Hùng
Tâm/Người Việt
Wednesday, November 20, 2013 3:10:30 PM
Những mục tiêu trong một dự tưởng lớn lao
Thời sự ghi rằng sáng 19 vừa qua, hai cơ sở tại thủ đô Beirut của Lebanon bị đánh bom tự sát làm 146 người bị thương và 23 người thiệt mạng kể cả các hung thủ. Tổ chức nhận trách nhiệm là “Lữ đoàn Abdullah Azzam” (Abdullah Azzam Brigades), lực lượng “Thánh Chiến” có liên hệ với al-Qaeda tại khu vực Levant. Hai mục tiêu bị tấn công là sứ quán và tư thất của đại sứ Iran tại Lebanon, nằm trong một khu vực được lực lượng Hezbollah bảo vệ rất nghiêm mật.
Có nghĩa là “cơ sở” hay căn cứ, al-Qeada là lực lượng khủng bố Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni, từng ra tay từ hơn hai chục năm nay, kể cả tại Hoa Kỳ trong vụ 9-11, và sau này trở thành nguồn cảm hứng hay phiêu hiệu của nhiều nhóm khủng bố cùng xưng danh “Thánh Chiến” - Jihad.
Thời sự ghi rằng sáng 19 vừa qua, hai cơ sở tại thủ đô Beirut của Lebanon bị đánh bom tự sát làm 146 người bị thương và 23 người thiệt mạng kể cả các hung thủ. Tổ chức nhận trách nhiệm là “Lữ đoàn Abdullah Azzam” (Abdullah Azzam Brigades), lực lượng “Thánh Chiến” có liên hệ với al-Qaeda tại khu vực Levant. Hai mục tiêu bị tấn công là sứ quán và tư thất của đại sứ Iran tại Lebanon, nằm trong một khu vực được lực lượng Hezbollah bảo vệ rất nghiêm mật.
Có nghĩa là “cơ sở” hay căn cứ, al-Qeada là lực lượng khủng bố Hồi giáo thuộc hệ phái Sunni, từng ra tay từ hơn hai chục năm nay, kể cả tại Hoa Kỳ trong vụ 9-11, và sau này trở thành nguồn cảm hứng hay phiêu hiệu của nhiều nhóm khủng bố cùng xưng danh “Thánh Chiến” - Jihad.
Hezbollah
(hay Hizbullah, có nghĩa là “đảng của Thượng Ðế”) là lực lượng quân chính, đấu
tranh võ trang và chính trị, của người Hồi giáo thuộc hệ phái Shia, theo chủ nghĩa cực đoan Islamist, từng có hoạt động khủng bố tại
Lebanon và nhiều vùng phụ cận nhờ sự yểm trợ của chính quyền Iran. Gốc từ Pháp
ngữ, Levant có nghĩa là “lên” với hàm ý mặt trời mọc, là tên gọi khu vực rộng
lớn của biển Ðịa Trung Hải từ phía Ðông của nước Ý, trùm lên nhiều quốc gia như
Cyprus, Israel, Syria và Lebanon. Lý do khiến quân khủng bố ra tay là vì chính
quyền Iran và lực lượng Hezbollah đã yểm trợ chế độ Bashar al Assad tại Syria.
Vài chi tiết ấy có thể tóm lược nhiều bài toán rắc rối của nạn khủng bố trong thế giới Hồi giáo.
Syria đang có nội chiến. Chế độ độc tài của al Assad được chính quyền Iran Hồi giáo theo hệ phái Shia và lực lượng Hezbollah tại Lebanon bảo vệ, nhiều khi với phương pháp khủng bố. Nổi lên chống lại al Assad là nhiều lực lượng võ trang, kể cả các nhóm khủng bố theo hệ phái Sunni. Quân khủng bố ra tay tấn công hai mục tiêu của Iran trong xứ Lebanon vì chuyện Syria. Cùng đi theo chủ nghĩa cực đoan của đạo Hồi, (Islamist, khác với Muslim), nhóm nào cũng xưng danh là mở ra cuộc Thánh Chiến, chiến tranh tôn giáo. Ðể làm gì?
“Hồ sơ Người Việt” xin đi lại từ đầu và trình bày bối cảnh của vấn đề quá phức tạp này.
Vài chi tiết ấy có thể tóm lược nhiều bài toán rắc rối của nạn khủng bố trong thế giới Hồi giáo.
Syria đang có nội chiến. Chế độ độc tài của al Assad được chính quyền Iran Hồi giáo theo hệ phái Shia và lực lượng Hezbollah tại Lebanon bảo vệ, nhiều khi với phương pháp khủng bố. Nổi lên chống lại al Assad là nhiều lực lượng võ trang, kể cả các nhóm khủng bố theo hệ phái Sunni. Quân khủng bố ra tay tấn công hai mục tiêu của Iran trong xứ Lebanon vì chuyện Syria. Cùng đi theo chủ nghĩa cực đoan của đạo Hồi, (Islamist, khác với Muslim), nhóm nào cũng xưng danh là mở ra cuộc Thánh Chiến, chiến tranh tôn giáo. Ðể làm gì?
“Hồ sơ Người Việt” xin đi lại từ đầu và trình bày bối cảnh của vấn đề quá phức tạp này.
Ðầu
tiên là ngôn từ
Trước khi nói về Thánh Chiến của Hồi giáo, xin nhắc lại về ngôn từ và nhận thức.
Thứ nhất, chúng ta thường có cảm quan hay ấn tượng - xin dùng chữ ấn tượng cho đúng, là nhận thức trên bề mặt - rằng quân khủng bố xưng danh Thánh Chiến là một thiểu số cực đoan của những kẻ điên cuồng sử dụng bạo lực vì lý do tôn giáo. Vì vậy, Thánh Chiến gần như là đồng nghĩa của cuồng sát và khủng bố.
Nhưng nếu chỉ là một nhóm điên rồ tôn sùng bạo lực thì vụ thánh chiến của họ đã không trở thành một phong trào.
Phong trào phải hàm nghĩa là đám đông, có mục tiêu hay sở thích được nhiều người theo, chứ không thể tồn tại và lan rộng nếu chỉ xuất phát từ vài người lập dị. Có thể là bên trong hay bên dưới của Phong trào Thánh Chiến này có nhiều kẻ bất bình thường hoặc điên dại, nhưng đây không là một tổ chức của người điên. Họ nhắm vào cái gì?
Thứ hai, chúng ta cũng thường nghĩ rằng phong trào khủng bố là đặc tính của một nhóm người theo một chủ trương hay khuynh hướng nào đó.
Thật ra, khủng bố chỉ là phương pháp, đó là gây ra sự sợ hãi bằng bạo lực để làm thay đổi nhận thức, cách sống hay lập trường chính trị của đám đông, dù rằng hành vi bạo động ấy gây thiệt hại cho người vô tội. Vì vậy, khủng bố có thể là phương pháp được nhiều nhóm người áp dụng tại nhiều nơi trong lịch sử, vì những lý do tôn giáo, sắc tộc hay chính trị.
Cộng sản từng áp dụng phương pháp khủng bố, mù quáng giết hại thường dân vô tội, nhưng họ kết hợp với chiến tranh du kích, khuynh đảo, tâm lý chiến và cả nổi dậy lẫn trận địa chiến để lật đổ một chính quyền. Hay để cướp chính quyền và xây dựng một chế độ chính trị khác. Họ sử dụng người cuồng tín để nhắm vào mục tiêu sâu xa lâu dài hơn.
Nếu chỉ nhìn vào một khía cạnh khủng bố, ta có thể đánh giá sai mục tiêu của những kẻ chủ mưu ở đằng sau. Họ có lý tưởng hay ảo tưởng mà ta cho là rồ dại, nhưng lạnh lùng khai thác sự điên cuồng hay hãi sợ của người khác để thực hiện lý tưởng đó. Họ có chủ đích, và tỉnh táo thi hành, chứ không phải là người điên.
Thứ ba, quan trọng nhất, là vấn đề ý thức hệ. Chúng ta đã từng thua người cộng sản một phần cũng vì không nhìn ra khía cạnh này.
Phong trào Thánh Chiến có động lực là tôn giáo, nhưng ý thức hệ hay tư tưởng chỉ đạo của họ vượt ra khỏi khuôn khổ tôn giáo mà bao trùm lên các lãnh vực tín ngưỡng (tin vào cái gì), xã hội (sinh hoạt ra sao), chính trị (thực hiện những gì) và văn hóa (suy nghĩ ra sao)... Không chỉ bao trùm mà thực ra họ còn hội nhập các lãnh vực đó vào một hệ thống tư tưởng có hàm ý phê phán cả chuyện đúng/sai.
Trước khi nói về Thánh Chiến của Hồi giáo, xin nhắc lại về ngôn từ và nhận thức.
Thứ nhất, chúng ta thường có cảm quan hay ấn tượng - xin dùng chữ ấn tượng cho đúng, là nhận thức trên bề mặt - rằng quân khủng bố xưng danh Thánh Chiến là một thiểu số cực đoan của những kẻ điên cuồng sử dụng bạo lực vì lý do tôn giáo. Vì vậy, Thánh Chiến gần như là đồng nghĩa của cuồng sát và khủng bố.
Nhưng nếu chỉ là một nhóm điên rồ tôn sùng bạo lực thì vụ thánh chiến của họ đã không trở thành một phong trào.
Phong trào phải hàm nghĩa là đám đông, có mục tiêu hay sở thích được nhiều người theo, chứ không thể tồn tại và lan rộng nếu chỉ xuất phát từ vài người lập dị. Có thể là bên trong hay bên dưới của Phong trào Thánh Chiến này có nhiều kẻ bất bình thường hoặc điên dại, nhưng đây không là một tổ chức của người điên. Họ nhắm vào cái gì?
Thứ hai, chúng ta cũng thường nghĩ rằng phong trào khủng bố là đặc tính của một nhóm người theo một chủ trương hay khuynh hướng nào đó.
Thật ra, khủng bố chỉ là phương pháp, đó là gây ra sự sợ hãi bằng bạo lực để làm thay đổi nhận thức, cách sống hay lập trường chính trị của đám đông, dù rằng hành vi bạo động ấy gây thiệt hại cho người vô tội. Vì vậy, khủng bố có thể là phương pháp được nhiều nhóm người áp dụng tại nhiều nơi trong lịch sử, vì những lý do tôn giáo, sắc tộc hay chính trị.
Cộng sản từng áp dụng phương pháp khủng bố, mù quáng giết hại thường dân vô tội, nhưng họ kết hợp với chiến tranh du kích, khuynh đảo, tâm lý chiến và cả nổi dậy lẫn trận địa chiến để lật đổ một chính quyền. Hay để cướp chính quyền và xây dựng một chế độ chính trị khác. Họ sử dụng người cuồng tín để nhắm vào mục tiêu sâu xa lâu dài hơn.
Nếu chỉ nhìn vào một khía cạnh khủng bố, ta có thể đánh giá sai mục tiêu của những kẻ chủ mưu ở đằng sau. Họ có lý tưởng hay ảo tưởng mà ta cho là rồ dại, nhưng lạnh lùng khai thác sự điên cuồng hay hãi sợ của người khác để thực hiện lý tưởng đó. Họ có chủ đích, và tỉnh táo thi hành, chứ không phải là người điên.
Thứ ba, quan trọng nhất, là vấn đề ý thức hệ. Chúng ta đã từng thua người cộng sản một phần cũng vì không nhìn ra khía cạnh này.
Phong trào Thánh Chiến có động lực là tôn giáo, nhưng ý thức hệ hay tư tưởng chỉ đạo của họ vượt ra khỏi khuôn khổ tôn giáo mà bao trùm lên các lãnh vực tín ngưỡng (tin vào cái gì), xã hội (sinh hoạt ra sao), chính trị (thực hiện những gì) và văn hóa (suy nghĩ ra sao)... Không chỉ bao trùm mà thực ra họ còn hội nhập các lãnh vực đó vào một hệ thống tư tưởng có hàm ý phê phán cả chuyện đúng/sai.
Những người thi hành cuộc thánh chiến, jihadist,
thành thực nghĩ rằng nhiệm vụ tôn giáo của họ là quảng bá tín ngưỡng của đạo
Hồi, theo cách suy diễn của họ, để làm thay đổi cả hệ thống cai trị, pháp lý,
hành chánh, giáo dục, kinh tế và văn hóa theo chuẩn mực của họ.
Chuẩn mực khắt khe, cực đoan và hẹp hòi đó không phản ảnh tư tưởng hay giáo lý đạo Hồi như ghi lại từ kinh Quran và phép sống Sunnah, mà còn hàm ý kết án và tiêu diệt mọi cách suy luận khác biệt của người trong đạo và ngoài đạo. Hãy tưởng tượng đến người cộng sản, khi phe Ðệ tam cầm quyền thì Ðệ tứ vào tù, hay bị sát hại, chưa nói đến những người không cộng sản.
Chuẩn mực khắt khe, cực đoan và hẹp hòi đó không phản ảnh tư tưởng hay giáo lý đạo Hồi như ghi lại từ kinh Quran và phép sống Sunnah, mà còn hàm ý kết án và tiêu diệt mọi cách suy luận khác biệt của người trong đạo và ngoài đạo. Hãy tưởng tượng đến người cộng sản, khi phe Ðệ tam cầm quyền thì Ðệ tứ vào tù, hay bị sát hại, chưa nói đến những người không cộng sản.
Phong
trào thánh chiến
Ngược dòng lịch sử, sau khi rời bỏ Mecca, đấng Tiên tri Mohammed của đạo Hồi đã tới Medina để lập ra một cộng đồng sinh hoạt đầu tiên của Hồi giáo, rồi lãnh đạo những nhóm tông đồ của mình tấn công các đoàn lữ hành của phe đối nghịch. Từ đó, lực lượng của ông chinh phục Mecca và một khu vực lớn của bán đảo Á Rập trước khi Mohammed tạ thế vào khoảng 630. Trong trăm năm sau, những người thâm phục tư tưởng của ông mở ra một đế chế rộng lớn từ Bắc Phi lên tới một phần lãnh thổ Tây Ban Nha và tại phía Ðông thì qua đến biên vực Ấn Ðộ và Trung Hoa.
Ngày nay, những người chủ trương Thánh Chiến muốn xây dựng lại đế chế oai hùng đó, nhưng là căn cứ để giải thoát toàn cầu.
Lực lượng Thánh Chiến có từng bước trong dự tưởng lớn lao này. Trước hết là lập ra một vương quốc được cai trị theo giáo lý của họ. Vương quốc hay emirate ấy sẽ là bàn đạp mở ra nhiều cuộc chinh phục khác để thành lập một đế quốc Hồi giáo gọi là caliphate (khaliphat) nằm dưới sự lãnh đạo của Giáo luật Shariah. Ðế quốc này sẽ bao trùm lên mọi lãnh thổ Hồi giáo và trải từ Tây Ban Nha (Al-Andalus theo tiếng Á Rập) đến Philippines và mở mang ra toàn thế giới. Thánh Chiến nhắm vào mục tiêu cải hóa toàn cầu.
Nói đến cải hóa hay “cải tạo” theo kiểu cộng sản, ý thức hệ Hồi giáo này sẽ chi phối và cải sửa mọi sinh hoạt của nhân loại, chứ không chỉ có sắc thái tín ngưỡng hay tôn giáo.
Tuy nhiên, từ dự tưởng mà nhiều người cho là ảo tưởng hay mơ hồ, thật ra, Thánh Chiến không là một khối thuần nhất.
Bên trong phong trào hàm chứa nhiều khác biệt về ý thức hệ, mục đích trường kỳ hay mục tiêu giai đoạn trong ngắn hạn, do chủ trương của nhiều lãnh tụ, xu hướng hay phe nhóm. Thí dụ như có lực lượng Thánh Chiến thì chú trọng đến triết lý dân tộc, thậm chí quốc gia, khác với lực lượng có tinh thần “liên quốc gia,” họ muốn khuynh đảo và lật đổ chế độ đang cai trị lãnh thổ của họ để lập ra một vương quốc. Còn lực lượng gọi là xuyên quốc gia thì coi vương quốc đó chỉ là một bước tạm, họ nhắm vào ưu tiên khác. Cũng có nhóm Thánh Chiến lại tin rằng khó thành lập một đại đế quốc thống nhất, mà chỉ muốn có nhiều vương quốc nhỏ hơn trải rộng trên cùng một lãnh thổ.
Lãnh tụ của những lực lượng khác biệt này trong cả phong trào xưng danh Thánh Chiến thường công khai nêu cao chủ trương của họ, không chỉ trong mục tiêu tuyên truyền bằng thuật hùng biện. Họ nói ra triết lý và chiến lược đấu tranh cho quần chúng sùng tín.
Một thí dụ là lãnh tụ còn lại của al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã có văn thư cho lãnh tụ Abu Musab al-Zarqawi của lực lượng Thánh Chiến al-Tawhid wal-Jihad hoạt động tại Iraq. Văn thư này được tình báo Hoa Kỳ bắt được và phổ biến từ năm 2005.
Qua mối quan hệ giữa hai lãnh tụ, người ta được biết al-Zarqawi thần phục tổ chức al-Qaeda và cải danh thành al-Qaeda tại Iraq, rồi trở thành tổ chức bình phong giương cao phiêu hiệu al-Qaeda, bên dưới có nhiều nhóm Thánh Chiến khác nhau, và lại đổi tên là Quốc gia Hồi giáo tại Iraq. Khi cần bành trướng hoạt động vào Syria, danh xưng lại được sửa lần nữa, thành Quốc gia Hồi giáo tại Iraq và khu vực Levant.
Nhờ lá thư của lãnh tụ al-Qaeda cốt lõi là al-Zawahiri, người ta thấy được chủ trương của họ:
“Sự chiến thắng của đạo Hồi sẽ không thể có nếu chưa thành lập một quốc gia Hồi giáo ở giữa trung tâm Hồi giáo như đấng Tiên tri đã thực hiện. Muốn như vậy, phải đuổi Mỹ ra khỏi Iraq. Rồi từ vương quốc Hồi giáo mở ra một quốc gia rộng lớn hơn. Bước thứ ba là tấn công các chế độ Hồi giáo theo thế quyền - cai trị không bằng thần quyền của Giáo luật - ở chung quanh Iraq, như Syria, Jordan, Saudi Arabia, Kuwait để đưa vào Ðế quốc Hồi giáo. Bước thứ tư là huy động lực lượng của Ðế quốc này tiêu diệt Israel.”
Từ lá thư đó, thế giới bên ngoài hiểu ra lực lượng Thánh Chiến tại Iraq. Then chốt là một cộng đồng sinh hoạt Hồi giáo làm trung tâm phát triển cơ sở, hay ý niệm Islamic State, Quốc gia Hồi giáo. Khi nội chiến bùng nổ tại Syria, họ thấy cơ hội khuynh đảo, bành trướng để cướp chính quyền, và lãnh đạo cả khối.
Việc họ vừa tấn công Iran hay Hezbollah là kết quả không đáng ngạc nhiên.
Mà lực lượng xưng danh Thánh Chiến tại Iraq, hay Syria, không là phong trào duy nhất giương cờ al-Qaeda.
Lực lượng al-Qaeda tại Bán đảo Á Rập (Al Qaeda in the Arabian Peninsula hay AQAP) đã thừa cơ “cách mạng” tại Yemen vào năm 2011 mà có lúc kiểm soát được một phần lãnh thổ ở đây. Lực lượng Al Shabaab thì chiếm đóng và cai trị nhiều khu vực của Somalia trong nhiều năm. Lực lượng al-Qaeda trong vùng Maghreb Hồi giáo (Al Qaeda in the Islamic Maghreb hay AQIM) thì lập ra một vương quốc ở mạn Bắc của xứ Mali từ năm 2012. Lực lượng Boko Haram thì nhắm vào phía của Nigeria. Tại Libya, những nhóm Thánh Chiến như Ansar al-Shariah cũng đang thừa cơ mà lập ra cơ sở và căn cứ.
Chúng ta có nhìn thấy một nét chính của phong trào này. Khủng bố là phương pháp hay phương tiện giai đoạn, để đạt mục tiêu kiểm soát lãnh thổ và lãnh đạo chính trị. Và họ tranh luận với nhau về từng khác biệt hay thắng bại ở từng nơi.
Ngược dòng lịch sử, sau khi rời bỏ Mecca, đấng Tiên tri Mohammed của đạo Hồi đã tới Medina để lập ra một cộng đồng sinh hoạt đầu tiên của Hồi giáo, rồi lãnh đạo những nhóm tông đồ của mình tấn công các đoàn lữ hành của phe đối nghịch. Từ đó, lực lượng của ông chinh phục Mecca và một khu vực lớn của bán đảo Á Rập trước khi Mohammed tạ thế vào khoảng 630. Trong trăm năm sau, những người thâm phục tư tưởng của ông mở ra một đế chế rộng lớn từ Bắc Phi lên tới một phần lãnh thổ Tây Ban Nha và tại phía Ðông thì qua đến biên vực Ấn Ðộ và Trung Hoa.
Ngày nay, những người chủ trương Thánh Chiến muốn xây dựng lại đế chế oai hùng đó, nhưng là căn cứ để giải thoát toàn cầu.
Lực lượng Thánh Chiến có từng bước trong dự tưởng lớn lao này. Trước hết là lập ra một vương quốc được cai trị theo giáo lý của họ. Vương quốc hay emirate ấy sẽ là bàn đạp mở ra nhiều cuộc chinh phục khác để thành lập một đế quốc Hồi giáo gọi là caliphate (khaliphat) nằm dưới sự lãnh đạo của Giáo luật Shariah. Ðế quốc này sẽ bao trùm lên mọi lãnh thổ Hồi giáo và trải từ Tây Ban Nha (Al-Andalus theo tiếng Á Rập) đến Philippines và mở mang ra toàn thế giới. Thánh Chiến nhắm vào mục tiêu cải hóa toàn cầu.
Nói đến cải hóa hay “cải tạo” theo kiểu cộng sản, ý thức hệ Hồi giáo này sẽ chi phối và cải sửa mọi sinh hoạt của nhân loại, chứ không chỉ có sắc thái tín ngưỡng hay tôn giáo.
Tuy nhiên, từ dự tưởng mà nhiều người cho là ảo tưởng hay mơ hồ, thật ra, Thánh Chiến không là một khối thuần nhất.
Bên trong phong trào hàm chứa nhiều khác biệt về ý thức hệ, mục đích trường kỳ hay mục tiêu giai đoạn trong ngắn hạn, do chủ trương của nhiều lãnh tụ, xu hướng hay phe nhóm. Thí dụ như có lực lượng Thánh Chiến thì chú trọng đến triết lý dân tộc, thậm chí quốc gia, khác với lực lượng có tinh thần “liên quốc gia,” họ muốn khuynh đảo và lật đổ chế độ đang cai trị lãnh thổ của họ để lập ra một vương quốc. Còn lực lượng gọi là xuyên quốc gia thì coi vương quốc đó chỉ là một bước tạm, họ nhắm vào ưu tiên khác. Cũng có nhóm Thánh Chiến lại tin rằng khó thành lập một đại đế quốc thống nhất, mà chỉ muốn có nhiều vương quốc nhỏ hơn trải rộng trên cùng một lãnh thổ.
Lãnh tụ của những lực lượng khác biệt này trong cả phong trào xưng danh Thánh Chiến thường công khai nêu cao chủ trương của họ, không chỉ trong mục tiêu tuyên truyền bằng thuật hùng biện. Họ nói ra triết lý và chiến lược đấu tranh cho quần chúng sùng tín.
Một thí dụ là lãnh tụ còn lại của al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri đã có văn thư cho lãnh tụ Abu Musab al-Zarqawi của lực lượng Thánh Chiến al-Tawhid wal-Jihad hoạt động tại Iraq. Văn thư này được tình báo Hoa Kỳ bắt được và phổ biến từ năm 2005.
Qua mối quan hệ giữa hai lãnh tụ, người ta được biết al-Zarqawi thần phục tổ chức al-Qaeda và cải danh thành al-Qaeda tại Iraq, rồi trở thành tổ chức bình phong giương cao phiêu hiệu al-Qaeda, bên dưới có nhiều nhóm Thánh Chiến khác nhau, và lại đổi tên là Quốc gia Hồi giáo tại Iraq. Khi cần bành trướng hoạt động vào Syria, danh xưng lại được sửa lần nữa, thành Quốc gia Hồi giáo tại Iraq và khu vực Levant.
Nhờ lá thư của lãnh tụ al-Qaeda cốt lõi là al-Zawahiri, người ta thấy được chủ trương của họ:
“Sự chiến thắng của đạo Hồi sẽ không thể có nếu chưa thành lập một quốc gia Hồi giáo ở giữa trung tâm Hồi giáo như đấng Tiên tri đã thực hiện. Muốn như vậy, phải đuổi Mỹ ra khỏi Iraq. Rồi từ vương quốc Hồi giáo mở ra một quốc gia rộng lớn hơn. Bước thứ ba là tấn công các chế độ Hồi giáo theo thế quyền - cai trị không bằng thần quyền của Giáo luật - ở chung quanh Iraq, như Syria, Jordan, Saudi Arabia, Kuwait để đưa vào Ðế quốc Hồi giáo. Bước thứ tư là huy động lực lượng của Ðế quốc này tiêu diệt Israel.”
Từ lá thư đó, thế giới bên ngoài hiểu ra lực lượng Thánh Chiến tại Iraq. Then chốt là một cộng đồng sinh hoạt Hồi giáo làm trung tâm phát triển cơ sở, hay ý niệm Islamic State, Quốc gia Hồi giáo. Khi nội chiến bùng nổ tại Syria, họ thấy cơ hội khuynh đảo, bành trướng để cướp chính quyền, và lãnh đạo cả khối.
Việc họ vừa tấn công Iran hay Hezbollah là kết quả không đáng ngạc nhiên.
Mà lực lượng xưng danh Thánh Chiến tại Iraq, hay Syria, không là phong trào duy nhất giương cờ al-Qaeda.
Lực lượng al-Qaeda tại Bán đảo Á Rập (Al Qaeda in the Arabian Peninsula hay AQAP) đã thừa cơ “cách mạng” tại Yemen vào năm 2011 mà có lúc kiểm soát được một phần lãnh thổ ở đây. Lực lượng Al Shabaab thì chiếm đóng và cai trị nhiều khu vực của Somalia trong nhiều năm. Lực lượng al-Qaeda trong vùng Maghreb Hồi giáo (Al Qaeda in the Islamic Maghreb hay AQIM) thì lập ra một vương quốc ở mạn Bắc của xứ Mali từ năm 2012. Lực lượng Boko Haram thì nhắm vào phía của Nigeria. Tại Libya, những nhóm Thánh Chiến như Ansar al-Shariah cũng đang thừa cơ mà lập ra cơ sở và căn cứ.
Chúng ta có nhìn thấy một nét chính của phong trào này. Khủng bố là phương pháp hay phương tiện giai đoạn, để đạt mục tiêu kiểm soát lãnh thổ và lãnh đạo chính trị. Và họ tranh luận với nhau về từng khác biệt hay thắng bại ở từng nơi.
Chúng ta sẽ còn phải tìm hiểu tiếp là sau khi đề ra mục đích mục tiêu, họ tiến hành như thế nào, theo lý luận gì về đấu tranh và tuyên truyền. Từ đó, may ra thì có thể kết luận là họ thắng hay bại, mạnh hay yếu. Ðấy mới là cơ sở cho cách đánh giá hay phê phán.
Kết
luận ở đây là gì?
Truyền thông quốc tế cứ chú ý đến hy vọng dân chủ hay nạn độc tài ở Syria, hoặc Libya, Egypt, hay thậm chí Philipppines, v.v... mà không mấy quan tâm đến cách nhìn và tầm hoạt động của Phong trào Thánh Chiến.
Truyền thông quốc tế cứ chú ý đến hy vọng dân chủ hay nạn độc tài ở Syria, hoặc Libya, Egypt, hay thậm chí Philipppines, v.v... mà không mấy quan tâm đến cách nhìn và tầm hoạt động của Phong trào Thánh Chiến.
No comments:
Post a Comment