Saturday, 16 November 2013

"HOẢNG QUÁ", QUỐC HỘI VIỆT NAM HỦY THẢO LUẬN DỰ THẢO HIẾP PHÁP (Người Việt Online)




Friday, November 15, 2013 2:40:11 PM

HÀ NỘI (NV) .- Thông cáo mới nhất của Văn phòng Quốc hội CSVN cho hay, thay vì cùng thảo luận về dự thảo hiến pháp, tuần tới, đại biểu Quốc hội chỉ có thể “góp ý trực tiếp” qua “phiếu góp ý”.

Ông Trương Trọng Nghĩa – người vừa nhắc các đại biểu Quốc hội phải có trách nhiệm với hậu thế khi sửa bản hiến pháp vẫn độc đảng độc tài, tước đoạt quyền tư hữu. (Hình: Internet)

Có những dấu hiệu cho thấy, sự bất bình của công chúng về dự thảo hiến pháp (vẫn duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, phủ nhận quyền tư hữu đất đai, để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo) đã tác động mạnh tới các đại biểu Quốc hội.

Điều này khiến các lãnh đạo Đảng CSVN e ngại nên quyết định hủy cuộc thảo luận về dự thảo hiến pháp tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam vào giờ chót. 

Chương trình làm việc của Quốc hội CSVN tại kỳ họp lần này từng xác định, ngày 18 tháng 11, Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật của Quốc hội Việt Nam sẽ trình bày dự thảo hiến pháp mới, sau khi đã tiếp nhận, xử lý góp ý của các đại biểu Quốc và trình bày dự thảo nghị quyết về việc thi hành hiến pháp mới, rồi các đại biểu Quốc hội sẽ cùng thảo luận tiếp. Tuy nhiên vào giờ chót, buổi thảo luận cuối cùng của các đại biểu Quốc hội về dự thảo hiến pháp đã bị hủy.

Cũng cần nói thêm rằng, những cuộc thảo luận tại diễn đàn Quốc hội luôn được giới  truyền thông tường thuật công khai. Thành ra việc hủy cuộc thảo luận cuối cùng về dự thảo hiến pháp, đồng nghĩa với việc tước bỏ cơ hội để dân chúng theo dõi các đại biểu của họ nghĩ gì và đã làm những gì.  

Với quyết định vừa kể, các đại biểu Quốc hội nay chỉ có quyền “góp ý trực tiếp” qua “phiếu góp ý” và biểu quyết về hiến pháp mới vào ngày 28 tháng 11, rồi giải tán vào ngày 29 tháng 11 (sớm hơn một ngày so với dự kiến). 

Tháng trước, vài ngày sau khi Quốc hội của chế độ bắt đầu kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13, hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền đồng loạt loan tin, “các đại biểu Quốc hội tán thành dự thảo hiến pháp”.

Diễn biến sau đó cho thấy, nội tình không phải như vậy.

Thượng tuần tháng 11, trao đổi với các đồng liêu, ông Trương Trọng Nghĩa – một luật sư, đồng thời là một trong những người đại diện cho dân chúng Sài Gòn ở Quốc hội cảnh báo, sửa hiến pháp là công việc trọng đại. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa 13 đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của dân tộc chứ không phải là cản trở tiến bộ.

Ngoài việc cảnh báo các đồng liêu về việc phải có trách nhiệm với hậu thế và việc họ làm (xem xét, thông qua dự thảo hiến pháp) tại kỳ họp này, sẽ được hoặc bị hậu thế đánh giá là tiêu cực hay tích cực, ông Nghĩa nói thêm, nếu không có những giải pháp toàn diện và đột phá thì tình hình quốc gia không thể chuyển biến tích cực một cách căn bản.

Ông Nghĩa công khai nhắc các đồng liêu rằng, nguyên nhân chính của hiện trạng tồi tệ mà ai cũng thấy, nằm ở chỗ “đổi mới thể chế và luật pháp chậm bước so với nhu cầu của quốc gia”. Nhân vật hiện là thành viên Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn, nhấn mạnh: “Nhân dân góp ý và chờ đợi sự thay đổi, trong đó có ba nội dung lớn cần được đổi mới, đó là đổi mới phương thức lãnh đạo trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới thành phần kinh tế nhà nước và đổi mới về pháp luật đất đai”.

Đến trung tuần tháng 11, một nhóm 29 người mà phần lớn là cựu viên chức cao cấp của Đảng CSVN và chính quyền, nay đã nghỉ hưu và đang cư trú tại Sài Gòn, phát hành một thư ngỏ gửi “Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM”, bày tỏ sự cảm kích khi “một số đại biểu của thành phố ta đã cố gắng trình bày một số ý kiến và đòi hỏi bức xúc của cử tri thành phố”.

Trong thư, họ cho biết họ “đánh giá cao những cố gắng đó mà phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm là những ví dụ cụ thể”.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm – một trong những người đã “cố gắng trình bày một số ý kiến và đòi hỏi bức xúc của cử tri thành phố” đối với hiến pháp mới – hiện là Phó Bí thư Thành ủy Sài Gòn.

Một vài nguồn thạo tin cho biết, khi bàn về dự thảo hiến pháp tại Quốc hội, nhiều thành viên trong “Đoàn Đại biểu Quốc hội” của thành phố Sài Gòn đã công khai bày tỏ rằng họ không đồng tình với nội dung dự thảo hiến pháp, vì chưa “tạo được sự đồng thuận xã hội, tập hợp đầy đủ ý kiến ca mi tng lp nhân dân, gii trình đầy đủ và công khai nhng đim đã tiếp thu đưa vào d tho và nhng đim không tiếp nhn vi lý do rõ ràng, minh bch.

Cũng hồi thượng tuần tháng 11, trao đổi với tờ Tuổi Trẻ về những nội dung xoay quanh việc sửa hiến pháp, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, khẳng định: Không có sự cầm tù nào thê thảm và tàn hại bằng sự cầm tù tư duy của con người. Đổi mới tư duy phải là bước đầu tiên và cũng là bước tiếp theo cho mọi đổi mới.

Ông Dũng còn cảnh báo rằng, thế giới đã thay đổi, “sống theo cách cũ, sẽ không có tương lai” và nhân vật hiện là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh, cần lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà dân cũng đã rất khác. Ông Dũng bảo rằng, ông có cảm giác “hàng chục triệu người dân đã hội nhập với thế giới hiện đại, nhanh chóng và hiệu quả hơn so với nhiều thiết chế đang vận hành nền quản trị quốc gia của chúng ta”.

Hôm 15 tháng 11, nhóm soạn thảo “Kiến nghị 72” cũng phát hành một thư ngỏ, nhận định, dự thảo hiến pháp được trình cho Quốc hội Việt Nam xem xét để thông qua “về cơ bản vẫn như hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước” và “điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát”.

Nhóm này cho rằng, “việc Quốc hội khóa 13 thông qua một hiến pháp như thế sẽ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ tổ quốc”.

Họ kêu gọi các đại biểu Quốc hội “nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp” để “có đủ dũng khí quyết định dừng việc thông qua dự thảo hiến pháp, trả lại quyền lập hiến cho nhân dân”.

Chưa rõ những lời kêu gọi này tác động thế nào đến các đại biểu Quốc hội,  nhưng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy, những lời kêu gọi đó khiến giới lãnh đạo Đảng CSVN hoảng sợ. Quyết định hủy buổi thảo luận cuối cùng của các đại biểu Quốc hội về dự thảo hiến pháp chỉ ra rằng đám lãnh đạo CSVN không còn đủ sự tự tin về khả năng kiểm soát và chi phối Quốc hội Việt Nam. (G.Đ)




No comments:

Post a Comment

View My Stats