Monday, November 11, 2013 6:32:47 PM
Bài liên
quan
WESTMINSTER
- Luật Sư Trần Danh San, người, vào ngày 23 Tháng
Tư, 1977, đứng trước thềm nhà thờ Ðức Bà Sài Gòn đọc bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những
Người Việt Nam Khốn Cùng,” vừa qua đời lúc 1 giờ 30 sáng ngày 11 Tháng
Mười Một, 2013, tại tư gia ở Westminster, California, thọ 77 tuổi.
Nhắc đến Luật Sư Trần Danh San, nhiều người nhớ đến
ông như một luật sư kinh nghiệm, tài giỏi, đã cùng Luật Sư Triệu Bá Thiệp viết
và đọc bản tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên của Việt Nam vào năm 1977, chưa đầy 2
năm sau ngày Cộng Sản chiếm miền Nam.
Luật Sư Trần Danh San (trái) và luật sư Triệu Bá
Thiệp, 2 đồng tác giả “Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những Người Việt Nam Khốn
Cùng,” trong một sinh hoạt tại Little Saigon năm 2011. (Hình: Nguyên Huy/Người
Việt)
Trong một lần trả lời phỏng vấn của Người Việt năm
2011, Luật Sư Trần Danh San kể lại thời điểm đọc bản Tuyên Ngôn: “Chúng tôi gồm
hơn 10 luật sư trước 1975 đang hành nghề tại Huế và Sài Gòn đã hẹn nhau chia
làm hai ngả tiến theo hai đường tập trung trước nhà thờ Ðức Bà vào chiều ngày
23 Tháng Tư. Chúng tôi đã dùng một cái loa phóng thanh qua một máy ghi âm nhỏ
để đọc lên bản Tuyên Ngôn. Ngay lúc đó công an ập đến bắt chúng tôi về Tổng Nha
Cảnh Sát cũ rồi sau đó giải về Phan Ðăng Lưu.”
Bản Tuyên Ngôn kêu gọi những người nông dân trên thế
giới hãy hướng về Việt Nam, để thấy người nông dân Việt Nam phải lao động cực
nhọc suốt ngày với bụng đói vì hoa màu làm ra mà không được sở hữu.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi công nhân trên thế giới hãy thấu hiểu thân phận công nhân Việt Nam đang phải làm việc cật lực để “dâng” lên đảng, lên lãnh tụ Cộng Sản, máu và mồ hôi nước mắt của họ.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi những nhà truyền giáo, khoa học gia, triết gia, văn nghệ sĩ, trí thức hãy ngưng tụng kinh, bước ra khỏi những tháp ngà nghiên cứu, bẻ gãy ngòi bút sáng tác mà hướng về Việt Nam, nơi nhà thờ, chùa chiền tự viện biến thành các trụ sở hợp tác xã, nơi mà các định luật khoa học bị bóp méo, nơi mà các văn nghệ sĩ trí thức chỉ có mỗi việc làm là tung hô nhà nước, tung hô đảng và lãnh tụ.
Bản tuyên bố kêu gọi các lực lượng văn minh trên thế giới đứng dậy, Liên Hiệp Quốc phải can thiệp để bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền được tôn trọng, để con người được bảo vệ...
Trong bức thư gởi đến Người Việt, cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ viết rằng: “Anh San là một luật sư kinh nghiệm, tinh thông luật pháp, hùng biện. Anh là một nhà tranh đấu nhân quyền kiên quyết, dũng cảm &” và là “một người bạn hào sảng, phóng khoáng, ân cần.”
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi công nhân trên thế giới hãy thấu hiểu thân phận công nhân Việt Nam đang phải làm việc cật lực để “dâng” lên đảng, lên lãnh tụ Cộng Sản, máu và mồ hôi nước mắt của họ.
Bản tuyên ngôn cũng kêu gọi những nhà truyền giáo, khoa học gia, triết gia, văn nghệ sĩ, trí thức hãy ngưng tụng kinh, bước ra khỏi những tháp ngà nghiên cứu, bẻ gãy ngòi bút sáng tác mà hướng về Việt Nam, nơi nhà thờ, chùa chiền tự viện biến thành các trụ sở hợp tác xã, nơi mà các định luật khoa học bị bóp méo, nơi mà các văn nghệ sĩ trí thức chỉ có mỗi việc làm là tung hô nhà nước, tung hô đảng và lãnh tụ.
Bản tuyên bố kêu gọi các lực lượng văn minh trên thế giới đứng dậy, Liên Hiệp Quốc phải can thiệp để bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền được tôn trọng, để con người được bảo vệ...
Trong bức thư gởi đến Người Việt, cựu Thẩm Phán Phan Quang Tuệ viết rằng: “Anh San là một luật sư kinh nghiệm, tinh thông luật pháp, hùng biện. Anh là một nhà tranh đấu nhân quyền kiên quyết, dũng cảm &” và là “một người bạn hào sảng, phóng khoáng, ân cần.”
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Của Những
Người Việt Khốn Cùng, theo lời Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, “là bản tuyên ngôn nhân quyền đầu
tiên trong lịch sử Việt Nam.”
Luật sư Trần Danh San bị Cộng Sản giam
cầm 12 năm. Ông vượt biên sang Hoa Kỳ năm 1992.
Theo lời anh Trần Ðăng, con trai út của Luật Sư Trần
Danh San, tang lễ sẽ được tổ chức tại Peek Family Funeral Home. Lễ viếng bắt
đầu vào ngày 18 Tháng Một Mười. Lễ hỏa thiêu vào ngày 19 Tháng Mười Một. (Ð.B.)
--------------------------------------------------------
Tuyên Ngôn Nhân Quyền tại Sài Gòn, 23-4-1977
Người Việt
Người Việt
Friday, April 29, 2011 2:37:19 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=130350
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=130350
Tài liệu của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam
LTS - Cách đây 34 năm, vào ngày 23 tháng 4,
1977, tại công trường Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn, Luật Sư Trần Danh San, nhân danh
Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, tuyên đọc bản “Tuyên
Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng.”
Ðây là một hành động can đảm của Luật Sư San và các đồng nghiệp
luật sư trong Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam, ngay giữa lúc mà chế độ cộng sản còn
đang rất hung hãn sắt máu trong việc áp đặt nền độc tài chuyên chế lên toàn thể
lãnh thổ miền Nam sau năm 1975.
Nhật báo Người Việt xin đăng tải toàn văn bản Tuyên Ngôn này, kèm
theo tài liệu “ Vì Sao Chúng Tôi Tranh Ðấu,” cũng của Ủy Ban Nhân Quyền Việt
Nam, công bố vào ngày 23 tháng 4, 1977 nói trên.
***
Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn Cùng
Văn bản “Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Những Người Việt Nam Khốn
Cùng,” do 2 Luật Sư Trần Danh San và Triệu Bá Thiệp ký tên, được tuyên đọc tại
công trường Nhà Thờ Ðức Bà Sài Gòn, ngày 23 tháng 4, 1977.
Chúng tôi những người Việt Nam khốn cùng, với tàn lực còn lại với
tinh thần tàn phế, quyết đấu tranh bằng con đường bất bạo động để kêu gọi lương
tâm nhân loại, các lực lượng của thế giới văn minh, hãy lắng nghe những lời cầu
cứu thảm thiết của những kẻ hấp hối.
- Tàn lực vì chúng tôi ăn đói và sẽ chết đói.
- Tinh thần tàn phế vì chúng tôi không được sống và suy tưởng như
con người.
Chúng tôi buộc phải cúi đầu khom lưng tung hô vạn tuế chủ nghĩa -
một chủ nghĩa đã lỗi thời và chống lại con người. Mặc dầu vậy, chúng tôi vẫn
tiếp tục dùng ngôn ngữ con người để thức tỉnh bọn đao phủ mù quáng và tham tàn.
Vì chỉ có con đường bất bạo động mới tránh khỏi các cuộc thảm sát huynh đệ
tương tàn và khỏi làm nhơ bẩn tấm lòng trong trắng của những người Việt Nam
khốn cùng.
Hỡi các nông dân trên thế giới hãy hướng về Việt Nam - nơi mà
người nông dân phải cực nhọc suốt ngày với bụng đói. Hoa màu của họ bị tịch
thâu nhân danh quy luật duy vật sử quan. Con trâu sau khi cày còn được nghỉ chứ
người nông dân Việt Nam buộc phải theo dõi các buổi học tập nhồi sọ vô tận.
Hỡi các công nhân trên thế giới, các bạn có thấu hiểu thân phận
của người công nhân Việt Nam không? Người công nhân Việt Nam phải theo chế độ
“làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ.” Ngày nghỉ họ buộc
phải làm gấp đôi để dâng lên đảng, lên lãnh tụ mồ hôi, máu, và nước mắt của họ.
Quyền thiêng liêng nhất của công nhân là quyền đình công, quyền này đã bị tước
đoạt. Mọi ý kiến và hành động không theo khuôn mẫu sát của đảng đều đương nhiên
bị coi như hành động phá hoại, gián điệp.
Hỡi các nhà truyền giáo, các khoa học gia, các triết gia, các văn
nghệ sĩ, các trí thức, những ai đang tụng kinh hãy ngừng lại, những ai đang say
mê nghiên cứu trong tháp ngà, hãy tung cửa ra, những ai đang sáng tác với ngòi
bút, hãy bẻ gãy nó đi, tất cả hướng về Việt Nam - nơi mà chùa và nhà thờ đã bị
biến thành hội trường để tuyên truyền chính trị - nơi mà các định luật khoa học
bị móp méo để thỏa mãn chủ nghĩa - nơi mà các văn nghệ sĩ chỉ còn một việc duy
nhất là tung hô Nhà nước theo lệnh của đảng.
Các vị và các vị hơn ai hết đã hiến dâng trọn vẹn cuộc đời mình
cho Lòng tin, Sự thật, Công lý, Hòa bình và Tiến bộ, các vị không có thể làm
ngơ quay lưng lại thảm họa Việt Nam trong đó có con người Việt Nam khốn cùng
đang bị đày đọa trong xác thịt và câu thúc trong tinh thần. Thảm trạng này là
do một thiểu số - bọn đảng viên và tay sai của chúng - muốn áp lên dân tộc khốn
cùng này là những ảo mộng điên khùng nhất, quỉ quái nhất mà nhân loại chưa từng
thấy. Các lực lượng văn minh trên thế giới hãy đứng dậy.
Không còn chờ đợi gì nữa!
Liên Hiệp Quốc phải can thiệp cấp thời để áp dụng và áp dụng triệt
để Bản Quốc Tế Tuyên Ngôn Nhân Quyền đối với những người Việt Nam khốn cùng
chiếu theo sự quy định của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.
Luật Sư Trần Danh San
(ký tên)
Luật Sư Triệu Bá Thiệp
(ký tên)
23 tháng 4, 1977
***
Vì Sao Chúng Tôi Tranh Ðấu
Văn bản “Vì Sao Chúng Tôi Tranh Ðấu,” do 2 Luật Sư Trần Danh San
và Triệu Bá Thiệp ký tên, được tuyên đọc tại công trường Nhà Thờ Ðức Bà Sài
Gòn, ngày 23 tháng 4, 1977.
- Chúng tôi đấu tranh để trả lại nụ cười cho trẻ thơ. Các cơn đói
đã giết nụ cười hồn nhiên của chúng. Chúng phải nói dối để cha mẹ chúng thoát
khỏi các cuộc tra vấn của công an.
- Chúng tôi đấu tranh để giành lại sự ấm cúng kín đáo của gia
đình. Nay, thay thế vào đó là các buổi sinh hoạt tập thể căn cứ trên nguyên tác
phê và tự phê để buộc chúng tôi phải lên án nhau. Thực chất của nó là Tòa Án
Nhân Dân thu nhỏ, diễn ra hằng ngày dưới sự chủ tọa của công an khu phố.
- Chúng tôi đấu tranh để khỏi phải bị chứng kiến thảm trạng trong
đó tiếng nói con người đã biến thành sự rên xiết vì sợ hãi và đói khổ. Quyền
cuối cùng của con người là quyền than thân trách phận. Quyền này cũng bị tước
đoạt vì làm như vậy có nghĩa là mất tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của
Ðảng. Chỉ riêng điều này cũng đủ để tống giam chúng tôi.
- Chúng tôi buộc phải đấu tranh vì đảng Cộng Sản Hà Nội buộc chúng
tôi phải chấp nhận cái không thể chấp nhân được, bắt chúng tôi phải chịu đựng
cái không thể chịu đựng được.
- Chúng tôi đấu tranh để giành lại hoa màu cho nông dân. Vì hoa
màu của họ tịch thâu. Ðó là cách duy nhất để thực hiện kế hoạch nhà nước và
tuân hành chỉ thị của đảng. Nếu người nông dân muốn xin lại một phần ít, họ
phải chứng tỏ là các tín đồ trung thành của tôn giáo mới 'Máxít-Lêninít'.
- Chúng tôi đấu tranh để giải phóng người công nhân. Họ phải thi
hành chế độ ‘làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm trong ngày nghỉ’,
trong khi đó lương của họ bị cắt giảm qua các phong trào được gọi là “Thi đua
Xã Hội Chủ Nghĩa.”
- Chúng tôi đấu tranh cho các tu sĩ bị kết án “là con buôn thuốc
phiện.” Vì chủ nghĩa cộng sản coi tôn giáo là thuốc phiện của dân chúng.
- Chúng tôi đấu tranh cho các người đang bị giam trong các trại
tập trung cải tạo, mà nạn nhân đầu tiên là các trí thức. Tội duy nhất của họ là
muốn được sống và suy tưởng theo như Bản Quốc Tế Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
Là những con người và là con người Việt Nam, chúng tôi muốn tìm
hiểu lịch sử dân tộc và thế giới, muốn thưởng thức văn học nghệ thuật nước nhà
và các nền văn minh khác. Chúng tôi chỉ làm được điều này nếu có sự cho phép
của cơ quan kiểm duyệt của đảng. Chúng tôi buộc phải tuân theo chính sách nhân
hộ khẩu. Mọi vi phạm sẽ đưa đến việc cắt hộ khẩu. Ðiều đó có nghĩa là chết đó.
Ðể đổi lấy thẻ hộ khẩu, chúng tôi buộc phải sống trong tình trạng quản thúc,
mọi di chuyển đều bị kiểm soát. Ðó chính là bản chất của chính sách nhân hộ
khẩu.
Chính vì vậy, chúng tôi phải đấu tranh. Chúng tôi đấu tranh để
bênh con người, và các quyền bất khả xâm phạm của con người. Chúng tôi đấu
tranh để giành lại sự tươi mát của tương lai.
Luật Sư Trần Danh San
(ký tên)
.
.
No comments:
Post a Comment