11/05/2013
WESTMINSTER (VB) -- Những cuốn sách cổ bản
được nhẹ nhàng cầm lên, trang trọng như của lễ hiến tế thần linh.
Những bước chân đi dịu dàng, như sợ những tiếng động có thể làm rạn
vỡ các trang sách... Và có những lúc trong hội trường im lặng như
tờ, như dường mọi người đang tìm cách lắng nghe lời người xưa thì
thầm trên các trang sách cổ...
Ngày Book Sale của Viện Việt Học đã thực hiện ra trong không khí trang trọng dị thường đó. Hôm Chủ Nhật 3-11-2013 cũng là lần đầu có một sinh hoạt như thế, với rất nhiều cuốn sách in từ đầu thế kỷ 20...
Người đầu tiên bước vào hội trường của Ngày Book Sale là bác Trần Đức Tạo. Trả lời phỏng vấn của Việt Báo, bác Trần Đức Tạo nói rằng bác vào để tìm kiếm sách cổ, vì biết Viện Việt Học là nơi được đồng hương toàn câù gửi tặng các bản sách cổ. Bác nói, bản thân bác đã tặng Viện Việt Học nguyên bộ sách tiếng Anh về Cuộc Chiến Việt Nam hăm mấy tập. Bác cũng nói, lẽ ra sách cổ nên giữ lại, không nên bán, trừ phi trùng bản. Bác nói khi Viện có khả năng, nên lập Thư Viện cho đồng hương vào đọc.
Thực tế, Viện Việt Học chưa có Thư Viện, nhưng đã có một Phòng Đọc Sách cho người muốn nghiên cứu hay muốn đọc vào tìm, theo lời anh Nguyễn Minh Lân, một ủy viên trong ban điều hành Viện. Anh nói, hiện thời đã làm xong Thư Mục cho 3,000 cuốn sách, và còn nhiều ngàn cuốn sách khác chưa làm kịp Thư Mục.
Ngày Book Sale của Viện Việt Học đã thực hiện ra trong không khí trang trọng dị thường đó. Hôm Chủ Nhật 3-11-2013 cũng là lần đầu có một sinh hoạt như thế, với rất nhiều cuốn sách in từ đầu thế kỷ 20...
Người đầu tiên bước vào hội trường của Ngày Book Sale là bác Trần Đức Tạo. Trả lời phỏng vấn của Việt Báo, bác Trần Đức Tạo nói rằng bác vào để tìm kiếm sách cổ, vì biết Viện Việt Học là nơi được đồng hương toàn câù gửi tặng các bản sách cổ. Bác nói, bản thân bác đã tặng Viện Việt Học nguyên bộ sách tiếng Anh về Cuộc Chiến Việt Nam hăm mấy tập. Bác cũng nói, lẽ ra sách cổ nên giữ lại, không nên bán, trừ phi trùng bản. Bác nói khi Viện có khả năng, nên lập Thư Viện cho đồng hương vào đọc.
Thực tế, Viện Việt Học chưa có Thư Viện, nhưng đã có một Phòng Đọc Sách cho người muốn nghiên cứu hay muốn đọc vào tìm, theo lời anh Nguyễn Minh Lân, một ủy viên trong ban điều hành Viện. Anh nói, hiện thời đã làm xong Thư Mục cho 3,000 cuốn sách, và còn nhiều ngàn cuốn sách khác chưa làm kịp Thư Mục.
Hàng trên, hình trái, từ trái: anh Hưng, chị
Ngân, anh Bình, chị Quỳnh, chị Hương, chị Khánh, anh Tiên, bác Trần
Đức Tạo; hình phải, GS Nguyễn Ngọc Kỳ đứng giữa. Hàng dưới, hình
trái: Viên Linh đứng sau dãy sách do Viện Việt Học xuất bản; hình
phải: anh Nguyễn Minh Lân trước các tủ sách.
Nhà báo tự do Tạ Dzu, người có nhiều bải viết
tập trung về các chủ đề Việt Nam, trả lời phỏng vấn của Việt Báo
đã nói rằng nhìn thấy hình ảnh một nền văn hóa dân tộc còn được
tồn tại, được duy trì và được trân trọng nơi đây là rất quý. Nơi đây,
anh nói, qua các sách trong Ngày Book Sale, dòng văn học hải ngoại đa
dạng -- cả sưu khảo về sử, ngôn ngữ, văn học... – đã có khuôn mặt đa
nguyên, khác hẳn với văn học mộtc hiều trong nước, khi bị lèo lái
bởi lý thuyết Mác-Lê. Blogger Tạ Dzu lộ ra nét đăm chiêu khi nói về
văn hóa một chiều trong nước...
Trong các sách trưng bày trong Ngày Book Sale, có một khu vực ghi rõ là “Sách triển lãm, không bán” – trong dãy bàn giữa hội trường là các sách cổ, bìa đã cũ, ố màu... tất cả đều bọc nylon để tránh bị hư hại khi tay người cầm tới.
Trong các cổ bản sách quý nơi đây, có các ấn bản “Nho Giáo” của cụ Trần Trọng Kim, thủ tướng của Vương quốc Việt Nam (1945) và là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Hay ấn bản Một Cơn Gió Bụi cũng của cụ Trần Trọng Kim. Tương tự, nhiều bản sách cổ khác của Nghiêm Toản, Đào Duy Anh, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn văn Trung, Nguyễn Hiến Lê, Tự Lực Văn Đoàn, cuả các nhà xuất bản: Sống Mới, Khai Trí, Lá Bối, Ân Tiêm, Lửa Thiêng… xuất bản.
Trong chỗ các cụ học giả quá cố ngồi trang nghiêm ở tượng đaì văn học đó, đã xuất hiện thêm một nhà văn nổi tiếng vừa ra đi gần đây: Nguyễn Mộng Giác. Trong đó, nhiều tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác do nhà xuất bản Văn Mới tái bản được trưng bày, như Bạn Văn Một Thuở, Nghĩ Về Văn Học Hải Ngoại, Ngựa Nản Chân Bon... và một cuốn viết để tưởng niệm ông do Nhóm Bằng Hữu thực hiện: “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu.”
Nhà thơ Viên Linh, Chủ nhiệm Khởi Hành và cũng là một người trong Ban giảng huấn Viện Việt Học chuyên về mảng văn học Miền Nam VN, nói với VB rằng ông có cầm tới một số sách cổ do 6ongs ưu tập để cho mượn trưng bày trong Ngày Book Sale, như bản “Kim Vân Kiều” của Đào Duy Anh in năm 1943, nghĩa là vừa đúng 70 năm, hay như cuốn “Giai Nhân Kỳ Ngộ” của Phan Châu Trinh -- cuốn này có một sự biến đặc biệt, khi lần đầu in là năm 1926, liền bị Pháp tịch thu, đem đốt; bản mà Viên Linh cầm tới là tái ab3n na98m 1958, bìa do Tạ Tỵ vẽ.
Viên Linh cũng nói rằng các việc làm của Viện Việt Học để duy trì văn hóa, văn học Việt rất là đáng trân trọng, vì nhiều sách ở Miền Nam VN trước năm 1975 mới đây đã được nhà nước CSVN cho in lại, nhưng đã sửa đổi một số chi tiết cho sai lạc đi.
Trong các sách trưng bày trong Ngày Book Sale, có một khu vực ghi rõ là “Sách triển lãm, không bán” – trong dãy bàn giữa hội trường là các sách cổ, bìa đã cũ, ố màu... tất cả đều bọc nylon để tránh bị hư hại khi tay người cầm tới.
Trong các cổ bản sách quý nơi đây, có các ấn bản “Nho Giáo” của cụ Trần Trọng Kim, thủ tướng của Vương quốc Việt Nam (1945) và là thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Hay ấn bản Một Cơn Gió Bụi cũng của cụ Trần Trọng Kim. Tương tự, nhiều bản sách cổ khác của Nghiêm Toản, Đào Duy Anh, Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn văn Trung, Nguyễn Hiến Lê, Tự Lực Văn Đoàn, cuả các nhà xuất bản: Sống Mới, Khai Trí, Lá Bối, Ân Tiêm, Lửa Thiêng… xuất bản.
Trong chỗ các cụ học giả quá cố ngồi trang nghiêm ở tượng đaì văn học đó, đã xuất hiện thêm một nhà văn nổi tiếng vừa ra đi gần đây: Nguyễn Mộng Giác. Trong đó, nhiều tác phẩm của Nguyễn Mộng Giác do nhà xuất bản Văn Mới tái bản được trưng bày, như Bạn Văn Một Thuở, Nghĩ Về Văn Học Hải Ngoại, Ngựa Nản Chân Bon... và một cuốn viết để tưởng niệm ông do Nhóm Bằng Hữu thực hiện: “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu.”
Nhà thơ Viên Linh, Chủ nhiệm Khởi Hành và cũng là một người trong Ban giảng huấn Viện Việt Học chuyên về mảng văn học Miền Nam VN, nói với VB rằng ông có cầm tới một số sách cổ do 6ongs ưu tập để cho mượn trưng bày trong Ngày Book Sale, như bản “Kim Vân Kiều” của Đào Duy Anh in năm 1943, nghĩa là vừa đúng 70 năm, hay như cuốn “Giai Nhân Kỳ Ngộ” của Phan Châu Trinh -- cuốn này có một sự biến đặc biệt, khi lần đầu in là năm 1926, liền bị Pháp tịch thu, đem đốt; bản mà Viên Linh cầm tới là tái ab3n na98m 1958, bìa do Tạ Tỵ vẽ.
Viên Linh cũng nói rằng các việc làm của Viện Việt Học để duy trì văn hóa, văn học Việt rất là đáng trân trọng, vì nhiều sách ở Miền Nam VN trước năm 1975 mới đây đã được nhà nước CSVN cho in lại, nhưng đã sửa đổi một số chi tiết cho sai lạc đi.
Hình ảnh khi mới vào Ngaỳ Book Sale. Hàng
dưới, hình phải: chiếc lu, sáng tạo của họa sĩ Doãn Quốc Vinh.
Anh Nguyễn Minh Lân nói rằng, Viện Việt Học
có một số sách xưa cổ hơn 100 năm, nhưng không đưa ra hội trường.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Kỳ, cũng là Hội Trưởng Hội Bắc Ninh, nói rằng vốn là người nghiện sách cũ, và “mấy sách tôi muốn mua thì Viện Việt Học lại ghi rằng ‘sách trưng bày, không bán’... nên đề nghị Viện nên có một phòng đọc sách, nhớ ghi rõ giờ mở cửa... vì có ngaỳ tôi tới thì Phòng Đọc Sách đóng cửa, không thấy ai trực. Tôi thông cảm vì Viện ít người, nhưng việc nghiên cứu văn hóa là chuyện cần kíp...”
Đặc biệt, Giám Đốc Viện Việt Học Nguyễn Minh Lân cho biết cũng vào Chủ Nhật 3-11 từ 2 giờ đến 3 giờ chiều sẽ ra mắt CD Việt-Nam Thời Pháp Đô Hộ, Nguyễn Thế Anh.
Nhà báo Nguyên Huy được mời lên phát biểu ý kiến đã nói rằng Viện Việt Học đã làm được những công trình tuyệt vời, đã làm sống lại không khí sách vở, “Tôi đi tới Bắc California, tới Virginia... đều thấy không còn tiệm sách nào cả, tôi muốn nói là tiệm sách bán riêng sách chứ không phải bán chung với tạp hóa. Chỉ riêng Nam California của chúng ta là còn khoảng 3 tiệm sách, bán thuần sách. Lòng tôi rất mưc ngưỡng mộ Viện Việt Học.”
Đặc biệt, hôm Chủ Nhật cũng trưng bày bộ cồng chiêng từ một sắc tộc Tây Nguyên. Và độc đaó là một lu nước cổ, tác phẩm của họa sĩ Doãn Quốc Vinh, với tay nắm của lu thực hiện bởi nhạc sĩ Phạm Ngọc Tuấn.
Hiện thời Viện Việt Học cũng có các sinh hoạt hàng tuần, như Lớp Chữ Nho, Lớp Kundalini Yoga, Sinh hoạt Diễn Đàn Việt Học Viện Việt-Học, Câu Lạc Bộ Thanh niên Sinh viên Học sinh, Lớp Bổ túc Việt Anh–Anh Việt - Luyện thi thông-dịch hữu-thệ toà-án, Lớp Võ Cổ Truyền Bình Định, Chương trình Việt ngữ Căn bản Viện Việt-Học...
Độc giả quan tâm có thể liên lạc:
Viện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. #222, Westminster, CA. 92683 - 714-775-2050.
Hay: http://www.viethoc.com / info@viethoc.com
Giáo sư Nguyễn Ngọc Kỳ, cũng là Hội Trưởng Hội Bắc Ninh, nói rằng vốn là người nghiện sách cũ, và “mấy sách tôi muốn mua thì Viện Việt Học lại ghi rằng ‘sách trưng bày, không bán’... nên đề nghị Viện nên có một phòng đọc sách, nhớ ghi rõ giờ mở cửa... vì có ngaỳ tôi tới thì Phòng Đọc Sách đóng cửa, không thấy ai trực. Tôi thông cảm vì Viện ít người, nhưng việc nghiên cứu văn hóa là chuyện cần kíp...”
Đặc biệt, Giám Đốc Viện Việt Học Nguyễn Minh Lân cho biết cũng vào Chủ Nhật 3-11 từ 2 giờ đến 3 giờ chiều sẽ ra mắt CD Việt-Nam Thời Pháp Đô Hộ, Nguyễn Thế Anh.
Nhà báo Nguyên Huy được mời lên phát biểu ý kiến đã nói rằng Viện Việt Học đã làm được những công trình tuyệt vời, đã làm sống lại không khí sách vở, “Tôi đi tới Bắc California, tới Virginia... đều thấy không còn tiệm sách nào cả, tôi muốn nói là tiệm sách bán riêng sách chứ không phải bán chung với tạp hóa. Chỉ riêng Nam California của chúng ta là còn khoảng 3 tiệm sách, bán thuần sách. Lòng tôi rất mưc ngưỡng mộ Viện Việt Học.”
Đặc biệt, hôm Chủ Nhật cũng trưng bày bộ cồng chiêng từ một sắc tộc Tây Nguyên. Và độc đaó là một lu nước cổ, tác phẩm của họa sĩ Doãn Quốc Vinh, với tay nắm của lu thực hiện bởi nhạc sĩ Phạm Ngọc Tuấn.
Hiện thời Viện Việt Học cũng có các sinh hoạt hàng tuần, như Lớp Chữ Nho, Lớp Kundalini Yoga, Sinh hoạt Diễn Đàn Việt Học Viện Việt-Học, Câu Lạc Bộ Thanh niên Sinh viên Học sinh, Lớp Bổ túc Việt Anh–Anh Việt - Luyện thi thông-dịch hữu-thệ toà-án, Lớp Võ Cổ Truyền Bình Định, Chương trình Việt ngữ Căn bản Viện Việt-Học...
Độc giả quan tâm có thể liên lạc:
Viện Việt-Học, 15355 Brookhurst St., Ste. #222, Westminster, CA. 92683 - 714-775-2050.
Hay: http://www.viethoc.com / info@viethoc.com
No comments:
Post a Comment