Thiện Giao & Ðinh Quang Anh Thái
(tường trình từ Manila)
Thursday, November 21, 2013 8:57:00 PM
MANILA, Philippines (NV) - Quyết định và sắp xếp mọi thứ cho chuyến đi Philippines được thực hiện trong vòng 24 giờ đồng hồ. Chúng tôi đặt chân xuống phi trường quốc tế Aquino, Manila, lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày 16 Tháng Mười Một, sau chuyến bay dài 15 tiếng.
Trẻ em hồn nhiên vui đùa trên các ngọn cây đã bị bão
vặt hết lá. Hình chụp tại thị trấn Bogo, phía Bắc Cebu, ngày 20 Tháng Mười Một.
(Hình: Thiện Giao/Người Việt)
Ngày 16 Tháng Mười Một, gặp gỡ các thiện nguyện viên
của tổ chức VOICE.
Hai giờ sáng hôm sau, ra phi trường Aquino, bay đi Cebu. Từ Cebu, bay vào Tacloban lúc 9 giờ sáng cùng ngày.
Một giờ chiều, xếp hàng 3 tiếng đồng hồ, không mua được vé máy bay về Cebu.
Bốn giờ chiều, ngồi xe bus 4 tiếng rưỡi, đi Ormoc.
Bốn giờ rưỡi sáng ngày 18, xếp hàng 6 tiếng rưỡi, mua vé phà đi Cebu.
Chín giờ tối, cập bến Cebu sau chuyến đi phà 4 tiếng rưỡi đồng hồ.
Ngày 19 Tháng Mười Một, ngồi xe 2 tiếng đồng hồ đi về miền Nam Cebu. Trở về trong ngày, 8 giờ tối.
Ngày hôm sau, ngồi xe 3 tiếng đồng hồ đi lên phía Bắc Cebu. Trở về lúc 10 giờ đêm.
Ngày 21 Tháng Mười Một, thức giấc lúc 5 giờ sáng, lên máy bay về lại Manila.
Chuyến đi liên tục, kéo dài 7 ngày, đưa chúng tôi, Thiện Giao và Ðinh Quang Anh Thái, lập lại một nửa hành trình của cơn bão Haiyan, vào các thành phố Tacloban, Ormoc, và Bắc Cebu.
***
Tacloban cần được trợ giúp, ngay bây giờ chứ không phải lúc nào khác. Cả thành phố trở thành bình địa. Chỉ còn vài ba tòa nhà kiên cố, do người Mỹ xây dựng cách đây vài chục năm, là có thể đứng vững. Trong số này có Tòa Thị Chính và Kho Bạc Ngân Hàng Quốc Gia.
Hai giờ sáng hôm sau, ra phi trường Aquino, bay đi Cebu. Từ Cebu, bay vào Tacloban lúc 9 giờ sáng cùng ngày.
Một giờ chiều, xếp hàng 3 tiếng đồng hồ, không mua được vé máy bay về Cebu.
Bốn giờ chiều, ngồi xe bus 4 tiếng rưỡi, đi Ormoc.
Bốn giờ rưỡi sáng ngày 18, xếp hàng 6 tiếng rưỡi, mua vé phà đi Cebu.
Chín giờ tối, cập bến Cebu sau chuyến đi phà 4 tiếng rưỡi đồng hồ.
Ngày 19 Tháng Mười Một, ngồi xe 2 tiếng đồng hồ đi về miền Nam Cebu. Trở về trong ngày, 8 giờ tối.
Ngày hôm sau, ngồi xe 3 tiếng đồng hồ đi lên phía Bắc Cebu. Trở về lúc 10 giờ đêm.
Ngày 21 Tháng Mười Một, thức giấc lúc 5 giờ sáng, lên máy bay về lại Manila.
Chuyến đi liên tục, kéo dài 7 ngày, đưa chúng tôi, Thiện Giao và Ðinh Quang Anh Thái, lập lại một nửa hành trình của cơn bão Haiyan, vào các thành phố Tacloban, Ormoc, và Bắc Cebu.
***
Tacloban cần được trợ giúp, ngay bây giờ chứ không phải lúc nào khác. Cả thành phố trở thành bình địa. Chỉ còn vài ba tòa nhà kiên cố, do người Mỹ xây dựng cách đây vài chục năm, là có thể đứng vững. Trong số này có Tòa Thị Chính và Kho Bạc Ngân Hàng Quốc Gia.
Nơi chịu thiệt hại nhiều nhất nhận được quan tâm lớn
nhất, đó là điều hợp lý. Còn người nghèo nhất thì bị bỏ quên - một nghịch lý,
thứ nghịch lý gần như hiển nhiên. Chúng tôi đã thấy những hợp lý và nghịch lý
ấy bằng chính mắt mình trong chuyến đi này.
Cơn mưa rả rích kéo dài từ sáng đến trưa khiến Tacloban nhão ra dưới lớp bùn đen quyện trong đủ mọi loại rác và xác thối rữa của súc vật. Bên trên lớp bùn ấy là đội quân hùng hậu của ruồi nhặng và muỗi. Trong một Tacloban như vậy, hàng trăm ngàn người sống vất vưởng chờ đợi; và hàng ngàn người khác làm việc cật lực để giữ an ninh, để phân phối thức ăn, nước uống, để dọn dẹp những nơi cần phải dọn dẹp trước tiên.
Phải nhiều năm nữa Tacloban mới có thể trở lại bình thường. Cũng có thể không bao giờ.
Cơn mưa rả rích kéo dài từ sáng đến trưa khiến Tacloban nhão ra dưới lớp bùn đen quyện trong đủ mọi loại rác và xác thối rữa của súc vật. Bên trên lớp bùn ấy là đội quân hùng hậu của ruồi nhặng và muỗi. Trong một Tacloban như vậy, hàng trăm ngàn người sống vất vưởng chờ đợi; và hàng ngàn người khác làm việc cật lực để giữ an ninh, để phân phối thức ăn, nước uống, để dọn dẹp những nơi cần phải dọn dẹp trước tiên.
Phải nhiều năm nữa Tacloban mới có thể trở lại bình thường. Cũng có thể không bao giờ.
Anh Jose Auman, cư dân Bayatad, cho biết thỉnh
thoảng được trợ giúp gạo, lúc 1 kg, lúc 2 kg. (Hình: Thiện Giao/Người Việt)
Nỗ lực trợ giúp dành cho Tacloban mang lại kết quả thấy rõ từng ngày, ít ra là ở diện mạo bên ngoài. Ngày chúng tôi đặt chân xuống phi trường, không tìm đâu được một chai nước. Không có cả một chỗ đàng hoàng để có thể ngồi bệt xuống đất. Hai ngày sau, các phóng viên làm việc tại phi trường đã được phân phối nước uống và thực phẩm; và cũng có thể tìm ra một chỗ tương đối sạch sẽ ngả lưng qua đêm.
Trên một đoạn đường dài thuộc đại lộ chính nối liền phi trường và Tòa Thị Chính, cứ vài chục mét lại có một quân nhân Thủy Quân Lục Chiến cầm súng đứng gác. Vài trăm thước thì có một “check-point,” với tấm bảng thông báo giờ giới nghiêm.
Người dân, và cả quân đội, dành nhiều thiện cảm cho người nước ngoài vào làm việc trong thành phố. Họ luôn tặng chúng tôi những nụ cười. Có những quân nhân bịt kín mặt, từ mũi trở xuống. Ánh mặt họ thay thế nụ cười.
Thâu thập đủ thông tin để có thể viết bản tin tường thuật sơ khởi. Không thể nào liên lạc hoặc gởi bài vở, hình ảnh, video clip từ một thành phố không điện, không nước, không thức ăn và không Internet. Chúng tôi quyết định tạm ra khỏi Tacloban, tìm đến một thành phố khác. Có hai chọn lựa: Cebu số một, Ormoc số hai.
Xếp hàng hơn 3 giờ đồng hồ tại trạm bán vé dã chiến của hãng hàng không Cebu Pacific, hy vọng có vé bay về Cebu. Xếp hàng chung với người Philippines cũng là một kinh nghiệm đẹp. Không chen lấn, không khạc nhổ, không hút thuốc, và sẵn sàng tách hàng nhường chỗ cho người có lý do chính đáng tiến lên phía trước. Nhân viên người Philippines, bất kể cảnh sát, quân đội hay tư nhân, luôn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của người dân.
Sau hơn 3 giờ xếp hàng rã chân, bước ra khỏi “phòng vé” với hai tay không! Chúng tôi quyết định đón xe bus đi Ormoc, một quyết định hoàn toàn may rủi. Người ta cho biết, Ormoc “khá hơn” Tacloban, nhưng cũng chẳng còn gì.
Chuyến xe bus 4 tiếng rưỡi đưa chúng tôi đi trên tỉnh lộ theo đúng hành trình mà cơn bão Haiyan đã thổi qua cách đây nửa tháng. Ruộng lúa, những vườn dừa bạt ngàn và hàng ngàn bụi tre tiết lộ hành trình ấy. Những cột điện bằng bê tông bị chém ngã ngay trên mặt đất. Những căn nhà chỉ còn một góc, hai mảng tường cao chưa đầy một mét. Góc tường này nay trở thành nơi sinh hoạt của gia đình. Người ta gọi đó là “nhà.”
***
Về đến Ormoc đã gần 9 giờ tối. Vội vã đến bến phà xếp hàng mua vé. Người ta cho biết, đã có hơn 6,000 người lấy số để mua vé phà cho chuyến sáng mai và những ngày sắp tới. Họ bảo: “Ngày mai đến xếp hàng sớm, hy vọng có vé.” Còn hy vọng thì còn làm. Bởi chẳng có gì chắc chắn tại đây, trong những ngày này.
Ðến bến xe bus, chúng tôi vào một “quán ăn” - là
những chiếc bàn kê vội trên đường phố, gọi 2 ly mì gói. Chưa bao giờ mì gói lại
ngon như thế. Càng ngon hơn khi ăn trên lề đường, bên chiếc đèn dầu. Cả thành
phố cúp điện.
May mắn bắt đầu mỉm cười. Chúng tôi tìm được một phòng trong một khách sạn, từng là khách sạn rất sang trọng tại Ormoc, mở cửa dã chiến, chạy máy phát điện từ tối đến 6 giờ sáng. Ngày mai sẽ là một ngày dài: Tôi sẽ bắt đầu viết bài trước khi khách sạn tắt máy phát điện. Ðồng nghiệp Ðinh Quang Anh Thái sẽ phải ra bến phà lúc 5 giờ sáng, xếp hàng “hên xui may rủi” mua vé phà đi Cebu.
Viết bài xong thì máy điện toán hoàn toàn hết điện. Ðiện thoại còn đủ điện cho vài phút. Chưa biết làm sao gởi bài về tòa soạn thì anh Thái gọi, bảo: “Họ bán mỗi người một vé. Không cho mua giùm.” Thế là tất tả đón xe ôm chạy ra bến phà.
Hai anh em xếp hàng đến gần 12 giờ trưa, và bắt đầu nổi cáu. Chúng tôi nói với người cảnh sát đứng gác phòng vé: “Các ông phải tính cho chúng tôi. Chúng tôi cần gởi bài về tòa soạn. Các ông phải để cho một người xếp hàng mua vé cho cả hai người.” Viên cảnh sát xem giấy tờ tùy thân, gật đầu.
May mắn bắt đầu mỉm cười. Chúng tôi tìm được một phòng trong một khách sạn, từng là khách sạn rất sang trọng tại Ormoc, mở cửa dã chiến, chạy máy phát điện từ tối đến 6 giờ sáng. Ngày mai sẽ là một ngày dài: Tôi sẽ bắt đầu viết bài trước khi khách sạn tắt máy phát điện. Ðồng nghiệp Ðinh Quang Anh Thái sẽ phải ra bến phà lúc 5 giờ sáng, xếp hàng “hên xui may rủi” mua vé phà đi Cebu.
Viết bài xong thì máy điện toán hoàn toàn hết điện. Ðiện thoại còn đủ điện cho vài phút. Chưa biết làm sao gởi bài về tòa soạn thì anh Thái gọi, bảo: “Họ bán mỗi người một vé. Không cho mua giùm.” Thế là tất tả đón xe ôm chạy ra bến phà.
Hai anh em xếp hàng đến gần 12 giờ trưa, và bắt đầu nổi cáu. Chúng tôi nói với người cảnh sát đứng gác phòng vé: “Các ông phải tính cho chúng tôi. Chúng tôi cần gởi bài về tòa soạn. Các ông phải để cho một người xếp hàng mua vé cho cả hai người.” Viên cảnh sát xem giấy tờ tùy thân, gật đầu.
Trạm điện dã chiến được kéo từ bên trong nhà máy
điện của Cebu. Cư dân đến đây nạp điện cho điện thoại và các thiết bị khác.
(Hình: Thiện Giao/Người Việt)
Thế là tôi lại lên xe ôm chạy về khách sạn. Máy điện toán không điện. Ðiện thoại hết pin. Không Internet. Khách sạn cúp điện. Chợt nhớ, có người từng nói: “Nhà máy điện là nơi cuối cùng cúp điện.” Hỏi nhân viên khách sạn, cũng may, nhà máy cách nơi tôi trú khoảng một cây số. Lại đón xe ôm chạy ra. Mấy chục người, mang theo cả trăm cái điện thoại, đã cắm hết vào các ổ điện kéo từ trong nhà máy ra. Chuyến phà của chúng tôi sẽ rời bến trong vòng một tiếng nữa. Không thể chờ đợi. Tôi đứng giữa đám đông, lên tiếng tự giới thiệu là nhà báo - một nhà báo đang rất cần điện, và xin giúp đỡ.
Một thiếu nữ Philippines ngồi phía xa xa, đưa tay lên: “Tôi xin giúp.” Nói xong, cô lấy mấy viên gạch xếp lại ngay ngắn làm ghế ngồi cho tôi, rồi rút điện thoại của cô ra khỏi ổ cắm. Tôi cắm máy điện toán vào. Cô lại rút thêm một ổ cắm khác cho tôi nạp điện vào điện thoại. Ðiện vào, tôi gọi về tòa soạn. Ở đầu dây bên kia, Tổng Thư Ký Ðỗ Dzũng đang đợi để đánh máy lại những gì tôi đọc về.
Trời rất nắng, và trời rất nóng. Ánh nắng chiếu thẳng vào mặt. Chợt thấy người mát hẳn. Thì ra, người thiếu nữ Philippines lẳng lặng che dù cho tôi từ lúc nào. Ðọc xong bài, rút điện thoại và máy điện toán, cho vào túi xách. Tôi cảm ơn người thiếu nữ, chạy vội ra xe ôm để đến bến phà. Ngồi trên phà, thấy hối hận vì đã quên hỏi tên người đã giúp đỡ mình.
Ðối với chúng tôi, chuyến phà 4 tiếng rưỡi từ Ormoc đi Cebu là một “sang trọng bất ngờ.” Chúng tôi cứ ra hẳn đàng đuôi phà, ngồi hóng gió. Trời chập choạng tối, anh Thái khẽ cất tiếng hát: “Chiều buông trên dòng sông Cửu Long...”
***
Sáng sớm hôm sau, cùng anh Hoàng Văn, đại diện tổ chức VOICE, chúng tôi đón xe đi lên phía Nam thành phố Cebu, gặp hơn 20 người Việt Nam bị dạt về đây sau cơn bão. Ðến cuối ngày, anh Hoàng Văn cho biết tổng cộng lên đến hơn 30 người. Hoàng đã phải thức dậy từ 4 giờ sáng, đón nhóm thứ hai đến từ Ormoc. Anh trở về khách sạn, nói trong tiếng nấc:
“Bảy ngày rồi họ mới được ăn bữa cơm đầu tiên.” Trong mấy ngày qua, nhóm người Việt Nam này chỉ ăn gần như một thứ duy nhất là dừa.
Trên một chuyến taxi, người tài xế Philippines hỏi chúng tôi từ đâu đến. Biết chúng tôi là nhà báo, anh lập đi lập lại: “Cám ơn các bạn đến đây. Cám ơn các bạn đến giúp chúng tôi.” Tôi trả lời: “Chính chúng tôi là người nợ các bạn.” Người tài xế ngạc nhiên. Tôi nói cho anh biết về thuyền nhân Việt Nam, về nhiều ngàn người tị nạn Việt Nam đã đặt chân lên đất nước này, được giúp đỡ, rồi được định cư ở một nước khác. Người tài xế trẻ không biết gì về giai đoạn ấy. Anh nghe, gật gật đầu, lại nói: “Nhưng chúng tôi cám ơn các bạn.”
Thiện Giao (đứng) và Ðinh Quang Anh Thái (ngồi) tại
bến phà đi từ Ormoc về Cebu. (Hình: Louis Pader)
Chuyến đi cuối cùng ở vùng bão là lên miền Bắc Cebu. Xe đi ngang các thị trấn nghèo và lam lũ. Ðây là nơi tái xác định điều nhiều người quan ngại: Người nghèo đang bị bỏ quên.
Ghé vào thị trấn có tên Bogo, cách trung tâm Cebu khoảng 100 cây số, chúng tôi thấy vài trăm người xếp hàng chờ phát chẩn. Nhìn họ, biết ngay là người nghèo. Những khuôn mặt già nua, sạm nắng, khắc khổ, kiên nhẫn chờ đợi một gói quà gồm gạo và đường, trị giá chưa đến $5. Mỗi gia đình sẽ được một gói. Gạo bên trong là loại gạo rẻ nhất, giá 14 pesos, khoảng 30 cent, một kg. Người phát quà cho biết đây là lần đầu tiên người dân thị trấn được phát chẩn, từ một dân biểu địa phương. Chính quyền trung ương chưa hề về đây.
Chúng tôi hội ý nhanh, quyết định trao cho người đại diện 40 ngàn pesos (gần $1,000), là số tiền một nhóm bạn tại Little Saigon đưa cho chúng tôi vài giờ trước khi lên máy bay, với lời dặn: “Hãy trao trực tiếp cho phụ nữ và trẻ em.”
Người phụ nữ đại diện gọi hết đám đông lại, thông báo về món quà bất ngờ. Ðám đông vỗ tay, cám ơn. Nghe lời cám ơn của họ, tôi chợt thấy xấu hổ cho chính mình. Vài phút trước, khi trao tiền cho người đại diện, tôi đã lo sợ cảnh giành giật, tôi đã gọi cô ra riêng, trao tiền tận tay để không ai nhìn thấy. Người dân nghèo ở đây đã hành xử văn minh hơn hẳn suy nghĩ của tôi. Không một ai giành lấy làm của riêng. Không một ai đi theo chúng tôi để xin thêm. Ánh mắt họ nhìn và hy vọng, nhưng họ không ngửa bàn tay. Một bà cụ khoảng ngoài 70, ôm lấy cánh tay tôi. Rồi bà cứ ôm như thế mà quay sang nói chuyện với người khác, quên mất rằng tôi không ở đây, rằng tôi chỉ là khách, và phải ra đi.
Càng về phía Bắc, càng gặp nhiều thị trấn nghèo. Người dân ở đây đa số làm ruộng. Con nít bây giờ không đi học nữa.
Chúng chơi đùa cùng nhau trên các ngọn cây đã trụi lá. Buổi tối, chúng sẽ ngủ trong các căn nhà không còn mái nhà. Mưa sẽ đến và bố mẹ chúng sẽ tiếp tục âu lo, chờ đợi sự giúp đỡ từ chính quyền trung ương - không ý thức được một điều: Người nghèo hay bị bỏ quên.
Trên chuyến bay về Manila, chuẩn bị khăn gói về lại Mỹ, Ðinh Quang Anh Thái nói: “Họ sống như vậy, còn tôi, tôi sẽ về Mỹ, sẽ tắm nước nóng, sẽ đi bơi, sẽ êm ấm, sẽ sống trong tiện nghi.” Lời nói như lời tự vấn. Lòng anh sẽ không còn thanh thản. Ít nhất là trong một thời gian dài.
Bài
liên quan
No comments:
Post a Comment