19-11-2013
*
Thứ
Ba, ngày 19/11/2013
Quyền xả của ông, quyền… chết của dân
ThienNhien.Net – “Ông thủy điện nào cũng muốn tích trữ nước,
đợi sát nút mới xả thì thiệt hại, chết người là phải! Và “ông” này xả mà “ông”
kia không xả hoặc nấn ná thêm thời gian là cũng đủ chết dân rồi!”, ông Doãn
Mạnh Dũng phân tích.
Ông
Doãn Mạnh Dũng là Chuyên gia độc lập về biến đổi khí hậu, Phó chủ tịch Hội khoa
học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM, kiêm Tổng thư ký Hội.
Quyền “bấm nút xả lũ trong tay ông thủy điện”
Thưa ông, những trận
lũ lụt ở miền Trung đang ngày càng dày đặc hơn và hậu quả khủng khiếp hơn.
Ngoài chuyện thiên nhiên đang ngày càng “khó ăn khó ở” thì còn nguyên do từ đâu
nữa không?
-
Có ba nguyên nhân chính khiến tình hình lũ lụt ở miền Trung ngày càng gay gắt,
ác liệt.
Thứ
nhất là chiến lược phát triển về hướng Tây của các tỉnh miền Trung, tức khai thác
rừng phát triển sản xuất trên đất rừng.
Thứ
hai, làm con đường Hồ Chí Minh chạy lưng chừng dãy Trường Sơn chẳng khác chi
con đê dài ngăn nước từ trên cao đổ xuống mà các giải pháp kỹ thuật không đồng
bộ.
Thứ
ba, quản trị xả lũ kém. Mạnh “ông” nào “ông” nấy xả cùng thời điểm khiến cho
lượng nước đổ về hạ nguồn ồ ạt.
Ba
nguyên nhân này đã gây ra tình trạng lũ lụt khủng khiếp mà trong lịch sử chưa
hề xảy ra, gây thiệt hại rất nặng nề. Và nguy cơ với tương lai còn lớn hơn nữa
nếu không có giải pháp khắc phục sớm.
Ở
đây, ta cần nhấn mạnh một nguyên lý, nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng
cũng là hiểm họa khủng khiếp nếu chúng ta không biết cách sử dụng hiệu quả!
Ông có bằng chứng gì
cho nhận định của mình trong khi nhiều chuyên gia khác và dư luận xã hội đang
“soi” vào hệ thống thủy điện?
-
Tất nhiên hệ thống thủy điện không thể vô can nếu không nói là “kẻ” trực tiếp
gây ra! Nhưng trước hết tôi sẽ nói các vấn đề tôi vừa nhận định ở trên.
Tư
duy tiến về hướng tây rất phổ biến ở các tỉnh khu vực miền Trung từ Quảng Bình
cho tới tận vùng Đông Nam Bộ. Tôi đã nghe trực tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp
của các tỉnh nói công khai. Anh hãy thử lên cửa khẩu Bờ Y (tỉnh Kon Tum) xem,
đây là ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Phía Việt Nam rừng đã bị
phá sạch trong khi phía Lào và Campuchia rừng còn nguyên!
Hoặc
đi tàu lửa Bắc – Nam đến Quảng Bình, qua sông Gianh thì đường sắt không còn đi
dọc ven biển nữa mà trở lên hướng Tây. Ngồi trên xe lửa bằng mắt thường thấy
rất rõ rừng chẳng còn nữa. Sát chân núi là những nương rẫy trồng ngô, khoai. Rõ
ràng là việc phá rừng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát khi chưa có chiến lược giải
quyết công ăn việc làm cho người dân. Tôi đã nghe nhiều diễn đàn công khai nói
về chuyện này.
Nước ta có con đường huyết mạch là Quốc
lộ 1A chạy dọc ven biển, còn con đường
Hồ Chí Minh thì chạy lưng chừng dãy Trường Sơn. Hệ thống đường này như con
đê chắn ngang dòng nước đổ từ trên cao xuống. Nước chạy dọc con đê công phá rất
lớn vào những điểm yếu và tập trung đổ xuống …
Ngoài
ba nguyên nhân nói trên, thì nguyên nhân thứ tư chính là thủy điện. Thủy điện
không vô can mà chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa.
Hệ
thống này đang được quản trị rất kém, nằm trong tay những “ông” doanh nghiệp
đầu tư và xem nguồn nước như của mình. Không ai có thể kiểm soát được. Điều vô
lý nhất là, như tôi đã nói, tài nguyên nước có mặt lợi và mặt hại, “ông” thủy
điện chỉ quan tâm khai thác mặt lợi, còn mặt hại “ông” xả ra mặc cho bao nhiều
người dân ở hạ lưu gánh chịu, Nhà nước phải lo lắng!
Hiện
nay chẳng ai được sờ vào nút bấm xả lũ cả. Quyền bấm nút trong tay những“ông”
chủ thủy điện không hề biết tới hậu quả thật là vô lý và nguy hiểm!
Ông Doãn Mạnh Dũng
(Ảnh: Duy Chiến/Vietnamnet)
Quyền xả là của “ông”
Theo ông, việc cần
phải làm ngay là gì?
-
Cần phải ngăn chặn ngay kiểu quản trị không hiệu quả như lâu nay! Việc xả nước
từ các đập thủy điển cần phải được quản lý tập trung bằng Hội đồng xã lũ. Hội
đồng này là những đại diện cho quyền lợi của nhân dân ở vùng hạ lưu.
Ví
dụ sông Ba, sông Thu Bồn hay sông Côn đi qua địa phương nào thì địa phương đó
có đại diện trong Hội đồng. Phía sau hội đồng là các chuyên gia cung cấp tình
hình khí tượng thủy văn và thống kê để Hội đồng quyết định thời điểm “bấm nút”
xả.
Vào
mùa mưa, nước tràn về, căn cứ vào tình hình và dự báo, Hội đồng sẽ quyết định
nhà máy nào phải xả trước bao nhiêu mét. Cứ lần lượt như vậy, các nhà máy phải
xả trước khi lũ tràn về để đảm bảo an toàn cho nhân dân ở hạ lưu…
Hội
đồng xả lũ làm việc theo nguyên tắc lấy an toàn của nhân dân làm đầu và chịu
trách nhiệm với nhân dân và pháp luật.
Nhưng có vẻ như lâu
nay chính quyền các địa phương cũng rất quan tâm và thường có chỉ đạo cho việc
xả lũ ở các nhà máy thủy điện chứ không phải phó mặc cho các ông chủ?
-
Việc từng tỉnh quan tâm chỉ đạo như lâu nay không thể có hiệu quả vì hệ thống
thủy điện dày đặc nằm trên nhiều địa phương. Chính quyền các tỉnh không thể
phối hợp được với nhau. Và việc xả lũ là quyền của các “ông” chủ nhà máy. Từng
tỉnh phải “đề nghị” hoặc “yêu cầu”, nên việc vận hành chung thiếu đồng bộ.
Trong
khi đó, ông chủ nào cũng muốn tích trữ nước, đợi sát nút mới xả thì thiệt hại,
chết người là phải! Và “ông” này xả mà “ông” kia không xả hoặc nấn ná thêm thời
gian là cũng đủ chết dân rồi!
Nếu vận hành mô hình
Hội đồng như ông nói, nhưng các dự báo không chính xác, dẫn đến quyết định
không chính xác thì cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư thưa ông?
-
Giả sử có rủi ro như vậy thì doanh nghiệp phải chịu! Phải lấy lợi ích của người
dân lên hàng đầu. Bởi vì liên quan đến mùa màng, nhà cửa, hoa màu và tính mạng
của nhân dân cùng hàng loạt cơ sở hạ tầng của các địa phương. Chuyện rất lớn!
So
với lợi ích đó, thì số các doanh nghiệp thủy điện là thiểu số. Với lại, so ra
nếu giảm lợi nhuận trong mùa mưa lũ nhưng đảm bảo an toàn cho dân cư và cơ sở
hạ tầng tích lũy làm ra biết bao công sức thì lợi ích này vẫn lớn hơn nếu không
nói là vô giá.
Mặt
khác, đảm bảo an toàn cho nhân dân hạ lưu nghĩa là giữ được sự ổn định trật tự
xã hội. Không thể chỉ vì chăm lo cho lợi ích của nhà đầu tư mà gây hiểm họa cho
người dân.
Chẳng
phải duy trì tình trạng như hiện nay thì Nhà nước cũng vẫn phải nơm nớp lo sợ
mỗi khi mùa mưa đến như mấy năm nay đó sao!
Nhiều tuyến đượng ở
Quảng Nam bị ngập do thủy điện xả lũ (Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại)
Đừng để no vài bữa mà nhà bay sạch
Vậy còn với ba
nguyên nhân khác như ông nói ban đầu, cần hướng khắc phục như thế nào?
-
Đây là dịp để chúng ta nhìn lại các chiến lược phát triển kinh tế và có sự lựa
chọn, thay đổi đúng đắn hơn. Chúng ta vẫn đang có nhiều cơ hội để khắc phục
những sai lầm như lâu nay. Nói một cách hình ảnh, để giải quyết công ăn việc
làm và bảo đảm đời sống của nhân dân bằng cách “phát triển theo hướng tây”, tức
phá rừng, khai hoang để sản xuất trên đất rừng thì chẳng khác chi rút tranh,
rút củi trên mái nhà để nấu cơm vậy! Có thể được ăn no vài bữa nhưng căn nhà sẽ
bay sạch, chẳng còn chỗ trú ngụ nữa!
Hội
nghị BCH TƯ lần thứ 4, khóa X đã xác định chiến lược tiến ra biển, phát triển
kinh tế biển, đảm bảo thu nhập từ kinh tế biển đạt 53% GDP là rất đúng đắn,
khôn ngoan.
Đây
là dịp để các tỉnh miền Trung khởi động chiến lược này, thay thế cho “tiến về
hướng Tây” như lâu nay. Có như vậy chúng ta mới giữ được rừng. Một số ít nhân
dân ở lại rừng được Nhà nước đảm bảo thu nhập để sống và giữ gìn, bảo vệ rừng
nghiêm ngặt.
Còn
hệ thống đường Hồ Chí Minh chạy dọc lưng dãy Trường Sơn, cần phải xây dựng
nhiều cầu để thoát nước chứ cống không thể tải nổi. Việc này tốn kém lắm, cần
làm dài lâu. Trong tư duy chiến lược về xây dựng hạ tầng giao thông miền Trung,
theo tôi phải xây dựng mạng lưới đông tây trước, tức mạng lưới xương cá chạy
dọc theo dòng chảy của nước, sau đó kết nối với trục bắc – nam. Làm như vậy vừa
khai thác có hiệu quả và tránh được cản trở dòng chảy từ Trường Sơn đổ xuống.
Lũ lụt sẽ được hạn chế dần.
Theo
Duy Chiến / VietnamNet
- 19/11/2013 02:00
No comments:
Post a Comment