11.11.2013
Cuốn Phản tỉnh và phản biện của tôi – vốn tập hợp một số bài viết trên blog
này – được nhà Văn Mới xuất bản lần đầu tại California vào giữa năm 2012. Chỉ
một thời gian ngắn sau, sách bán hết. Nay, nhà xuất bản Người Việt, cũng tại
California, in lại với khá nhiều sửa chữa và bổ sung (từ 366 trang lên 400
trang). Nhìn mẩu quảng cáo cuốn sách trên báo Người Việt, chính tôi, tác
giả, cũng thoáng chút ngạc nhiên khi đọc dòng chữ “Ấn bản Print on demand”.
A! In theo yêu cầu.
Thật ra, tôi đã gặp chữ “In theo yêu cầu” ấy khá nhiều lần trên báo chí Úc và Mỹ cách đây khoảng năm, bảy năm, lúc một số người tiên đoán những tiệm sách bình thường như những gì chúng ta nhìn thấy hiện nay trên các đường phố sẽ dần dần biến mất. Thế vào đó sẽ là những cửa tiệm chỉ có kệ mà không hề có sách (bookless bookshelf). Không có cuốn nào được bày ra cả. Trừ vài cuốn làm mẫu, dĩ nhiên. Nhưng vẫn là tiệm sách. Vẫn có người mua và kẻ bán. Vẫn có thu nhập. Hơn nữa, ở đó, người ta có thể mua đủ các loại sách. Bất cứ cuốn nào mình thích dù nó được xuất bản ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ năm nào. Người mua sẽ không bao giờ nghe câu “hết hàng” hay “tuyệt bản” quen thuộc.
Tiệm sách mà không có sách, vậy nó sẽ có cái gì? Chỉ cần hai thứ: một chiếc computer và một cái máy in nhanh (Espresso Book Machine). Vậy thôi. Khi có khách muốn mua một cuốn nào đó, nhân viên bán hàng sẽ tìm cuốn ấy trong computer rồi ấn vào nút “In”.
Chỉ mất vài phút, khi khách hàng trả tiền xong, cuốn sách cũng vừa được in và được đóng bìa cẩn thận. Có khi ngay cả nhân viên bán hàng cũng không cần có mặt. Khách sẽ tự chọn sách trên màn ảnh computer. Muốn mua thì trả tiền bằng thẻ tín dụng. Rồi tự bấm vào nút “In”. Xong. Sách, từ máy in nhanh sẽ y như mọi cuốn sách bìa mềm bình thường mà chúng ta vẫn thường thấy hiện nay. Tuyệt đối không có gì khác.
Người ta gọi hình thức in như thế là “in theo yêu cầu”, nghĩa là thay vì in hàng loạt, vài trăm hay vài ngàn, vài chục ngàn cuốn như trước, người ta chỉ in một số cuốn nào đó khi có người đặt mua. Đặt mười cuốn? – Người ta in ngay! Đặt một cuốn, chỉ một cuốn thôi? – Người ta cũng in ngay!
Có nhiều lý do khiến người ta chọn lựa hình thức in theo yêu cầu như vậy. Trước hết là không gian: Ở Úc, một tiệm sách trung bình của Angus & Robertson thường có khoảng 20.000 cuốn sách. Để bày hết số sách ấy trên kệ, người ta phải thuê những gian nhà thật rộng, và, theo nguyên tắc kinh tế, nhà càng rộng, tiền mướn càng mắc; chi phí, do đó, càng cao. Nhưng chưa hết. Hầu hết các tiệm sách đều phải mướn thêm kho để chứa một lượng sách nhiều gấp bội số sách được bày trên các kệ. Ngoài tiền mướn, người ta phải trả tiền cho nhân viên để kiểm tra sách, bày thêm sách mới hoặc sách đã bán hết cũng như rút bớt các cuốn sách cũ hoặc bán ế. Cũng chưa hết. Khó xử nhất là các cuốn sách bán chậm hoặc không bán được. Bày trên kệ, chỉ tốn chỗ. Cất vào kho thì cũng tốn tiền mướn kho và tiền nhân viên dọn tới dọn lui. Cộng tất cả các chi phí ấy lại, tiền lời của kỹ nghệ bán sách sẽ ít lại: Nó không còn hấp dẫn nữa.
Còn một khía cạnh khác nữa: ngay ở những nhà sách lớn, thật lớn, người ta cũng không bao giờ có đủ sách mà độc giả cần hoặc thích. Chủ các tiệm sách luôn luôn ở trong tình trạng nghịch lý: sách có, ít người mua; sách người ta muốn mua lại không có. Về phương diện kinh tế, đàng nào cũng thiệt.
Với loại sách in theo yêu cầu, người ta giải quyết được tất cả các khó khăn và nghịch lý ấy một cách dễ dàng. Tất cả các cuốn sách xuất bản đều được lưu giữ dưới hình thức digital. Thành ra, trong tiệm sách chỉ cần một cái computer được nối mạng là đủ. Số sách được chứa trên mạng và trong computer hầu như vô giới hạn. Bất kể nhà xuất bản đặt ở đâu và cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ gì. Bên cạnh computer, người ta cần thêm một cái máy khác: Máy đặc chế để in nhanh. Không những in, máy còn có thể cắt xén và đóng bìa. Sản phẩm hoàn hảo như bất cứ một cuốn sách in theo lối truyền thống nào.
Những cái lợi đối với các nhà sách cũng là những cái lợi đối với các nhà xuất bản. Vào cuối thập niên 1990, tủ sách học thuật của nhà xuất bản Cambridge University Press có khoảng mười mấy ngàn đầu sách (title). Trong số đó, về mức độ tiêu thụ, năm đầu tiên sau khi sách mới được xuất bản, trên 8000 đầu sách bán được dưới 100 cuốn; 5000 đầu sách dưới 50 cuốn; và 2000 dưới 10 cuốn.
Nếu mỗi đầu sách in 1000 cuốn, để bán hết, với các cuốn thuộc loại cuối, nhà xuất bản cần 100 năm; với các cuốn thuộc loại giữa, 20 năm; với các cuốn thuộc loại đầu, 10 năm. Chúng ta thấy ngay sự khó khăn của nhà xuất bản: Số tiền mướn kho và bảo quản của họ rất lớn; để tránh trường hợp đó, người ta phải in ít lại, nhưng theo kiểu in truyền thống, in càng ít giá thành mỗi bản in lại càng cao. Tiền in cao, giá bán cũng cao theo: số sách bán được lại càng giảm. Đàng nào cũng khó.
Xin lưu ý: Cambridge University Press là một trong những nhà xuất bản lớn và rất có uy tín trên thế giới. Mà còn thế. Huống gì những nhà xuất bản nhỏ hơn.
Bởi vậy, sự xuất hiện của phương pháp in theo yêu cầu là một tin mừng đối với mọi người. Càng ngày càng có nhiều nhà xuất bản ứng dụng phương pháp này và người ta tin đó sẽ là hình thức xuất bản phổ biến trong tương lai.
Bằng tiếng Việt, đi tiên phong không chừng là nhà Thư Ấn Quán của nhà văn Trần Hoài Thư ở New Jersey, Mỹ, chuyên in lại các sách cũ ở miền Nam trước năm 1975 theo yêu cầu của bạn đọc. Có điều, Thư Ấn Quán, về phương diện kỹ thuật, khá thủ công: Trần Hoài Thư tự in, tự cắt xén và tự đóng bìa với những chiếc máy cũ và rẻ tiền ông tự mua; về phương diện phát hành, khá hạn chế: Sách chủ yếu được gửi tặng khi có yêu cầu chứ không phải để bán.
Ở cả hai phương diện kỹ thuật và phát hành, nhà xuất bản Người Việt hiện đại và chuyên nghiệp hơn hẳn. Thứ nhất, họ liên kết với Amazon.com, công ty phát hành sách lớn nhất hiện nay để sách có thể được phát hành ở khắp nơi trên thế giới; và thứ hai, họ cũng liên kết được với các công ty chuyên in sách theo đơn đặt hàng của Amazon.com, nhờ đó, sách được in một cách hoàn hảo với những phương tiện kỹ thuật tối tân nhất hiện nay.
Tính tôi thích cái mới. Sách, được in bằng kỹ thuật mới và được phát hành theo phương pháp mới như thế, kể cũng vui.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
A! In theo yêu cầu.
Thật ra, tôi đã gặp chữ “In theo yêu cầu” ấy khá nhiều lần trên báo chí Úc và Mỹ cách đây khoảng năm, bảy năm, lúc một số người tiên đoán những tiệm sách bình thường như những gì chúng ta nhìn thấy hiện nay trên các đường phố sẽ dần dần biến mất. Thế vào đó sẽ là những cửa tiệm chỉ có kệ mà không hề có sách (bookless bookshelf). Không có cuốn nào được bày ra cả. Trừ vài cuốn làm mẫu, dĩ nhiên. Nhưng vẫn là tiệm sách. Vẫn có người mua và kẻ bán. Vẫn có thu nhập. Hơn nữa, ở đó, người ta có thể mua đủ các loại sách. Bất cứ cuốn nào mình thích dù nó được xuất bản ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ năm nào. Người mua sẽ không bao giờ nghe câu “hết hàng” hay “tuyệt bản” quen thuộc.
Tiệm sách mà không có sách, vậy nó sẽ có cái gì? Chỉ cần hai thứ: một chiếc computer và một cái máy in nhanh (Espresso Book Machine). Vậy thôi. Khi có khách muốn mua một cuốn nào đó, nhân viên bán hàng sẽ tìm cuốn ấy trong computer rồi ấn vào nút “In”.
Chỉ mất vài phút, khi khách hàng trả tiền xong, cuốn sách cũng vừa được in và được đóng bìa cẩn thận. Có khi ngay cả nhân viên bán hàng cũng không cần có mặt. Khách sẽ tự chọn sách trên màn ảnh computer. Muốn mua thì trả tiền bằng thẻ tín dụng. Rồi tự bấm vào nút “In”. Xong. Sách, từ máy in nhanh sẽ y như mọi cuốn sách bìa mềm bình thường mà chúng ta vẫn thường thấy hiện nay. Tuyệt đối không có gì khác.
Người ta gọi hình thức in như thế là “in theo yêu cầu”, nghĩa là thay vì in hàng loạt, vài trăm hay vài ngàn, vài chục ngàn cuốn như trước, người ta chỉ in một số cuốn nào đó khi có người đặt mua. Đặt mười cuốn? – Người ta in ngay! Đặt một cuốn, chỉ một cuốn thôi? – Người ta cũng in ngay!
Có nhiều lý do khiến người ta chọn lựa hình thức in theo yêu cầu như vậy. Trước hết là không gian: Ở Úc, một tiệm sách trung bình của Angus & Robertson thường có khoảng 20.000 cuốn sách. Để bày hết số sách ấy trên kệ, người ta phải thuê những gian nhà thật rộng, và, theo nguyên tắc kinh tế, nhà càng rộng, tiền mướn càng mắc; chi phí, do đó, càng cao. Nhưng chưa hết. Hầu hết các tiệm sách đều phải mướn thêm kho để chứa một lượng sách nhiều gấp bội số sách được bày trên các kệ. Ngoài tiền mướn, người ta phải trả tiền cho nhân viên để kiểm tra sách, bày thêm sách mới hoặc sách đã bán hết cũng như rút bớt các cuốn sách cũ hoặc bán ế. Cũng chưa hết. Khó xử nhất là các cuốn sách bán chậm hoặc không bán được. Bày trên kệ, chỉ tốn chỗ. Cất vào kho thì cũng tốn tiền mướn kho và tiền nhân viên dọn tới dọn lui. Cộng tất cả các chi phí ấy lại, tiền lời của kỹ nghệ bán sách sẽ ít lại: Nó không còn hấp dẫn nữa.
Còn một khía cạnh khác nữa: ngay ở những nhà sách lớn, thật lớn, người ta cũng không bao giờ có đủ sách mà độc giả cần hoặc thích. Chủ các tiệm sách luôn luôn ở trong tình trạng nghịch lý: sách có, ít người mua; sách người ta muốn mua lại không có. Về phương diện kinh tế, đàng nào cũng thiệt.
Với loại sách in theo yêu cầu, người ta giải quyết được tất cả các khó khăn và nghịch lý ấy một cách dễ dàng. Tất cả các cuốn sách xuất bản đều được lưu giữ dưới hình thức digital. Thành ra, trong tiệm sách chỉ cần một cái computer được nối mạng là đủ. Số sách được chứa trên mạng và trong computer hầu như vô giới hạn. Bất kể nhà xuất bản đặt ở đâu và cuốn sách được viết bằng ngôn ngữ gì. Bên cạnh computer, người ta cần thêm một cái máy khác: Máy đặc chế để in nhanh. Không những in, máy còn có thể cắt xén và đóng bìa. Sản phẩm hoàn hảo như bất cứ một cuốn sách in theo lối truyền thống nào.
Những cái lợi đối với các nhà sách cũng là những cái lợi đối với các nhà xuất bản. Vào cuối thập niên 1990, tủ sách học thuật của nhà xuất bản Cambridge University Press có khoảng mười mấy ngàn đầu sách (title). Trong số đó, về mức độ tiêu thụ, năm đầu tiên sau khi sách mới được xuất bản, trên 8000 đầu sách bán được dưới 100 cuốn; 5000 đầu sách dưới 50 cuốn; và 2000 dưới 10 cuốn.
Nếu mỗi đầu sách in 1000 cuốn, để bán hết, với các cuốn thuộc loại cuối, nhà xuất bản cần 100 năm; với các cuốn thuộc loại giữa, 20 năm; với các cuốn thuộc loại đầu, 10 năm. Chúng ta thấy ngay sự khó khăn của nhà xuất bản: Số tiền mướn kho và bảo quản của họ rất lớn; để tránh trường hợp đó, người ta phải in ít lại, nhưng theo kiểu in truyền thống, in càng ít giá thành mỗi bản in lại càng cao. Tiền in cao, giá bán cũng cao theo: số sách bán được lại càng giảm. Đàng nào cũng khó.
Xin lưu ý: Cambridge University Press là một trong những nhà xuất bản lớn và rất có uy tín trên thế giới. Mà còn thế. Huống gì những nhà xuất bản nhỏ hơn.
Bởi vậy, sự xuất hiện của phương pháp in theo yêu cầu là một tin mừng đối với mọi người. Càng ngày càng có nhiều nhà xuất bản ứng dụng phương pháp này và người ta tin đó sẽ là hình thức xuất bản phổ biến trong tương lai.
Bằng tiếng Việt, đi tiên phong không chừng là nhà Thư Ấn Quán của nhà văn Trần Hoài Thư ở New Jersey, Mỹ, chuyên in lại các sách cũ ở miền Nam trước năm 1975 theo yêu cầu của bạn đọc. Có điều, Thư Ấn Quán, về phương diện kỹ thuật, khá thủ công: Trần Hoài Thư tự in, tự cắt xén và tự đóng bìa với những chiếc máy cũ và rẻ tiền ông tự mua; về phương diện phát hành, khá hạn chế: Sách chủ yếu được gửi tặng khi có yêu cầu chứ không phải để bán.
Ở cả hai phương diện kỹ thuật và phát hành, nhà xuất bản Người Việt hiện đại và chuyên nghiệp hơn hẳn. Thứ nhất, họ liên kết với Amazon.com, công ty phát hành sách lớn nhất hiện nay để sách có thể được phát hành ở khắp nơi trên thế giới; và thứ hai, họ cũng liên kết được với các công ty chuyên in sách theo đơn đặt hàng của Amazon.com, nhờ đó, sách được in một cách hoàn hảo với những phương tiện kỹ thuật tối tân nhất hiện nay.
Tính tôi thích cái mới. Sách, được in bằng kỹ thuật mới và được phát hành theo phương pháp mới như thế, kể cũng vui.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment