Thứ hai, ngày 04 tháng mười một năm 2013
Hôm khai mạc hội nghị trung ương 8 vừa qua, ông thủ
tướng đọc báo cáo tại hội nghị trung ương 8 đang diễn ra có đoạn, kinh tế vĩ mô
tạm ổn sau hơn 2 năm thực thi nghị quyết 11/2011. Lạm phát đã được thủ tiêu.
Niềm tin dân chúng vào đồng tiền đã được củng cố. Tình trạng đô la hóa và vàng
hóa thị trường đã được kiểm soát. Tăng trưởng tuy không đạt như mong muốn,
nhưng tốt trong tình trạng kinh tế đang suy thoái trong nước và toàn cầu. Tất
cả những điểm sáng này là do một tay ông Thống đốc NHNNVN Nguyễn Văn Bình làm
ra, dĩ nhiên có sự góp phần của các bộ, ban ngành khác.
Từ tháng 8/2011 ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức Thống đốc NHNN VN là lúc dầu sôi lửa bỏng. Lãi suất ngân hàng kịch trần lên đến 28 - 30%/năm. Lạm phát của năm đứng hàng thứ 2 trên thế giới - chỉ sau Venezuela 29.6% - khoảng 17.15%. Bong bóng bất động sản xì hơi giai đoạn khốc liệt nhất. Nợ xấu tràn lan, doanh nghiệp chờ ngày chết, và đóng cửa hàng loạt. Sức mua của dân cạn kiệt sau nghị quyết 11/2011 được ban hành. Kinh tế vĩ mô khốn đốn. Mọi hậu quả đó là do người tiền nhiệm để lại. Ông phải tháo gỡ khó khăn.
Từ tháng 8/2011 ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức Thống đốc NHNN VN là lúc dầu sôi lửa bỏng. Lãi suất ngân hàng kịch trần lên đến 28 - 30%/năm. Lạm phát của năm đứng hàng thứ 2 trên thế giới - chỉ sau Venezuela 29.6% - khoảng 17.15%. Bong bóng bất động sản xì hơi giai đoạn khốc liệt nhất. Nợ xấu tràn lan, doanh nghiệp chờ ngày chết, và đóng cửa hàng loạt. Sức mua của dân cạn kiệt sau nghị quyết 11/2011 được ban hành. Kinh tế vĩ mô khốn đốn. Mọi hậu quả đó là do người tiền nhiệm để lại. Ông phải tháo gỡ khó khăn.
Có 3 vấn đề về mặt ngắn hạn ông Thống đốc NHNNVN làm
tốt cho ngắn hạn, nhưng cũng là cái xấu cho dài hạn của nền kinh tế nước nhà.
Vấn đề độc quyền kinh doanh vàng và đô là là một
việc tốt. Nó đã giúp đảng cầm quyền đem về lợi nhuận gần 6.500 tỷ để góp vào ngân sách nhà nước
đang thiếu hụt vì tình trạng kinh tế đang khốn đốn. Nó đã giúp tình trạng vàng
hóa và đô la hóa bị tiêu diệt. Nhưng về dài hạn, nó đã góp phần làm tê liệt một mảng lớn của kinh tế vĩ mô của đất nước -
tài nguyên, vàng đô la và chứng khoán. Điều này kéo theo đồng tiền sẽ bị nằm
trong ao tù nước đọng, dẫn đến kinh tế ngoài nhà nước thiếu hụt tư bản đầu tư,
và các doanh nghiệp tư nhân sẽ khốn đốn. Trong khi đó, doanh nghiệp ngòai nhà
nước đóng góp đến hơn 60% GDP của đất nước. Còn nhớ những năm đầu 1990s cũng
độc quyền vàng đô la, thị trường heo hút, sau đó xóa độc quyền thị trường trở
nên sôi động và kinh tế thoát hiểm. Cambodia cứ thả cửa cho đô la và vàng hóa,
nhưng đồng tiền của họ vẫn mạnh hơn đồng tiền Việt và không lạm phát, đồng đô
la cũng không giết được đồng Ria.
Tăng lãi suất kịch trần và hạ lãi suất chậm chạp là
vấn đề thứ hai ông Bình đang cố gắng làm, để khởi động lại dòng tiền tín dụng
đến các doanh nghiệp đang khát vốn, và cứu lấy bong bóng bất động sản đang xì
hơi đến kiệt quệ. Giai đoạn tăng lãi suất kịch trần nhằm giảm lạm phát. Sau khi
kinh tế suy sụp, sức mua của dân cạn kiệt, tình trạng lạm phát không thể xảy ra
dù giá xăng dầu tăng đến 3 lần trong 1 tháng, là bắt đầu lúc ông Bình hạ lãi suất ngân hàng đến 3 lần liên tiếp. Điều
này đúng, nhưng lúc này việc hạ trần lãi suất lại không có tác dụng vì; Dư nợ
vay tín dụng của các ngân hàng ở lãi suất cũ quá cao; thiếu thanh khoản ở các
ngân hàng đang ở giai đoạn tầm trọng vì đóng băng bất động sản; khả năng cho
vay của các ngân hàng lại kém, vì doanh nghiệp sắp chết thì không đủ điều kiện
cho vay, doanh nghiệp làm ăn được thì thu nhỏ thị trường không cần phải vay.
Hậu quả là, toàn hệ thống ngân hàng như con rắn đang tự ăn cái đuôi của mình
cho đến khi tự nuốt đến cái đầu.
Giải quyết nợ xấu là lĩnh vực ông Thống đốc làm cũng
tốt cho đến bay giờ. Mua bán và sáp nhập các NH mất khả năng chi trả vào
những ngân hàng còn mạnh, và đang là chủ nợ của ngân hàng kia, là một việc làm
đúng của ông. Nhưng nó lại làm 2 cái nợ nhỏ gộp thành một cái nợ to, cũng chỉ
là giải pháp tình huống trong lúc bỉ cực. Không còn cách nào khác, vì không thể
làm sụp bất kỳ một ngân hàng nào trong lúc này sẽ kéo theo chuỗi domino kinh tế
sụp đổ, và có thể kéo theo động loạn chính trị. Từ đây nợ xấu bắt đầu hiển
hiện, và việc hình thành VAMC - công ty mua bán nợ xấu quốc gia - mua một đống
nợ xấu nhưng không biết sẽ bán nó cho ai? Một cách giật gấu vá
vai trì hoãn thời điểm tử vong của một con bệnh nan y.
Nhiều bài viết về ông Thống đốc ngân hàng nhà nước
đương nhiệm - Nguyễn Văn Bình - đa số đều chê, chưa thấy lời khen. Thực ra,
việc ông Bình làm trong gần 3 năm qua có cái tốt ngắn hạn, lại là cái xấu trong
dài hạn. Nhìn bề ngoài là kinh tế đang phục hồi, và các khoản nợ xấu đang được
giải quyết ổn thỏa, nhưng nợ xấu của ngân hàng lại chính của ngân hàng nợ ngân hàng.
Hay nói cách khác, ngân hàng đang là con nợ xấu của tiền tiết kiệm mà người dân
đang ký gửi ở các ngân hàng để lấy lãi.
Một bài toán khó cho không chỉ riêng ông Thống đốc
NHNNVN, mà cho tất cả mọi chuyên gia tài chính ngân hàng toàn cầu, khi những
quyết định được đưa ra bằng ý chí của chính khách, chứ không giải quyết bằng
cách bài bản của kinh tế tài chính học thực sự. Trong ngắn hạn, ông Thống đốc
đang giải quyết tốt, nhưng trong dài hạn, tất cả những tồn đọng từ dạng này
chuyển sang dạng khác theo cách giải quyết của ông, và đặc biệt, hệ lụy của xóa
sổ một mảng kinh tế lớn - vàng và đô la - sẽ đẩy nền kinh tế nước Việt như một
cây cổ thụ mục, rỗng ruột, chỉ còn cái vỏ, chỉ cần một cơn gió nhẹ thoảng qua,
nó đổ sụp bất kỳ lúc nào không thể ai có thể đoán được.
Bài
đọc liên quan:
No comments:
Post a Comment