Thứ năm 28 Tháng Mười Một 2013
Khi áp đặt các quy định về «
vùng nhận dạng phòng không », Trung Quốc muốn nới rộng ảnh hưởng trong khu vực
mà Bắc Kinh tự cho là đã bị gặm nhấm một cách bất hợp lý. Theo nhận xét của các
chuyên gia, Bắc Kinh sẵn sàng chịu đựng giông bão ngoại giao, nhưng chắc chắn
là không dám đương đầu với một cuộc xung đột vũ trang.
Các nhà quan sát ghi nhận thái
độ chừng mực của Bắc Kinh sau vụ hai pháo đài bay B-52 của Mỹ bay ngang qua
vùng nhận dạng phòng không (ZAI) trên biển Hoa Đông ngay sau khi chế độ cộng
sản mới công bố.
Tại vùng biển này có một quần
đảo nhỏ mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật Bản gọi là Senkaku, hiện do
Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh liên tục tìm cách khẳng định chủ quyền. Vùng biển
xung quanh quần đảo không có người ở này phong phú hải sản và có tiềm năng dầu
khí.
Viên Kính Đông (Jingdong Yuan),
một chuyên gia về chính sách đối ngoại của trường đại học Sydney khẳng định với
AFP là cả Bắc Kinh lẫn Tokyo đều « luôn tâm niệm là không để bị cuốn vào
tình hình dẫn đến một sự xung đột trực tiếp ».
Tranh chấp lãnh thổ bắt đầu
nóng lên từ tháng 9/2012 sau khi Nhật Bản mua lại ba trong số năm hòn đảo của
Senkaku/Điếu Ngư từ một chủ tư nhân người Nhật. Quan hệ Nhật-Trung đặc biệt xấu
đi từ đó.
Tuy Nhật Bản đang kiểm soát
Senkaku/Điếu Ngư nhưng không muốn có thêm rủi ro nên hiện vẫn không đưa người
ra đây sinh sống. Đối với Tokyo, không có chuyện chấp nhận việc đưa ra tranh
cãi về chủ quyền của quần đảo nhỏ bé này.
Nhưng với Bắc Kinh, mọi phương
tiện đều tốt nhằm thuyết phục thế giới là yêu sách đối với Senkaku/Điếu Ngư có
cơ sở, và hiện đang có tranh chấp lãnh thổ tại đây.
Đó là nguyên nhân vì sao Trung
Quốc thường xuyên gởi tàu và máy bay đến quấy rối khu vực Senkaku/Điếu Ngư, dù
tuần duyên Nhật Bản thường xuyên tuần tiễu. Việc thành lập vùng nhận dạng phòng
không nằm trong chiến dịch của kiểu chiến tranh hao mòn này.
Ông Viên Kính Đông nhấn mạnh,
Bắc Kinh muốn thuyết phục là chỉ « thực hiện quyền khẳng định chủ quyền một
cách thường xuyên. Sau khi Nhật quốc hữu hóa Senkaku/Điếu Ngư, tôi tin rằng
Trung Quốc thực sự muốn tạo ra sự kiện là có tranh chấp lãnh thổ tại đây ».
Theo Taylor Fravel của Massachusetts
Institute of Technology (MIT), thì Trung Quốc bực tức trước vùng nhận dạng
phòng không do Nhật Bản quy định. Bắc Kinh coi đây là ý định « bành trướng »
của Nhật, « bao trùm các mỏ khí đốt Trung Quốc và những địa điểm nằm gần
Trung Quốc ».
Những hành động của Trung Quốc
hôm nay được nung nấu từ mối oán thù xưa nay đối với Nhật Bản, từ những hành vi
của quân phiệt Nhật cho đến cuối Đệ nhị Thế chiến, một quá khứ đế quốc cần phải
thanh toán.
Rana Mittter, một chuyên gia về
quan hệ Trung-Nhật của trường đại học Oxford khẳng định rằng Bắc Kinh « vốn
đinh ninh là các yêu sách lãnh thổ của mình đã không được quan tâm và đánh giá
đúng đắn trong những thập niên gần đây, nên nay tìm cách đảo ngược tình hình.
Có lẽ trước hết là vấn đề danh dự ».
Các đòi hỏi chủ quyền của Trung
Quốc không chỉ liên quan đến Nhật Bản, mà còn cả các nước khác như Việt Nam và
Philippines. Mùa hè năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi huy động tổng
lực để Trung Quốc trở thành một đại cường trên biển. Tham vọng này ngày càng khiến
người ta lo ngại.
Thực tế, tại khu vực châu
Á-Thái Bình Dương, nhiều quốc gia gần đây đã kêu ca về áp lực đang tăng cao của
Trung Quốc để thỏa mãn tham vọng bá quyền đại dương của mình. Các nhà quan sát
ghi nhận, trong những cuộc xung đột chủ quyền với các láng giềng, Bắc Kinh
không ngần ngại đặt lại vấn đề nguyên trạng, nhất là tại Biển Đông.
Theo ông Cổ Khánh Quốc (Jia
Qingguo) của trường đại học Bắc Kinh, mỗi lần có cơ hội gặm nhấm được một ít
đất đai là Trung Quốc liền « năng nhặt chặt bị ». Và những bước đi dè dặt dần
dần sẽ trở thành những gót giày đinh nện xuống, một khi đã đạt được vị thế siêu
cường.
điêu khắc chân mày
ReplyDeleteday dieu khac chan may
dieu khac chan may
học diêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d o dau dep
dieu khac long may
dieu khac tham my nam
dieu khac phun xam
khóa học điêu khắc chân mày
điêu khắc lông mày