Mark
Moyar, WSJ
Đặng
Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
05/11/2013
Một
cuộc đảo chính được Hoa Kỳ hậu thuẫn đánh dấu chính trị đã thắng thế so với
chính sách.
Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm. Ảnh:
Associated Press
Vào sáng ngày 1 tháng Mười một, những quân nhân
trong cuộc đảo chính đã bắt hoặc giết các chỉ huy trung thành quan trọng [của
Tổng thống Ngô Đình Diệm] trong khu vực Sài Gòn. Họ chặn những đường chính mà
các lực lượng trung thành khác có thể tiến vào thành phố. Tổng thống Ngô Đình
Diệm vẫn còn lực lượng thiết giáp có thể bắt giữ các lãnh đạo nổi dậy sau khi
cuộc đảo chính bắt đầu nhưng ông đã từ chối cho phép một sứ mệnh như vậy với hy
vọng rằng việc này giúp giảm thiểu các xung đột đổ máu. Với tình hình an ninh
lỏng lẽo, phe đảo chính đã đưa xe tăng đến dinh tổng thống. Đạn pháo nổ ra liên
tục bên ngoài dinh tổng thống cho đến tối.
Ngày hôm sau, Tổng thống Ngô Đình Diệm và em trai
của ông, Ngô Đình Nhu, chấp nhận lời đề nghị ra nước ngoài từ phe đảo chính.
Các tướng cử xe bọc thép đến chuyển hai anh em ra sân bay nhưng trên đường đi
họ đã bắn chết. Lãnh đạo cuộc đảo chính thông báo rằng Tổng thống Diệm và ông
Nhu đã “bất ngờ tự sát”.
Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam, Henry Cabot Lodge,
đã đẩy các tướng lĩnh vào cuộc đảo chính bất chấp lệnh của Tổng thống Kennedy,
người đã từ chối kiểm soát chặt chẽ sự kiện này. Tại sao John F. Kennedy
do dự? Bởi vì Tổng thống Kennedy đã đặt chính trị đảng phái trước lợi ích quốc
gia. Tổng thống Kennedy đã bổ nhiệm ông Lodge – một đảng viên Đảng Cộng hòa và
có khả năng trở thành ứng cử viên tổng thống năm 1964 – tới Sài Gòn với hy vọng
rằng ông sẽ bị bẫy trong một cuộc xung đột kéo dài không có triển vọng chiến
thắng ngay lập tức. Việc này có thể ngăn chặn ông Lodge vận động [tranh cử tổng
thống] một cách thành công, hoặc ít ra gây thiệt hại cho ông trong tư cách ứng
cử viên thuộc Đảng Cộng hòa. Khi ông Lodge tìm cách kích động cuộc đảo chính,
Tổng thống Kennedy e ngại sa thải ông ấy vì ngay lập tức ông Lodge có thể cáo
buộc Kennedy chơi trò chính trị với các đại sứ.
Việc chính sách đối ngoại của tổng thống Hoa Kỳ quá
lệ thuộc vào đảng chính trị đã xảy ra quá thường xuyên trong những năm gần đây.
Nhà báo Bob Woodward và cựu quan chức trong chính quyền Obama Vali Nasr đã chỉ
ra rằng óc đảng phái trong chính quyền Mỹ hiện nay đã quyết định các chính sách
an ninh quốc gia dựa theo sự chấp thuận chứ không phải lợi ích quốc gia. Sự rút
lui hoàn toàn của quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Iraq và rút ngắn sự hiện diện của Hoa
Kỳ tại Afghanistan đều xếp hạng trong số những hậu quả không may của việc chính
trị hóa này.
Đại sứ Lodge và các nhà báo mà ông dựa vào để lấy
thông tin – đặc biệt là David Halberstam và Neil Sheehan – tin rằng thay thế
ông Diệm với một chế độ tự do hơn sẽ xoa dịu các nhà phê bình và tăng cường nỗ
lực chiến tranh. Đại sứ Lodge đã bác bỏ lời khuyên của những người Mỹ đầy hiểu
biết, chẳng hạn như người tiền nhiệm của ông là Frederick Nolting, người đã
nhấn mạnh sức mạnh của ông Diệm và cảnh báo rằng tự do hóa sẽ bị rơi vào bẫy
của đối phương.
Tinh thần dân tộc của Tổng thống Diệm ngay cả những
kẻ thù cộng sản của ông cũng phải tôn trọng. Tổng thống Diệm đã điều hành một
quốc gia vốn có nhiều vấn đề và chuyển đổi tình hình cuộc chiến vào năm 1962
bằng cách trao quyền cho một thế hệ lãnh đạo đầy năng động. Tương tự như các
nước có nền văn hóa chính trị độc tài, việc tự do hóa tại miền Nam Việt Nam báo
hiệu sự yếu kém và khuyến khích lật đổ chính quyền.
Sau cái chết của ông Diệm, các cuộc biểu tình chống
chính phủ ngày càng gia tăng. Cuối cùng, chính phủ đã phải sử dụng vũ lực để
ngăn chặn những người biểu tình và cường độ còn nhiều hơn cả thời ông Diệm. Các
nhân vật lãnh đạo cuộc đảo chính hồi năm 1963 đã chứng tỏ họ không đủ khả năng
bằng người mà họ lật đổ. Họ cãi vã và thanh trừng lẫn nhau bằng cách triệt tiêu
nhiều lãnh đạo tốt nhất trong chính phủ vì lòng trung thành của họ đối với ông
Diệm.
Các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam ca ngợi cuộc đảo
chính như một “món quà” và nói với nhà báo người Úc Wilfred Burchett rằng,
“người Mỹ đã làm một việc mà chúng tôi đã không thể làm được trong chín năm
qua, đó là loại bỏ ông Diệm”. Sự thiếu hiệu quả của các chính phủ thay thế ông
Diệm đã dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ miền Nam Việt Nam, phía Bắc Việt tấn
công ngày càng nhiều và buộc Hoa Kỳ phải đưa quân vào can thiệp.
Trong những năm còn lại, chính quyền Obama có thể
phải quyết định và thúc đẩy việc loại bỏ các nhà lãnh đạo độc đoán ở những nơi
như Syria, Ai Cập và có lẽ ngay cả Afghanistan. Thật không may, các nhà hoạch
định chính sách ngày nay có thể đi lạc hướng bởi hầu hết những gì họ đã đọc về
cuộc chiến Việt Nam. Cuốn sách “Những bài học trong thảm họa” của Gordon
Goldstein là một trong những cuốn sách về Việt Nam được các chính trị gia ở Tòa
Bạch Ốc yêu thích nhất. Goldstein đã tái chế sự biếm họa về quá khứ của ông
Diệm như một lãnh đạo chuyên quyền, tham nhũng và không hiệu quả, và tác giả đã
bỏ qua những khó khăn trong cách quản lý một xã hội độc tài giữa lúc chiến
tranh đang diễn ra.
Việc trả lại câu chuyện lịch sử của Việt Nam vốn
không thể thay đổi được tình hình. Những người bảo vệ câu chuyện này chống giữ
nó bằng mọi giá, vì việc này củng cố sự can thiệp quân sự vốn đã chiếm ưu thế
trong tư duy tự do của người Mỹ kể từ thời chiến tranh Việt Nam. Thật sự thì
Hoa Kỳ đã đứng về phía lẽ phải tại Việt Nam. Nhưng những cá nhân người Mỹ đã cư
xử tồi tệ và dẫn Hoa Kỳ cũng như miền Nam Việt Nam đến một kết cuộc đầy thảm
họa.
©
2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment