17/11/2013
Với sự đổi mới trong công tác
tổ chức điều tra hình sự thì vai trò của Điều tra viên (ĐTV) cũng được tăng
cường theo hướng chủ động tấn công tội phạm. Từ chỗ chỉ làm công tác xét hỏi
một cách thụ động trên hồ sơ, giờ đây vai trò của ĐTV được nâng cao. ĐTV là
diễn viên chính thực hiện việc đánh án bắt đầu từ các khâu đầu tiên như khám
nghiệm hiện trường vụ án, thu thập chứng cứ, xét hỏi khai thác đối tượng cho
tới khâu lập hồ sơ vụ án để sếp của anh ta ký chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát
đưa đối tượng ra truy tố. Áp lực lên diễn viên này là rất lớn: áp lực chính
trị, áp lực xã hội đòi hỏi phá án, ĐTV có thẩm quyền rất lớn (không bị chế
ngự), cộng với nhiều yếu kém khiến điều tất yếu phải xảy ra.
Hàng năm, số vụ trọng án xảy ra
trên địa bàn cả nước lên tới con số hàng chục nghìn (chưa kể án tồn đọng từ năm
trước kéo sang năm sau). Do quy định trong Bộ Luật hình sự và Tố tụng hình sự
nên cơ quan thụ lý điều tra chủ yếu là Công an cấp tỉnh với chủ công là lực
lượng Điều tra viên tại các Cơ quan cảnh sát điều tra.
Sau khi có quy định chuẩn hóa
đội ngũ của Tổng cục Xây dựng lực lượng Bộ CA, số lượng Điều tra viên cao cấp
tại cấp tỉnh không nhiều, thực tế là quá ít nếu so với số lượng các vụ án xảy
ra trên địa bàn. ĐTV thì khá hổ lốn. Số người được đào tạo chính quy tại khoa
điều tra khá ít. Nhiều anh tốt nghiệp khoa điều tra ra do không có “cửa” hoặc
“cửa” không sáng lại bị phân đi gác cổng hoặc coi tù. Khối anh chân ướt chân
ráo vừa đánh được vài vụ ma túy dưới huyện, như có phép thần, nhảy vụt ngay lên
cơ quan điều tra tỉnh trong khi nghiệp vụ điều tra gần như con số 0. Các tỉnh
khó khăn thì số lượng ĐTV cao cấp còn ít nữa. Để giải quyết vấn đề “chuẩn hóa”,
người ta đưa ra sáng kiến “đi tắt, đón đầu”, tức là mời cơ sở đào tạo của Bộ
như Học viện CSND, Học viện ANND mở các lớp đào tạo ĐTV theo hệ “vừa học vừa
làm” hoặc “hoàn thiện nghiệp vụ” tại địa phương.
Lớp học thì diễn ra tại hội
trường CA tỉnh. Tổ chức lớp học thì giống một cuộc họp chính trị. Thầy đứng ở
bục tận trên cao cứ thao thao bất tuyệt đọc qua micro. Hàng trăm điều tra viên
tương lai ngồi dưới, kẻ thì gọi điện, người nhắn tin, anh thì đọc báo hay tranh
thủ trao đổi với đồng nghiệp. Không sao. Toàn bộ tài liệu đã được phô tô phát
tận tay rồi còn gì. Thi thố, kiểm tra thì đã có Ban tổ chức lo liệu với phần “đóng
góp” tích cực của học viên trên cơ sở phương châm: đã có quyết định cử đi
học là đỗ. Chạy được quyết định cử đi học của Phòng Tổ chức CA tỉnh là quan
trọng nhất, mệt hơn cả việc học tập. Có được quyết định coi như đã có thẻ ĐTV.
Con đường đi lên ĐTV với nhiều đồng chí cũng rất vòng vo. Từ lính nghĩa vụ, học
sơ cấp, rồi trung cấp, sau đó làm quả ĐTV vừa học vừa làm mở tại tỉnh hệ đại
học. Các đồng chí này lấy đâu ra IQ để đấu trí với tội phạm cho nên thường phải
sử dụng “biện pháp nghiệp vụ”.
Công tác đào tạo chuẩn hóa có
bất cập là: nội dung phần lớn là lý thuyết được các thầy lĩnh hội từ thời còn
Liên Xô với Đông Đức, chủ yếu về tính chuyên chính, trấn áp trong hoạt động của
Công an. Nội dung thực hành vốn đã quá ít ỏi, lại còn bị bỏ qua vì CA tỉnh thì
lấy đâu ra trang thiết bị mà thực nghiệm, mô phỏng. Bi kịch tất yếu bắt đầu từ
đây.
Khám nghiệm hiện trường: Điều
tra viên bước vào khâu đầu tiên của vụ án với kiến thức vô cùng ít ỏi về công
tác này. Ngay kiến thức cơ bản nhất như vật liệu nổ, đường đạn, vũ khí mà đa số
các đồng chí đều mít tịt, nói chi tới những kiến thức cao siêu hơn phục vụ phá
án. Trang thiết bị khám nghiệm thì sơ sài. Hành trang bước vào đánh án chỉ có
cái va li khám nghiệm. Trong va li có gì? Kính lúp cầm tay, chổi lông, ít bột hóa
học, thước dây, máy ảnh, giấy và bút. Án thì phức tạp lên nhiều nhưng va li
khám nghiệm 50 năm nay vẫn y nguyên, không có gì mới. Bộ năm nào cũng có đề án
tăng cường trang thiết bị nhưng chỉ thấy tăng cường ở đâu đâu.
Thu thập chứng cứ: chứng cứ
được quan niệm là tồn tại khách quan. Do công tác khám nghiệm hiện trường rất
sơ sài nên vẫn chấp nhận tồn tại khái niệm “tạo chứng cứ” trong giới điều tra
nhằm có được “chứng cứ” từ nhiều nguồn khác, nôm na là thế trận an ninh nhân
dân. Trước hết, đặc tình. Mạng lưới đặc tình hiện chủ yếu là dân tù tội, tiền
án tiền sự hoặc giới làm ăn mà hiệu quả hoạt động lệ thuộc vào lòng thương của
các anh CA. Thế nên nhiều chứng cứ là không có thật, cố được nặn ra để chứng tỏ
lòng thành với các anh. Hoặc đặc tình bịa ra để mượn tay CA triệt nhau. Các ĐTV
không phải là không biết. Nhiều khi vẫn nhắm mắt để dựng hồ sơ vì án đã đến
ngày đến giờ. Dân lương thiện thì càng ngày càng ngại thông tin cho CA phá án
bởi đã có nhiều nhân chứng của các vụ án bị đối xử không công bằng. Có lúc, có
nơi, nhân chứng bị ĐTV tiện tay nhập luôn cả vào kho bởi “không phạm tội sao
mày biết rõ thế” hoặc nếu chứng cứ không “nhạc và lời” với hồ sơ do ĐTV dựng
thì bị dọa “khai báo gian dối”.
Mạng lưới chính thống hỗ trợ
thông tin thì rất yếu và nhiêu khê. Cơ sở dữ liệu tội phạm rất manh mún. Thế
nên mới có chuyện cả một chuyên án lớn của Bộ tốn bao tiền của và thời gian mới
ngã ngửa người ra rằng đối tượng truy tìm đang ung dung thụ án rất ngoan ngoãn
trong một trại giam của Bộ dưới một tội danh ít nghiêm trọng. Việc chia sẻ
thông tin tội phạm giữa các đơn vị thì càng ít. Có tội phạm giết người để lại
vân tay tại tỉnh này mà CA chịu không lần ra được thủ phạm. Do ngẫu nhiên,
người ta biết được tên đó qua rà soát hồ sơ tiền sự do CA tỉnh bên lập từ lâu.
Khai thác đối tượng: thuật ngữ đấu tranh được ĐTV sử dụng phổ biến. Anh vào tay tôi tức là anh đã có tội. ĐTV mang nặng tư duy trấn áp chuyên chính nên thường triển khai phá án theo hướng suy đoán có tội chứ không phải suy đoán vô tội. Hình thức đấu tranh kiên quyết, hiệu quả nhất, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm là phải “dạy” cho mấy chưởng. Cũng có thể gửi xuống trại để “nhờ” các lái xe, bộ đội trong buồng giam bắt đối tượng phải “thành khẩn” khai báo. Có khi là dựng đối tượng dậy đi cung triền miên vào ban đêm và ban ngày thì sai bọn phạm quấy không cho ngủ. Khoảng một tuần như vậy thì đối tượng nào cũng phải “thành khẩn” hết. Bi hài nhất là có tay chuyên đột nhập, sau khi đã thành khẩn khai báo thì bị ĐTV tiện tay quy luôn cho một loạt vụ phá khóa khác (hai “chuyên ngành” này vốn khá mâu thuẫn với nhau). Đối tượng giãy nảy: nếu cháu phá được khóa thì dại gì đột nhập nữa. À, ngoan cố chối tội hả. Sau khi tung mấy “nghiệp vụ sắc bén”, ĐTV đã buộc đối tượng phải ngoan ngoãn cúi đầu nhận một loạt các vụ phá khóa kia.
Khai thác đối tượng: thuật ngữ đấu tranh được ĐTV sử dụng phổ biến. Anh vào tay tôi tức là anh đã có tội. ĐTV mang nặng tư duy trấn áp chuyên chính nên thường triển khai phá án theo hướng suy đoán có tội chứ không phải suy đoán vô tội. Hình thức đấu tranh kiên quyết, hiệu quả nhất, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm là phải “dạy” cho mấy chưởng. Cũng có thể gửi xuống trại để “nhờ” các lái xe, bộ đội trong buồng giam bắt đối tượng phải “thành khẩn” khai báo. Có khi là dựng đối tượng dậy đi cung triền miên vào ban đêm và ban ngày thì sai bọn phạm quấy không cho ngủ. Khoảng một tuần như vậy thì đối tượng nào cũng phải “thành khẩn” hết. Bi hài nhất là có tay chuyên đột nhập, sau khi đã thành khẩn khai báo thì bị ĐTV tiện tay quy luôn cho một loạt vụ phá khóa khác (hai “chuyên ngành” này vốn khá mâu thuẫn với nhau). Đối tượng giãy nảy: nếu cháu phá được khóa thì dại gì đột nhập nữa. À, ngoan cố chối tội hả. Sau khi tung mấy “nghiệp vụ sắc bén”, ĐTV đã buộc đối tượng phải ngoan ngoãn cúi đầu nhận một loạt các vụ phá khóa kia.
Hiện, việc trích xuất người bị
tạm giữ ra khỏi cơ sở tạm giữ rất lỏng lẻo tạo điều kiện cho bức cung, nhục
hình. Cảnh “ra đi trai tráng khi về bủng beo”, hoặc, “lúc anh đi không người
đưa tiễn, lúc anh về ba bốn thằng khiêng” là chuyện vặt. Luật sư, trên thực tế,
chưa được tham gia vào các phiên xét hỏi.
Bình phong vững chắc của các
ĐTV: Trọng án xảy ra, việc điều tra, truy tố, xét xử đều phải được chỉ đạo chặt
chẽ từ cấp ủy (thường vụ tỉnh ủy) mà Công an (hơn hẳn Viện và Tòa) là có chân
trong Thường vụ. Tiếng nói của đồng chí Giám đốc CA mang tính quyết định. Thế
nên, quan điểm trong hồ sơ do ĐTV dựng lên thường có được vị trí vững chắc
trong các buổi họp án. Đó là chưa nói, lãnh đạo Viện Kiểm sát và Tòa án nhiều
địa phương do lãnh đạo CA chuyển sang nên tư duy nể nang là khó tránh. Đảm bảo
lợi ích cục bộ địa phương, giữ vững uy tín như thành tích thi đua v.v cũng có
khi khiến đồng chí Bí thư Tỉnh ủy phải nhắm một mắt miễn sao anh em “làm cho
êm”. Thực tế là vai trò của các cơ quan tư pháp khác là thứ yếu và chịu nhiều
áp đặt trong các buổi họp chỉ đạo án. Tính độc lập, khách quan của các cơ quan
này do đó bị ảnh hưởng.
Là diễn viên chính của các vở,
song Điều tra viên lại may mắn không bị pháp luật ràng buộc phải tham gia vở
cuối – vở này mới là quyết định, tức phiên xét xử. Hãn hữu, có vụ trọng án gây
tranh cãi lớn tại Thủ đô, Tòa buộc phải triệu tập ĐTV ra đối chất thì ĐTV lại
nương vào các quy định về đảm bảo chế độ mật để từ chối cung cấp thông tin làm
rõ. Thế nên, dù luật sư và bị cáo (thậm chí cả bị hại) có kêu oan tới đâu thì
cũng chỉ là thông tin một chiều và ít được quan tâm một khi hồ sơ đã dựng, án
đã đóng, công trạng đã báo cáo lên trên.
Cuối cùng, việc ĐTV và cơ quan
điều tra được giao sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm lại là
một bất cập nữa bởi chẳng ai ngu gì đi lột áo cho người xem lưng và những sai
phạm mang tính tất yếu của ĐTV vẫn tiếp tục mà không có điều kiện khắc phục,
sửa chữa.
No comments:
Post a Comment