Lê Diễn
Ðức
Monday, November 18, 2013 4:15:25 PM
Văn
kiện quan trọng nhất mà Quốc Hội của CHXHCN Việt Nam lần thứ 6 khóa 13 sẽ thông
qua là dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vào ngày 28 tháng 11.
Cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012” do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Hội Luật Gia Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Hỗ Trợ Cộng Ðồng thực hiện, cho thấy 42.4% dân chúng Việt Nam không biết gì về Hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp, 57.6% còn lại thì tới 23% không biết Quốc Hội Việt Nam tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp. Cho nên Hiến pháp thực chất là một sản phẩm luật khung được đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) tạo ra cho bộ máy cầm quyền.
Tuy nhiên, hội nhập với cộng đồng quốc tế và tham gia vào các hiệp ước thương mại toàn cầu, lẽ ra văn bản này cần phải được thích ứng với các luật chơi mà Việt Nam cam kết thực hiện.
Trong bài “TPP và lộ trình dân chủ của Việt Nam” trên Người Việt Online ngày 21 tháng 10, 2013 tôi có nhận định như sau:
“Phía Mỹ cũng đã đặt vấn đề sửa đổi luật lao động và công đoàn của Việt Nam trong khuôn khổ hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó Việt Nam sẽ phải cải thiện quyền lao động tức là mở rộng quyền hạn của công nhân ra khỏi sự quản chế của công đoàn nhà nước theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế ILO.
Sự đặc ân của Mỹ với Việt Nam trong đàm phán TPP ngoài lý do kinh tế, không phải không có chủ đích chính trị. Nhưng nhân nhượng bao nhiêu thì cũng có hạn định. Thời gian ân huệ được quy định cụ thể, và không quá lâu.
Như vậy, theo lộ trình của TPP mà Mỹ đóng vai trò chủ chốt, trong vòng khoảng 5 năm tới, hệ thống chính trị Việt Nam sẽ có nhiều cải cách chính trị để đáp ứng.
Việt Nam cho đến nay là một trong những nước hợp tác tích cực nhất trong đàm phán để ký kết hiệp định.
Mâm cỗ TPP có vẻ hấp dẫn với các nhà lãnh đạo Việt Nam khi nhìn thấy TPP có khả năng làm tăng GDP hơn 26 tỷ USD trong tình hình kinh tế suy giảm nghiêm trọng.
Với bài viết “Amending Vietnam's Constitution: Why Washington Cares” trên trang của “Center Strategic & International Studies”, hôm 31 tháng 10, hai tác giả Murray Hiebert, phó giám đốc, và Kyle Springer, chủ tịch Sumitro về nghiên cứu Ðông Nam Á, phân tích vì sao Washington theo dõi việc thông qua Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam trong kỳ họp này.
Rõ ràng, Hoa Kỳ rất muốn thấy Việt Nam có thiện chí thực sự để thực hiện các cam kết hay không.
Xem bản Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi thì:
-Ðiều 10:
Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-Ðiều 10 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 10):
“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Ở đây có sự thay đổi là “thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động...”
Liệu có thể luật hóa quyền lập hội và từ đó công nhân được tự do và tự nguyện thành lập công đoàn độc lập, theo Ðiều 25 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 69) “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”?
Luật biểu tình vẫn là đề tài dang dở, gây tranh cãi trong Quốc Hội, thậm chí trong kỳ họp Quốc Hội 5 tháng 6 năm 2013, đại biểu Hoàng Hữu Phước khi phản bác đề xuất đưa luật biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2013-2014, nói “khi đưa luật một cách gấp gáp như vậy là chúng ta đã tước đi quyền của người dân”.
Trong khi đó, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng: “Luật biểu tình là hiến định mà chúng ta nợ nhân dân 68 năm rồi, từ năm 1946. Thời điểm này đã đủ các điều kiện để ban hành luật biểu tình để phục vụ, đáp ứng các yêu cầu hiện tại mà cuộc sống đang đặt ra”.
Biểu tình đã thế, lập hội chắc sẽ còn gay cấn hơn. Năm 2001, cựu Ðại Tá Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê 2001 làm đơn xin thành lập Hội Nhân Dân Ủng Hộ Ðảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng. Vì hành động này mà ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê đã bị công an trấn áp, đưa ra phường đấu tố và lãnh 19 tháng tù về “tội gián điệp”. Thế nhưng từ đó đến nay thời thế cũng thay đổi. Không thể luật thì giậm chân tại chỗ mà bản thân lại muốn hội nhập với thế giới bên ngoài.
Hiện nay chỉ có Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam được xem là công đoàn của công nhân, nhưng là tổ chức ngoại vi của ÐCSVN, cán bộ nhân viên đều ăn lương từ ngân sách nhà nước. Một cái ổ quan liêu, ngồi văn phòng máy lạnh bàn chuyện nhà máy.
Tiếp theo, Ðiều 19 của Hiến pháp 1992 xác định:
“Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”.
Trong dự thảo sửa đổi, Ðiều 51 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 25):
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Trước hết, đã “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chẳng bao giờ có nền kinh tế thị trường tự do đúng nghĩa, điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ thừa nhận.
Cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là xác định vai trò của ý thức hệ trong lĩnh vực kinh tế, trong đó độc quyền lãnh đạo thuộc về ÐSCSVN với chủ nghĩa Mác-Lenin, trong đó các phương tiện sản xuất được xã hội hóa và thiết lập tại một hệ thống phân phối công bằng của cải, không cho chủ sở hữu lợi nhuận từ vốn.
Trong thực tế từ hơn hai thập niên nay không phải vậy. Kinh tế Việt Nam đang có cấu trúc của nền kinh tế tư bản man rợ với các hình thức tư hữu đa dạng. Xã hội đã và đang hình thành một giai cấp tư bản giàu có nhờ những đặc quyền của phe nhóm lợi ích và ăn cắp, bòn rút của công, bên cạnh những người công nhân, nông dân bị bóc lột thậm tệ và người lao động bị hàng trăm thứ thuế và phí đổ lên đầu...
Cho nên, không có khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong kinh tế học, mà chỉ là cách nói gượng ép, khiên cưỡng của chế độ độc tài toàn trị muốn đi theo kinh tế của cơ chế thị trường tự do.
Mặt khác, nếu nói về doanh nghiệp nhà nước thì cho đến nay, chưa thấy văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm kinh tế nhà nước, chỉ được nghe một số chuyên gia kinh tế giải thích rằng kinh tế nhà nước bao gồm các hoạt động của ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn gốc ngân sách, đất đai, tài nguyên và chủ yếu là hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước là một thành phần của kinh tế nhà nước, vì thế một khi hiến định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thì đương nhiên cũng hiểu rằng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo và mặc nhiên được hưởng các đặc quyền, đặc lợi về vốn và tín dụng.
Trong suốt nhiều năm qua, doanh nghiệp nhà nước chưa bao giờ và trong tương lai, sẽ không thể nào đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Như tôi đã viết trong bài thượng dẫn, các doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, 50% vốn đầu tư của nhà nước, 60% tín dụng của ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng đóng góp chưa đến 38% GDP của nền kinh tế và đang mang món nợ 1.3 triệu tỷ (tương đương 60 tỷ USD). Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân ít được quan tâm so với doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại đóng góp hơn 45% GDP của nền kinh tế.
Rõ ràng, để tạo ra sân chơi thương mại bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế là điều không thể, nếu cứ giữ nguyên điều này trong hiến pháp mới.
Thái độ nhì nhằng này cho thấy các quan chức của hệ thống khó dứt ra khỏi lợi ích từ khu vực nhà nước, vì đây chính là nguồn gốc lớn nhất của tham nhũng, rút ruột công trình từ các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách hoặc ODA.
Tất nhiên, hiến định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội (Ðiều 4) cho ÐCSVN, việc lại cho ra đời một bản hiến pháp mới khác, hay thay đổi điều này chỉ nằm trong ý muốn của ÐCSVN trong 5 năm tới nhằm đáp ứng các cam kết của TPP. Duy trì hiến pháp cũ, ít ra họ có thể trì hoãn, kéo dài thêm món lợi kếch xù này mấy năm nữa. Ðiều này cũng chứng tỏ lực lượng bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo ÐCSVN vẫn còn mạnh. Họ không muốn thay đổi hoặc nếu có thì rất từ từ và thận trọng.
Việc tham gia vào TPP dường như là nỗ lực của ÐCSVN, nhưng bao giờ cũng thế, được cái này và mất cái khác. Họ có thể không chia sẻ quyền lực, nhưng dù muốn hay không, đã vào sân chơi, đành phải chấp nhận những nguyên tắc, nếu không muốn bị mời ra sân.
Cuộc khảo sát “Chỉ số Công lý 2012” do Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, Hội Luật Gia Việt Nam, Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển và Hỗ Trợ Cộng Ðồng thực hiện, cho thấy 42.4% dân chúng Việt Nam không biết gì về Hiến pháp hoặc chưa bao giờ nghe nói đến Hiến pháp, 57.6% còn lại thì tới 23% không biết Quốc Hội Việt Nam tổ chức góp ý sửa đổi Hiến pháp. Cho nên Hiến pháp thực chất là một sản phẩm luật khung được đảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) tạo ra cho bộ máy cầm quyền.
Tuy nhiên, hội nhập với cộng đồng quốc tế và tham gia vào các hiệp ước thương mại toàn cầu, lẽ ra văn bản này cần phải được thích ứng với các luật chơi mà Việt Nam cam kết thực hiện.
Trong bài “TPP và lộ trình dân chủ của Việt Nam” trên Người Việt Online ngày 21 tháng 10, 2013 tôi có nhận định như sau:
“Phía Mỹ cũng đã đặt vấn đề sửa đổi luật lao động và công đoàn của Việt Nam trong khuôn khổ hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo đó Việt Nam sẽ phải cải thiện quyền lao động tức là mở rộng quyền hạn của công nhân ra khỏi sự quản chế của công đoàn nhà nước theo các tiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Ðộng Quốc Tế ILO.
Sự đặc ân của Mỹ với Việt Nam trong đàm phán TPP ngoài lý do kinh tế, không phải không có chủ đích chính trị. Nhưng nhân nhượng bao nhiêu thì cũng có hạn định. Thời gian ân huệ được quy định cụ thể, và không quá lâu.
Như vậy, theo lộ trình của TPP mà Mỹ đóng vai trò chủ chốt, trong vòng khoảng 5 năm tới, hệ thống chính trị Việt Nam sẽ có nhiều cải cách chính trị để đáp ứng.
Việt Nam cho đến nay là một trong những nước hợp tác tích cực nhất trong đàm phán để ký kết hiệp định.
Mâm cỗ TPP có vẻ hấp dẫn với các nhà lãnh đạo Việt Nam khi nhìn thấy TPP có khả năng làm tăng GDP hơn 26 tỷ USD trong tình hình kinh tế suy giảm nghiêm trọng.
Với bài viết “Amending Vietnam's Constitution: Why Washington Cares” trên trang của “Center Strategic & International Studies”, hôm 31 tháng 10, hai tác giả Murray Hiebert, phó giám đốc, và Kyle Springer, chủ tịch Sumitro về nghiên cứu Ðông Nam Á, phân tích vì sao Washington theo dõi việc thông qua Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam trong kỳ họp này.
Rõ ràng, Hoa Kỳ rất muốn thấy Việt Nam có thiện chí thực sự để thực hiện các cam kết hay không.
Xem bản Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi thì:
-Ðiều 10:
Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-Ðiều 10 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 10):
“Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Ở đây có sự thay đổi là “thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động...”
Liệu có thể luật hóa quyền lập hội và từ đó công nhân được tự do và tự nguyện thành lập công đoàn độc lập, theo Ðiều 25 (sửa đổi, bổ sung Ðiều 69) “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”?
Luật biểu tình vẫn là đề tài dang dở, gây tranh cãi trong Quốc Hội, thậm chí trong kỳ họp Quốc Hội 5 tháng 6 năm 2013, đại biểu Hoàng Hữu Phước khi phản bác đề xuất đưa luật biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2013-2014, nói “khi đưa luật một cách gấp gáp như vậy là chúng ta đã tước đi quyền của người dân”.
Trong khi đó, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng: “Luật biểu tình là hiến định mà chúng ta nợ nhân dân 68 năm rồi, từ năm 1946. Thời điểm này đã đủ các điều kiện để ban hành luật biểu tình để phục vụ, đáp ứng các yêu cầu hiện tại mà cuộc sống đang đặt ra”.
Biểu tình đã thế, lập hội chắc sẽ còn gay cấn hơn. Năm 2001, cựu Ðại Tá Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê 2001 làm đơn xin thành lập Hội Nhân Dân Ủng Hộ Ðảng và Nhà Nước Chống Tham Nhũng. Vì hành động này mà ông Phạm Quế Dương và ông Trần Khuê đã bị công an trấn áp, đưa ra phường đấu tố và lãnh 19 tháng tù về “tội gián điệp”. Thế nhưng từ đó đến nay thời thế cũng thay đổi. Không thể luật thì giậm chân tại chỗ mà bản thân lại muốn hội nhập với thế giới bên ngoài.
Hiện nay chỉ có Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam được xem là công đoàn của công nhân, nhưng là tổ chức ngoại vi của ÐCSVN, cán bộ nhân viên đều ăn lương từ ngân sách nhà nước. Một cái ổ quan liêu, ngồi văn phòng máy lạnh bàn chuyện nhà máy.
Tiếp theo, Ðiều 19 của Hiến pháp 1992 xác định:
“Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả”.
Trong dự thảo sửa đổi, Ðiều 51 (sửa đổi, bổ sung các điều 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 25):
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Trước hết, đã “định hướng xã hội chủ nghĩa” thì chẳng bao giờ có nền kinh tế thị trường tự do đúng nghĩa, điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ thừa nhận.
Cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là xác định vai trò của ý thức hệ trong lĩnh vực kinh tế, trong đó độc quyền lãnh đạo thuộc về ÐSCSVN với chủ nghĩa Mác-Lenin, trong đó các phương tiện sản xuất được xã hội hóa và thiết lập tại một hệ thống phân phối công bằng của cải, không cho chủ sở hữu lợi nhuận từ vốn.
Trong thực tế từ hơn hai thập niên nay không phải vậy. Kinh tế Việt Nam đang có cấu trúc của nền kinh tế tư bản man rợ với các hình thức tư hữu đa dạng. Xã hội đã và đang hình thành một giai cấp tư bản giàu có nhờ những đặc quyền của phe nhóm lợi ích và ăn cắp, bòn rút của công, bên cạnh những người công nhân, nông dân bị bóc lột thậm tệ và người lao động bị hàng trăm thứ thuế và phí đổ lên đầu...
Cho nên, không có khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” trong kinh tế học, mà chỉ là cách nói gượng ép, khiên cưỡng của chế độ độc tài toàn trị muốn đi theo kinh tế của cơ chế thị trường tự do.
Mặt khác, nếu nói về doanh nghiệp nhà nước thì cho đến nay, chưa thấy văn bản pháp luật nào quy định về khái niệm kinh tế nhà nước, chỉ được nghe một số chuyên gia kinh tế giải thích rằng kinh tế nhà nước bao gồm các hoạt động của ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn gốc ngân sách, đất đai, tài nguyên và chủ yếu là hệ thống doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước là một thành phần của kinh tế nhà nước, vì thế một khi hiến định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thì đương nhiên cũng hiểu rằng doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo và mặc nhiên được hưởng các đặc quyền, đặc lợi về vốn và tín dụng.
Trong suốt nhiều năm qua, doanh nghiệp nhà nước chưa bao giờ và trong tương lai, sẽ không thể nào đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Như tôi đã viết trong bài thượng dẫn, các doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 70% vốn đầu tư của toàn xã hội, 50% vốn đầu tư của nhà nước, 60% tín dụng của ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn ODA, nhưng đóng góp chưa đến 38% GDP của nền kinh tế và đang mang món nợ 1.3 triệu tỷ (tương đương 60 tỷ USD). Trong khi đó, khối doanh nghiệp tư nhân ít được quan tâm so với doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại đóng góp hơn 45% GDP của nền kinh tế.
Rõ ràng, để tạo ra sân chơi thương mại bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế là điều không thể, nếu cứ giữ nguyên điều này trong hiến pháp mới.
Thái độ nhì nhằng này cho thấy các quan chức của hệ thống khó dứt ra khỏi lợi ích từ khu vực nhà nước, vì đây chính là nguồn gốc lớn nhất của tham nhũng, rút ruột công trình từ các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách hoặc ODA.
Tất nhiên, hiến định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội (Ðiều 4) cho ÐCSVN, việc lại cho ra đời một bản hiến pháp mới khác, hay thay đổi điều này chỉ nằm trong ý muốn của ÐCSVN trong 5 năm tới nhằm đáp ứng các cam kết của TPP. Duy trì hiến pháp cũ, ít ra họ có thể trì hoãn, kéo dài thêm món lợi kếch xù này mấy năm nữa. Ðiều này cũng chứng tỏ lực lượng bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo ÐCSVN vẫn còn mạnh. Họ không muốn thay đổi hoặc nếu có thì rất từ từ và thận trọng.
Việc tham gia vào TPP dường như là nỗ lực của ÐCSVN, nhưng bao giờ cũng thế, được cái này và mất cái khác. Họ có thể không chia sẻ quyền lực, nhưng dù muốn hay không, đã vào sân chơi, đành phải chấp nhận những nguyên tắc, nếu không muốn bị mời ra sân.
No comments:
Post a Comment