ABC (*)
Posted by diendanxahoidansu on 04/11/2013
Đôi lời: Nhưng chỉ là một câu trả lời, bổ sung cho vài giả định, nghi vấn, về
chữ “Nhẫn” của Tướng Giáp:
Ông đã chịu “Nhẫn” để bảo vệ
“sự đoàn kết”, cho “thanh danh” và “thắng lợi cuối cùng” của ĐẢNG. Đó là
lý do lớn nhất, hỡi các fan của “Người”!
*
*
Đã không muốn viết thêm suy
nghĩ cá nhân về ông Giáp, nhưng rồi cứ phải đọc thêm những bài “kinh nhật tụng”
từ mọi nơi thật phiền. Hôm nay lại thêm bản dịch từ bài của một
tay người Pháp bên trang Bauxite (**) tỏ ra khâm phục VNG theo
cách của … dân cá độ ca tụng Mike Tyson … đánh cú đó hay, đấm cú nọ tốt. Hic!
Nếu tác giả sống kiếp dân oan ở VN, chắc sẽ nghĩ lại và viết khác, chỉ phiền là
bài viết loại ấy sẽ đánh mạnh vào tâm lý “sính ngoại” của dân Việt, rồi 700 tờ
loa XHCN sẽ lại mượn vào mà rú mà gào tiếp tục … ”một bộ phận” người dân đã mù
lại thêm mờ.
Người Việt thì cứ tự phán đoán
người Việt, sao cứ phải hy vọng người ở ngoài chăn” bắt rận trong chăn” giùm
mình ?
Hễ khi nào còn thể chế độc tài
toàn trị CSVN, thì những nhân vật lãnh tụ của họ vẫn còn có đủ bóng tối để lẩn
núp. Độ lùi cần thiết để nhận định tương đối đúng về họ sẽ là thích hợp, ngay
vào thời điểm CSVN đã hoàn toàn “trở về … dưới “! Vai trò của ông Giáp, nếu xét
theo Chính nghĩa dân tộc thì đã hiện ra khá rõ. Còn con người cá nhân của ông
ta, có lẽ cần thêm thời gian (như mọi lãnh tụ khác của CSVN và CSTQ, khi được
bạch hóa, hình ảnh họ chắc sẽ đi từ “cực dương” theo lời đảng hôm nay để trở
ngược theo chiều âm, không chỉ tệ ở mức ấy?, tệ hơn mức ấy nhiều?, hoặc tệ hơn
xấu hơn, hoặc cực xấu, cực ác…? mà không có vế ngược lại như phần đông họ là
như vậy!)
Còn nay, nếu muốn nói về họ, ta
cứ phải căn cứ vào những Sự thật hiển nhiên và những Giá trị chung nhất có lẽ
cũng đã gần đúng. Để hy vọng nhận xét có được chút đạo lý, tránh bớt …cãi lộn,
có lẽ đành hạn chế cái emotion (xúc cảm) nhất thời, ráng tỉnh táo phân biệt
Chính – Tà, Thiện – Ác mà trình bày rõ quan điểm của mình cho có chút tiếng nói
dân sự.
Trong “làn sóng” phê phán ông
ta, phần đông thích dẫn câu thơ “Nhất tướng công thành, vạn cốt khô”. Chuyện
này, dĩ nhiên ai nấy đều hiểu tác giả Tào Tùng (?) than thở chung chung về một
thực tế hiển nhiên. Cuộc chiến tranh nào lại không có “nhất tướng” và “vạn cốt
khô” (chỉ trừ Game online hay chiến tranh….“võ mồm”). Tuy mang ngầm ý xót xa,
phê phán thảm cảnh chiến tranh, nhưng vì biết đó là chuyện khó tránh nên không
thấy Tào tiên sinh (dám) đào sâu, mở rộng gì cả. Tuy tác giả Tào Tùng nói về
một thực tế hiển nhiên khó tránh, nhưng đã chắc gì Tào tiên sinh hoàn toàn đúng
? Nhất là, nếu ngài than thở về cái “vạn cốt khô” trong thời Lý Thường Kiệt,
Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Cần Vương v.v.. ở Việt Nam?. Vấn đề có lẽ
sẽ sáng tỏ hơn nếu ta thử tự hỏi “Đâu mới thực sự là Đạo lý đúng đắn, là Chính
nghĩa” ?!
Với lịch sử chống ngoại xâm của
VN, thì kẻ ngoại xâm tất nhiên là Sai, là Ác là Tà đạo. Người đứng lên chống
lại chúng tất nhiên là Đúng, là Thiện, là Chính đạo. Cái “vạn cốt khô” khi ấy
chứa đầy đủ sức mạnh của Chính nghĩa Dân tộc. Điều ấy, muốn hay không, luôn là
chân lý hiển nhiên, là “thiên kinh, địa nghĩa” của muôn đời, ở mọi quốc gia. Đó
là điều vượt ngoài mọi loại phê phán. Chiến tranh vệ quốc là Đúng đắn và Chính
nghĩa , do những “vạn cốt khô” tự nguyện, hãnh diện, vui để chết, tự hào được
là “ cốt khô” vì Dân tộc, vì Tổ quốc (trong đó có cả dòng tộc, gia đình của mỗi
“ cốt khô”). Sự hy sinh ấy là cao thượng. Hy sinh ấy, người chết đã đồng lòng
với vị “nhất tướng” của mình, cùng nhau bảo vệ đất nước, dân tộc của chính họ,
trước hiểm họa trở thành nô lệ cho giống ngoại chủng !
Có thể có một số người không
thích, nhưng cũng theo nghĩa ấy, CSVN phần nào có thể kể về cái công chống Pháp
(tất nhiên không chỉ họ, chống Pháp đã có rất nhiều tiền nhân nước Việt trước
CS, trải máu xương để hun đúc, dọn đường cho tinh thần hy sinh vì đại nghĩa).
Khi ấy, nước Pháp mang bộ mặt của thực dân, đến cướp đất nước này, ngạo mạn và
tàn ác, xem dân Việt như loài bán khai, như nô lệ…Ai đứng lên chống lại chúng
đều có chính nghĩa vững vàng của cả một dân tộc phía sau. Công tuy là của toàn
dân VN, nhưng CS xét ra cũng có phần (phần ấy nhiều hay ít thì phải đủ dữ kiện
xét xem có phải “một bộ phận” CSVN thời ấy đã khéo che dấu cái mục tiêu băng
đảng ích kỷ, lén chui núp phía sau cái mục tiêu vì dân vì nước… ). Nhưng nhìn
chung, những mất mát hy sinh của dâc tộc, bao gồm cả CSVN trong thời chống Pháp
đều là chuyện có thật và hợp đạo lý. Cũng xét như thế, CSVN có thể kể công
trong trận chiến với “bành trướng bá quyền TQ của họ Đặng” và bọn Polpot tay
sai, (công ấy to hay nhỏ thì cũng cần thời gian xét xem ai gây nên tai họa ấy.
Giai đoạn này, CSVN có số mệnh liên đới với dân tộc, thì dù không muốn, họ cũng
buộc phải chung bước). Mục tiêu chiến tranh ấy cũng có chính nghĩa bảo vệ, bảo
toàn cho đất nước và dân tộc VN (đợt này nghe nói ông Giáp không đóng vai trò
gì lớn).
Trong một nước, ai có vai trò
nấy, “ta không thể dùng đầu để ngồi, không thể bắt cái mông suy nghĩ như bộ
não”…Ông Giáp đã là tướng, giặc đến thì đánh, đánh giặc thành công thì là một
danh tướng. Chẳng có gì đế phải nói quá nhiều.
Trên là dùng “Chính nghĩa Dân
tộc” mà xét ! Viết ra để mong “ai đó” đừng nghĩ người dân VN không biết xem xét
hết các điều ấy. Nên tự hiểu rằng CSVN được cho phép tồn tại đến giờ này, chính
vì người dân VN “ ân oán phân minh” , nắm rất vững “đạo lý Dân tộc”.
Thế nhưng, một khi đã không vì
dân vì nước, mà chỉ vì phục vụ cho cái “chính nghĩa sáng ngời ” nào đó, cho một
thứ “quốc tế Cộng sản” hoang đường xa lạ, bạo ác, cho cái lý tưởng băng đảng,
ẩn giấu sau thứ “thế giới đại đồng” xảo quyệt nào đó, khi đã thản nhiên mở
miệng xác quyết rằng, “ta đánh là đánh cho Liên xô, Trung quốc”, lùa đồng bào
đi chết cho mục tiêu của những đám người ngoại chủng v.v.., thì tất nhiên khi
ấy, “Chính nghĩa” sớm đã tự nó tiêu tan mất rồi !
Đã không có Chính nghĩa, thì
cuộc đời ông Giáp lại hiện ra theo một kiểu cách khác. Với những”bạch hóa” tuy
chưa đầy đủ, nhưng ta đều biết ông ta không phải người quá ngây thơ, để không
nhận ra Sự thật Phi nghĩa nói trên (qua “Bên Thắng Cuộc” về Tướng Giáp”, hẳn ta
biết rằng ông ta đã có nhiều cơ hội và kinh nghiệm để có thể ý thức rất rõ,
rằng đám người trong băng đảng CSVN của ông ta mà cướp được quyền cai trị, tất
sẽ góp phần biến đất nước và con người VN thành nô lệ đời mới cho một thể chế
“Độc tài- Toàn trị” độc hại. Người dân VN chắc chắn phải đội lũ “vua Tập thể”
trên đầu mà chịu nghèo đói, tan thương và hèn nhược với kẻ thù ngoại bang). Một
vị tướng, khi đã biết rõ điều Phi nghĩa, hại dân, mà vẫn biến đồng bào mình
thành“vạn cốt khô“ để tiếp tục phục vụ nó, thì vai trò ông Giáp càng cao, tội
đối với dân với nước lại càng nặng (xét ông ta trong vai trò một trong các nhà
Lãnh đạo quan trọng của CS quốc tế, và của CSVN nói riêng). Ông ta là một người
CS từ đầu đến chân, điều ấy đã cung cấp khá đủ thông tin và kinh nghiệm để ta
suy luật rằng ông ta đã từng mặc kệ tương lai của Quốc gia, của Dân tộc, của
Giống nòi…để chăm lo cho một tương lai vô định của một thứ băng đảng bẩn thỉu,
tàn bạo (mà chính ông ta cũng suýt trở thành nạn nhân của nó, dù cho đã hết mực
cống hiến, luôn tỏ tất dạ trung thành).
Vì tất cả đều là sự thật, nên
thật khốn nạn cho cả ông ta, lẫn đám nạn nhân “dân tộc VN” của ông ta !
Khi đã là Phi nghĩa, tại sao ta
phải ngợi ca ? Ta không ngợi ca lũ người phi nghĩa như…Thoát Hoan, Tôn sĩ Nghị,
thực dân Pháp v.v.., tức là ta đã biết lòng mình căm ghét những điều Phi Nghĩa
cơ mà? Không phải cái lẽ Chính -Tà quan trọng đến mức cụ Phan Tây Hồ đã buộc
phải nén lòng nặng lời trách mắng, phê phán đến thậm tệ một Nhân cách lớn như
cụ Phan bội Châu sao? Không phải nó quan trọng đến mức cụ Ngô Đình Diệm thà
chịu tính mạng bị đe dọa, chứ không chấp nhận đoàn quân viễn chinh Mỹ để rồi
phải mang tiếng trước quốc dân đồng bào? Không phải nó quan trọng đến mức HCM
& bọn Mao phải che dấu các quân đoàn TQ sang Bắc Việt dưới danh nghĩa “cố
vấn”, “hổ trợ”, “dân vận”… ráng tránh cái tiếng “cõng rắn, cắn gà nhà”, “rước
voi dày mã tổ” đó sao? v.v.. Đừng cho rằng nó là quan niệm cũ kỹ của quá khứ
phong kiến, mà nên hiểu đó là điều quan trọng nhất trong lòng người dân Việt!
Là điều quyết định thắng bại! Đã phi nghĩa thì “dân bất tín” , đã “dân bất tín”
thì…”bất lập”.
Quý vị nào ủng hộ sự tiến bộ
của “ Ngôn luận-Dân chủ -Tự do” mà còn trải thân ngợi ca điều phi nghĩa, sẽ tự
mình nhận cái hậu quả hoài nghi, “bất tín” trong lòng người ! Thiện bao nhiêu
cũng không đủ, nhưng Ác một chút thì đã là Ác rồi .
Đã không còn Chính nghĩa, thì
khi cái Sai và Ác quá sâu, quá rộng, làm lệch cán cân Công lý, chắc chắn lòng
dân sẽ hướng đến chuyện khác, và hiện nay là đang chuyển đổi như thế. Cái Sai,
cái Ác bị tiêu diệt, hoàn toàn không phải vấn đề Vận mệnh, nó chỉ đơn giản là
tiến trình tất yếu của cái luật Công Bằng có sẵn trong lòng người. (Người Ai
cập xưa, có quan niệm rất hay để răn con người, qua việc ẩn dụ sau khi chết,
tội lỗi của một đời người sẽ được cân đo nặng nhẹ với một “chiếc lông chim Công
lý”. CSVN hãy thử tự cân mình xem thế nào?).
Đó là trong bức tranh toàn cảnh, hình ảnh một “vị tướng huyền thoại” trở thành…vớ vẩn. Hình ảnh ấy chắc chắn chỉ là một “mưu thuật chính trị” của CSVN.
Còn nếu xét ông ta như một con
người cá nhân thì về tâm ý, ông ta đã không vì Quốc gia, Dân tộc mà lại thẳng
tay “sử dụng” sinh mạng người dân VN để quyết tranh đua chuyện “mệt mỏi vì giết
nhau” với kẻ thù (Tờ Wall Street Journal ghi lại câu nói nổi tiếng tàn bạo, xem
mạng người như cỏ rác của ông ta “Các bạn giết 10 người của chúng tôi thì chúng
tôi cũng giết một người của phía bạn, nhưng cuối cùng, các bạn sẽ mệt mỏi với
điều đó trước chúng tôi” ). Dù ngữ cảnh của câu nói ra sao đi nữa, cái tâm ý
của một người thản nhiên phát biểu một nội dung bạo liệt như thế, hẳn đó phải
là một kẻ sắt đá, lạnh lùng và rất nhẫn tâm. Xương máu những con dân người Việt
Nam đáng có một thái độ trân trọng hơn như thế.
Có những câu nói tuy ngắn,
nhưng đủ để trình bày trọn vẹn cái “chân dung nhân cách” của một con người. Nếu
xem ông ta như một Vĩ nhân …thì e rằng không thể có loại Vĩ nhân bỏ mặc các lẽ
Thiện-Ác, Chính-Tà trước khi quyết tâm biến đồng loại thành “vạn cốt khô”cho
một mục tiêu mà mình thừa biết là Gian trá, Lầm lạc và Độc hại. Với câu nói ấy
cho ta thấy rõ, thế nào đi nữa, trước hết ông Giáp vẫn là một biểu trưng điển
hình, trọn vẹn, đứng vào hàng nhất, nhì của tập đoàn “bạo quyền chuyên chính”
tàn ác của CN Mac-Le. Một con người say mê chủ nghĩa CS quốc tế, thứ chủ nghĩa
đại diện cho các loại tội ác chống lại loài người !
Nửa phần đời, ông ta vẫn nhắm
mắt mà “nhẫn” mãi để một mực trung thành với cái Sai, cái Ác. Chữ “nhẫn” lẽ nào
đã giúp ông ta yên lòng, để mặc cho cái Ác hoành hành ngang dọc, giết hại chiến
hữu, đồng đội thân quý từng cùng nhau “vào sinh ra tử” ngay trước mắt mình. Chữ
“nhẫn” lẽ nào giúp cho ông ta phó mặc hiện tình dân tộc, ẩn dật nơi kín đáo,
trong khi vẫn biết rõ cái Sai, cái Ác đang tàn hủy đất nước, tàn hủy cả cái lý
tưởng cao đẹp mà ông ta (có thể) đã từng ôm ấp khi quyết định dấn thân buổi ban
đầu…. Hay ông ta “ nhẫn” được vì ông ta thừa hiểu ”chính trị vốn gian hiểm và
bạc ác” như thế? Phải chăng ông ta hiểu và đo lường được nó từ kinh nghiệm bản
thân, từ những năm 1946, khi ông ta chỉ huy những cuộc ám sát hàng trăm nhà
lãnh đạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Đảng và những tổ chức quốc gia khác…
Giết những người con nước Việt, những nhân tài, trí thức, yêu nước chỉ vì họ
khác chính kiến với mình. Xong ông ta thỏa mãn và tự hào nói “Việc thanh toán
những kẻ phản động của Việt Nam Quốc Dân Đảng được ban thưởng với sự thành
công…” . Tay của vị tướng ấy cùng lúc, vừa đẫm máu giặc, vừa đẫm máu dân và đẫm
máu của những người yêu nước chân chính.
“Nhân tài là nguyên khí của
quốc gia”, tội ác ấy, không chỉ giết đi những người cha, người ông người chồng
của các gia đình, mà nó đã góp phần phá hủy tương lai, tiền đồ chung của cả một
dân tộc, làm lụn bại giống nòi! Một “ nhân cách lớn” quyết không thể như thế!
CSVN và ông Giáp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong tội ác ấy – Lịch sử Việt
Nam phải trả lại công lý cho những người con yêu nước chết vì chính kẻ đồng bào
độc ác của mình. Phải để công bằng được tái lập, và để cho hương hồn của nhân
tài nước Việt có thể yên nghỉ.
Lần theo cái “ nhẫn” quá mức
ấy, ta còn có thể hình dung được điều khủng khiếp, đau đớn và tuyệt vọng nhất
của đời ông Giáp, nếu có, đó là buộc phải tự thú nhận bằng lý trí với chính
mình, rằng HCM là kẻ ác, kẻ sống thủ đoạn và nhất là đã phản bội lại mục tiêu
cao đẹp đúng đắn của những tâm hồn yêu nước trong sáng. Rằng, HCM đã chọn sai
con đường phát triển đối với Quốc gia, Dân tộc…Có khi thâm tâm ông ta đã từng
“đau đớn“ với các điều như thế chăng?
Nếu không thì ông ta ủng hộ HCM
quá mù quáng, không xứng hai chữ trí thức. Còn nếu có thì, tội gì khi đã nhận
ra sai lầm, mà vẫn cứ tự nguyện cúi đầu trung thành, sống kiếp “vĩ nhân nô lệ”
cả một đời cho một kẻ như thế. Lòng trung thành tuyệt đối ấy, có lẽ đã khiến
“huyền thoại” cho ra những “hồi ký” vô cùng đơn điệu, buồn chán…hoàn toàn bất
xứng tầm. Phần vì sự kiểm duyệt của “đồng chí”, phần vì nghèo nàn ý tưởng, nên
cả mấy cuốn “hồi ký” của ông ta, chỉ trông giống như một chữ “nhẫn” to, đọc rất
buồn…ngủ, khó mà nhận giải như Churchill…! Tiến sĩ François Guillemot viết: “Ông
cúi mình trước tất cả các thử thách của đảng để không bao giờ phản bội Hồ Chí
Minh. Đó là đường lối hành xử của ông cho đến hết đời, gần như một nỗi ám ảnh.
….” Cái nhìn ấy, đối với mẫu người như ông Giáp, chắc cũng không xa sự thật
là mấy !
Trách trong chuyện chung, ông
ta lạnh lùng dùng máu người đồng chủng cho một thứ “chính nghĩa xa lạ hoang
đường”, cho mục tiêu “băng đảng” ích kỷ, tàn hại. Công thì ít mà tội thì quá
mức. Dù cho thành công, nhìn lại chỉ thấy quá nhiều những Sai lầm, Mưu thuật,
Phi nghĩa, Vô nhân, Tàn độc…
Trách trong chuyện riêng, ông
ta dùng chữ ”nhẫn” để thanh minh và để chịu đựng bất công của ông ta lẫn đồng
đội. Ông ta mượn chữ “nhẫn” để dùng, vì nó cần cho mục đích biện bạch, hoặc có
thể cần để duy trì cho cái vầng hào quang nào đó của riêng ông ta. Nếu lại xét
cái “nhẫn” ấy có phải là vì chiến hữu, vì đồng đội, vì Dân ,vì Nước không, thì
cái “nhẫn “ ấy trong ông ta hoàn toàn phá sản !
Xét thế nào thì tùy mỗi người,
với tôi, ở ông Giáp, ranh giới giữa “Nhẫn” và “Hèn” …xin lỗi các “fan”, nó quá
mờ nhạt. Tình đồng đội, tình chiến hữu, tình người…ở ông ta quá bạc ! Nhất là
trong vai trò một vị tướng… Người ta không thể thấy rõ cái ranh giới ấy ở ông
ta, như có thể thấy ở những cụ Xuân Bách, Hoàng minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ
v.v.. Khi đã ngộ ra điều gì mới thật sự Đúng đắn, mới là Tốt đẹp cho Dân, cho
Nước… cụ Xuân Bách đã không chọn “nhẫn” mà chỉ thẳng thắng lên tiếng, mặc cho
cái họa “phản đảng” treo trên đầu mình. Khi thấy cái lý tưởng “thay bằng cực
Thiện” của mình bị cái “Ác luân hồi” tàn hủy, cụ Trần Độ đã thẳng thắng từ bỏ
nó và cũng bất kể hậu quả, lên tiếng mạnh mẽ chống lại nó. Cũng vì những lý do
như thế, cụ Hoàng Minh Chính quyết tạo lập chính đảng mới cho lý tưởng trong
tim mình, thản nhiên chấp nhận tù tội. Tù tội với cụ như chuyện phải đến, nhưng
cụ quyết không vì thế mà sống trái lòng, không dám đứng lên hành động. Các cụ
ấy đều là đại công thần của CSVN. Nhưng khi đã tự biết mình Sai thì can đảm tự
sửa mình, đứng lên gióng lên một hồi chuông báo động. Dù là ai, ở bên nào, thì
lòng yêu nước chân thành, xét cho cùng, tất sẽ phải đi theo một con đường Chính
đạo như thế !
Dám “tự sửa”, dám thẳng thắn
đối diện và chấp nhận các đòn thù, như xưa kia từng phơi mình trong chiến trận.
Tuy không hề “ưa” Mác lẫn CS, nhưng thâm tâm người ta vẫn có thể cảm thấy chính
những người như họ mới là những Nhân cách lớn, đã sống và chết không thẹn với
Trời, với Người và không hổ với Lương tâm. Nhận ra sai lầm, họ đã cố gắng hết
sức để được sống rõ ràng, minh bạch và sòng phẳng. Sòng phẳng không phải cho ai
cả, mà trước hết có lẽ với chính lương tâm họ. Họ không cần đến lời thanh minh…
Hành xử như thế, tuy có thể là“
thiếu vĩ đại” “thiếu khôn ngoan”, “thiếu…nhẫn” theo như nhận xét của một số
người, hoặc là những kẻ phản bội, phản đảng theo như phán xét của CSVN). Nhưng,
dù ra tay tiêu diệt, đè bẹp họ, có lẽ chính bọn CSVN trong thâm tâm cũng phải
cúi đầu trước những nhân cách và bản lĩnh ấy, Thái độ của CSVN đối với các vị
ấy khác hẳn đối với ông Giáp, cho dù các vị ấy không “nhẫn” với chúng chút nào!
Khi so sánh thấy được đôi điều
như thế, thì có gì mà không dám phê phán ông Giáp? Viết ra điều mình nghĩ thì
có gì phải ngại! Muốn hay không, thì như một lẽ tất nhiên, chắc chắn một phần
đời của ông Giáp sẽ được ca ngợi tôn vinh và một phần đời khác chắc chắn phải
chịu chỉ trích (và cả căm ghét)! Chuyện ấy dù thế nào, chắc chắn nó sẽ chẳng
chiều theo ý kiến của một ai cả. Nhưng cũng nên nhớ, cho đến lúc này, người
viết vẫn cố gắng giữ gìn giọng văn, vì ít nhiều vẫn có sự kính trọng khác đối
với ông Giáp.
Như năm 1975, Mỹ thỏa hiệp bàn
giáo số mệnh dân tộc VN cho Nga- Tàu. Đứt viện trợ, mất hậu thuẫn, thế mạnh yếu
quá chênh lệch, VNCH non trẻ kia đành chịu vỡ trận. Phe ông Giáp thắng to,
nhưng ông ta không “ngủ quên trên chiến thắng” , không quên giặc Tàu dòm ngó
các quần đảo…và ông ta đã kịp thời “ra tay thành công”. QĐND đã nhanh chóng
“tiếp quản” các vùng biển đảo, trước mũi bọn ngoại bang, bao gồm cả lũ giặc
Tàu. Thì với tôi, rất rõ ràng, đó là cái sáng suốt của vị tướng tài, đã có một
quyết định có lợi cho đất nước, cho dân tộc. Và cũng rất có thể, cuối đời ông
ta đã ân hận (hay vẫn “Non! Jamais !“?) và chuộc phần nào lỗi lầm của mình
trong phạm vị có thể, bằng những kiến nghị đánh động lòng người v.v.., có một
sự cố gắng trong chừng mực ngoài chữ “nhẫn”, ông ta đã cảnh báo toàn dân về tất
cả các nguy cơ nội xâm bằng uy tín cuối đời của mình… Công ra công, tội ra tội
nên có thái độ cho thật đúng để khỏi phải tự xấu hổ với chính mình mà thôi !
Sẽ có nhiều fan bất bình, nhưng
sorry, cái “xã hội dân sự” nó thế, nó vốn không thích để cho một mình đảng ta
tác oai, tác quái chiếm lĩnh trọn vẹn sân khấu cuộc đời. Mong ai đó thông cảm
nhé !
–
* Bài viết là một phản hồi của
độc giả có nick name là ABC, trong bài phỏng vấn ông Trần Gia Phụng: Vai trò lịch sử của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (RFA/
DĐXHDS). DĐXHDS biên tập chút ít và đặt tựa.
** Xem thêm: “Việt
kiều” Pomonti (NLĐ).
No comments:
Post a Comment