(LĐO)
Lê
Thanh Phong
7:29
PM, 18/11/2013
Đại diện Viện KSND
Tối cao tại buổi công bố quyết định tạm đình chỉ thi hành án với ông
Chấn.
Chánh án Tòa án
Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại Quốc hội kỳ
này.
Dòng sự kiện : Vụ 10
năm oan sai
- Vụ 10 năm oan sai: Pháp luật không phải là mớ rau
- Vụ 10 năm oan sai: Làm rõ “trắng đen” phải vừa “đấm”, vừa “xoa”
- Vụ 10 năm oan sai: Lý Nguyễn Chung tự đâm vào tay mình hai nhát trong lúc giết nạn nhân
- Vụ 10 năm oan sai: Danh sách tổ điều tra 8 người đã đưa ông Chấn vào tù
- Phó Chánh án nói về vụ 10 năm oan sai: “Nhiều người biết ngay từ đầu, nhưng không tố giác”
Cử tri cả nước sẽ rất quan tâm đến
phiên chất vấn các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đối với Chánh án Tòa án Nhân
dân tối cao. Bởi vì, liên tục trong tháng qua, có nhiều vụ án oan sai và có dấu
hịêu oan sai được báo chí phát hiện đưa tin, gây bức xúc lớn trong xã
hội. Vụ án Nguyễn Thanh Chấn, Hàn Đức Long và vụ 8 người bị oan sai liên quan đến trộm tượng Phật ở Bắc Giang cho
thấy hoạt động điều tra ở địa phương này vi phạm pháp lụât nghiêm trọng. Rõ
nhất là dấu hiệu bức cung, nhục hình và các biện pháp điều tra xâm phạm hoạt
động tư pháp.
Liệu oan sai chỉ xảy ra ở Bắc Giang với những vụ án tiêu biểu đó hay không? Chắc chắn là không, bởi vì còn nhiều vụ án oan khác chưa được làm rõ, nạn nhân và người thân vẫn đang trong hành trình kêu cứu đến các cơ quan có thẩm quyền.
Một con người bị oan không chỉ họ gánh chịu hậu quả, mà cả gia đình, dòng họ của người bị oan cùng mang nỗi đau vô tận, nỗi nhục nhã không thể rửa được, nếu như không được pháp luật minh oan.
Tưởng không cần phải nói kể thêm nhiều vụ án oan khác, chỉ xin nói về nguyên nhân dẫn đến oan sai. Sửa được cái gốc mới hạn chế được oan sai.
Tất cả những người bị oan sai đều khai trước tòa rằng họ nhận tội vì bị ép cung, bức cung, nhục hình. Cán bộ điều tra lại nói họ không bức cung, bị can tố cáo không đúng sự thật. Điển hình như vụ Nguyễn Thanh Chấn, không điều tra viên nào nhận có hành vi dùng nhục hình.
Không khó để giải mã sự thật thuộc về ai. Chẳng lẽ bị can bổng dưng nhận tội để chịu hình phạt, cao nhất là tử hình và thấp nhất là chung thân như Nguyễn Thanh Chấn hay Hàn Đức Long? Chắc chắn là không nếu như không có tác động tiêu cực từ phía điều tra viên.
Vậy thì, ở đây cho thấy điều tra viên thiếu kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và thiếu cả đạo đức. Về vấn đề này, trả lời báo chí liên quan đến vụ án Nguyễn Thanh Chấn, ông Nguyễn Văn Hiến - Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội thẳng thắn: “Đến giờ thì cơ quan, cán bộ điều tra cứ trơn tuột như con chạch, rằng không có chuyện ép cung là câu hỏi lớn mà người dân đang muốn được trả lời trung thực. Người ta nói bệnh thành tích, vậy bệnh thành tích đã đến giai đoạn di căn là ở vụ án này. Họ sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng, nhân phẩm của một con người, thậm chí cả gia đình và công lý để có được thành tích phá án sớm”.
Vậy thì còn gì là đạo đức nữa!
Nhưng câu hỏi tiếp theo còn đáng lo âu hơn. Có thể cơ quan điều tra làm sai, nhưng tại sao lại qua được hai cánh cửa tố tụng khác là viện kiểm sát và tòa án. Với những chứng cứ lỏng lẻo, với lời khai bị bức cung nhục hình tại tòa, với đơn kếu cứu khẩn thiết của nạn nhân, nhưng đã không ai lắng nghe, đã không ai nhìn thấy.
Sinh mạng của công dân đặt vào tay những người chấp pháp không tinh thông pháp luật thì đại nguy.
Cái gốc là ở chỗ, phải có một đội ngũ họat động trong các cơ quan tố tụng giỏi pháp luật, có tấm lòng yêu thương con người, có nhận thức đúng đắn về tôn trọng nhân phẩm của công dân.
Những con người như vậy không thể “vơ bèo vạt tép” mà có.
No comments:
Post a Comment