
của mình.
BT
—-
Việt Nam phạt tiền nặng những ai chỉ trích
chính quyền trên mạng xã hội
28-11-2013
Chính phủ Việt Nam vừa bổ sung
thêm một công cụ trấn áp các tiếng nói đối lập trên mạng xã hội bằng một nghị
định mới về xử phạt hành chính các vi phạm thông tin viễn thông. Theo quy định
mới này, những ai có hành vi chỉ trích chính quyền trên mạng xã hội có thể phải
chịu mức phạt từ 70 triệu đến 100 triệu đồng.
Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới do
Thủ tướng ký ngày 13/11/2013 sẽ có hiệu lực từ tháng Giêng năm 2014 có tên gọi
dài là « Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn
thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện ».
Nội dung của nghị định chủ yếu
nhằm xử phạt nặng những tiếng nói chỉ trích chế độ. Trong đó, đáng chú ý quy
định ghi rõ sẽ xử phạt nặng các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng
xã hội, tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản
động.
Cụ thể các nội dung đăng tải
trên mạng xã hội nếu bị quy kết là “tuyên truyền phá hoại chống phá Nhà nước
Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc …. Xuyên tạc sự thật lịch sử,
phủ nhận thành tựu của cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân anh hùng dân tộc
mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự” sẽ bị phạt tiền từ 70 đến 100
triệu đồng.
Trên thực tế, nhiều điều luật
về an ninh quốc gia với ngôn từ diễn giải không rõ ràng vẫn được áp dụng để
trấn áp đối lập tại Việt Nam. Đã có không ít tiếng nói chỉ trích chính quyền
trên internet phải vào tù vì bị buộc tội « xâm hại an ninh quốc gia », « lật đổ
chính quyền » hay «chống phá Nhà nước».
Nghị định mới chỉ là một trong
nhiều công cụ pháp lý được chính quyền ban hành gần đây nhằm thắt chặt hơn việc
quản lý thông tin, nhưng lần này nó được nhằm trực tiếp vào mạng xã hội, một
hình thức thông tin đang phát triển mạnh tại Việt Nam.
—
Nghị định về mạng xã hội ‘không tác động
tới tiếng nói bất đồng’
28-11-2013
Một nhà hoạt động xã hội trên
mạng xã hội tại Việt Nam mới lên tiếng như vậy sau khi Việt Nam ban hành một
nghị định sẽ ‘phạt nặng’ việc đưa tin sai sự thật trên mạng.
Nghị định 174 quy định rằng
hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản
động bị phạt nặng nhất, từ 70 đến 100 triệu đồng.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 27/11,
ông Nguyễn Lân Thắng cho rằng nghị định mới gây bức xúc đối với các công dân
mạng ở Việt Nam:
“Nghị định này ra đời trong
một hoàn cảnh rất buồn cười là Việt Nam vừa mới vào Hội đồng Nhân quyền của
Liên Hiệp Quốc. Trước đây, những người bất đồng chính kiến, những người bày tỏ
ý kiến trên mạng thì thường bị bắt giam, bắt đi tù nhưng mà bây giờ nhà nước
lại đưa ra nghị định này để mà phạt tiền họ thì tôi cũng không hiểu ra làm sao.
Cộng đồng mạng tôi quan sát cũng thấy rất là bức xúc”.
Giới quan sát nhận định, nghị
định mới lần này tiếp tục nhắm mục đích kiểm soát mạng xã hội sau khi phương
tiện truyền thông mới này phát triển nhanh chóng mặt tại Việt Nam.
Ông Thắng nói rằng văn bản mới
của chính phủ Việt Nam sẽ không ảnh hưởng tới các tiếng nói bất đồng trên mạng
ở trong nước:
“Tôi nghĩ cái nghị định này
sẽ không tác động tới các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến bởi vì
từ trước tới nay thì những người dấn thân người ta đã xác định rằng kể cả có tù
đầy thì người ta vẫn hoạt động cho nên cái việc phạt tiền này nó sẽ chỉ làm cho
dư luật nóng lên và nhà nước trở thành trò cười”.
Ông Thắng nói rằng mạng xã hội
ngày càng trở thành công cụ giao tiếp mật thiết đối với nhiều người Việt, nhưng
Facebooker này cho rằng ‘vấn đề là người Việt Nam nhận thức được đến đâu và họ
sử dụng vũ khí đó như thế nào trong cái công cuộc chuyển đổi và thay đổi xã
hội’.
Ông Thắng nhận định rằng Việt
Nam hiện nay không theo kịp tốc độ phát triển của các phương tiện truyền thông
mới:
“Tất cả những tiếng nói, tất
cả những bình luận trên truyền thông xã hội nó tác động tới tâm tư, tình cảm
của người Việt Nam ngày càng lớn và nhà nước luôn luôn phải chống đỡ cái điều
đó, không có cách nào mà chặn được”.
Hồi tháng Bảy, Thủ tướng Việt
Nam ký nghị định 72 về quản lý Internet, theo đó cấm tổng hợp và chia sẻ tin
tức từ báo chí trên các trang mạng xã hội.
Nghị định này sau đó đã vấp
phải nhiều sự chỉ trích của các tổ chức nhân quyền và các cơ quan ngoại giao
nước ngoài.
Tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã coi những lời chỉ trích nghị định này là ‘xuyên tạc và vu khống’.
—-
* Mời xem: QUY
ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN (TVPLVN/Ba Sàm).
No comments:
Post a Comment