Hugh
White, EAF
Huệ
Đăng
chuyển ngữ, CTV Phía Trước
02/11/2013
Hiện
nay, vai trò của Trung Quốc, Hoa Kỳ và các quốc gia châu Á khác đang ảnh hưởng
trực tiếp lẫn nhau một cách rất chặt chẽ. Nhưng trước hết, để hiểu rõ vấn đề,
chúng ta cùng đi tìm các câu trả lời cho những câu hỏi về mối quan hệ giữa
Trung Quốc và Hoa Kỳ, một mối quan hệ đầy tính phức tạp, thử thách, đòi hỏi
phải có các bước đi rõ ràng và cẩn thận để tránh xảy ra các hậu quả không có
lợi cho toàn bộ khu vực châu Á.
Vị
thế của Trung Quốc
Điều
đầu tiên, chúng ta phải biết được câu trả lời cho việc Trung Quốc thực sự muốn
gì? Và trong tương lai, Trung Quốc muốn ở vị trí nào? Những động thái vừa qua
của Trung Quốc không hề cho thấy đất nước này muốn tranh giành vị trí ưu việt,
vị trí quyết định và duy trì ổn định an ninh ở châu Á với Hoa Kỳ. Nhưng ở một
mặt khác, Trung Quốc muốn điều tương tự như “Hệ thống phân cực thế kỉ 21
hay Học thuyết Monroe phiên bản châu Á”. Rõ ràng, ý định của Trung Quốc không
hướng đến hòa bình và ổn định chung trong khư vực. Để tránh cho những điều này
thực sự xảy ra và trở thành quá muộn, Hoa Kỳ buộc phải kìm chế không để Trung
Quốc khẳng định vị thế dẫn đầu của mình ở khu vực châu Á. Nhưng bên cạnh đó,
Hoa Kỳ cũng phải tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc.
Để
thực hiện điều trên, Hoa Kỳ không cần phải đáp ứng mọi yêu sách của Trung Quốc,
nhưng Hoa Kỳ nên xem xét, đánh giá, phân tích để đưa ra các chính sách và quyết
định nhằm thỏa mãn vừa đủ các yêu sách đó – với điều này nó phải phù hợp với
lợi ích và mong muốn của tất cả các nước trong khu vực để nó có thể đảm bảo
trật tự trong khu vực châu Á. Có vài ý kiến cho rằng, Trung Quốc không muốn
điều gì khác ngoài quyền lực và chia sẻ quyền lực để có vị trí ngang hàng với
Hoa Kỳ. Có thể điều đó là một điều có lợi cho khu vực châu Á khi nó cung cấp cơ
sở vững chắc để châu Á có thể ổn định về nhiều mặt phát triển hơn là một cuộc
đối đầu, cạnh tranh ngày càng leo thang. Sự đối đầu trực diện có thể xảy ra
thực sự nếu Hoa Kỳ không chấp nhận bất kỳ sự nhượng bộ nào đối với Trung Quốc ở
thời điểm hiện tại và tương lai.
Mục
đích của Hoa Kỳ
Câu
hỏi thứ hai, mục đích đằng sau nhưng gì Hoa Kỳ đang làm tại châu Á là gì? Dường
như việc Hoa Kỳ có những hoạt động tham gia tích cực trên các diễn đàn, tổ chức
nhóm họp đa phương khu vực toàn cầu trong thời gian vừa qua cho thấy họ muốn
khẳng định ví trí của mình và thực hiện chính sách “phân tán quyền lực”. Nhưng
tình hình hiện tại đã thay đổi, Trung Quốc không còn là một nước mới nổi như
trong quá khứ, Hoa Kỳ không còn có thể nâng cao vị thế dẫn đầu khu vực khi phải
đối đầu với Trung quốc và có những hành động mạnh bạo với Trung Quốc như ở thời
điểm quá khứ. Thậm chí, chưa thể có bất kỳ một dấu hiệu nào có thể dẫn đến các
hành động tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ trong việc tiếp tục tái khẳng định vị thế
của mình. Hoa Kỳ nên xem xét và giữ vững vị trí, coi mình như một nước “quản
lý, giữ vững trật tự khu vực và tòan cầu” hơn là đối đầu trực diện với sức mạnh
ngày càng đi gia tăng của Trung Quốc.
Chính
sách “kìm chế” Trung Quốc
Liệu
những động thái, chính sách hiện tại của Hoa Kỳ hướng tới Trung Quốc có thể gọi
là chính sách “kìm chế” được không? Đó chính là vấn đề thứ ba mà chúng ta phải
đi tìm câu trả lời.
Đã
có những lập luận cho rằng Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường qua việc đưa Trung Quốc
tham dự vào các diễn đàn, cộng đồng quốc tế và khu vực. Những điều đó đi nguợc
lại so với chính sách có những hành động kìm chế. Nhưng đó đã là quá khứ, nó
chỉ có thể xảy ra trong ba thập kỷ vừa qua. Nhưng tình hình trên thế giới hiện
tại đã biến đổi khá phức tạp. Hoa Kỳ trong những năm vừa qua luôn cam kết ủng
hộ Trung Quốc trên các diễn đàn thiết lập các mối quan hệ gắn bó hơn với các
nước khác, đổi lại Trung Quốc sẽ không thách thức vị thế của Hoa Kỳ tại châu Á.
Tưởng chừng mọi việc vẫn sẽ như vậy nhưng Trung Quốc đang lộ rõ ý định thách
thức và muốn thay thế vị trí của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á.
Để
bảo vệ vị thế của mình, Hoa Kỳ bụôc phải hạn chế sự phát triển sức mạnh và ảnh
hưởng của Trung Quốc. Từ những điều đó, chúng ta có thể khẳng định rằng, chính
sách hướng tới Trung Quốc của Hoa Kỳ, được gọi là chính sách “kìm chế”.
Cán
cân quyền lực
Chính
sách “kìm chế và ngăn chặn” đã có công hiệu với Liên bang Xô Viết, nhưng đó có
phải là chính sách thực sự hợp lý khi áp dụng với Trung Quốc hay không? Điều
này đem đến cho chúng ta câu hỏi thứ tư: Cán cân quyền lực của Trung Quốc. Khi
điểm lại chiến lược lộ ra rõ ràng nhất trong thời gian qua – tạo ra cán cân
quyền lực tương đương – thì nền kinh tế Trung Quốc đã rất gần đến ranh giới
vượt qua Hoa Kỳ, và có vẻ thực sự như vậy khi xét đến nhịp độ tăng trưởng của
Trung Quốc trong những năm sắp tới. Điều này có nghĩa lần đầu tiên trong lịch
sử, Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một quốc gia có cả tiềm lực kinh tế lẫn quân sự
mạnh mẽ như mình trong thập kỷ sắp tới.
Xét
đến tình hình quân sự, trong khi tiềm lực và sức mạnh của Hoa Kỳ vẫn đang giữ
vị trí hàng đầu. Khả năng và rủi ro xung đột với Trung Quốc ngày càng tăng cao
trong những năm gần đây, đến mức Hoa Kỳ có thể nhìn thấy Trung Quốc có những
hành động “ảnh hưởng tới lợi ích” của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á qua việc phân
tích và dự đoán kịch bản có thể phát sinh xung quanh cuộc tranh chấp đảo
Senkaku/Điếu Ngư. Chính vì vậy, muốn giữ đuợc vị trí của mình, Hoa Kỳ phải xem
lợi ích kèm theo các thách thức khá lớn đến từ Trung Quốc trong thời gian sắp
tới.
Điều
cuối cùng, phần còn lại của Châu Á sẽ như thế nào, họ sẽ phản ứng và có những
hành động gì trong thời gian sắp tới? Khá hợp lý khi có thể đi đến kết luận các
nước trong khu vực châu Á–Thái Bình Dương không hề thích ý tưởng sống dưới cái
bóng của Trung Quốc. Chính vì vậy, sự hiện diện của Hoa Kỳ như một sức mạnh
chiến lược quan trọng ở thời điểm này. Nhưng không vì thế mà các nước châu Á sẽ
chấp nhận những hậu quả do việc xung đột cạnh tranh leo thang giữa Hoa Kỳ và
Trung Quốc do cộng hưởng từ sức mạnh đang ngày càng tăng của nước này. Điều đó
có nghĩa rằng, thay vì cố gắng để duy trì tính ưu việt của mình, Hoa Kỳ nên tìm
cách chia sẻ quyền lực với Trung Quốc ở châu Á, và có lẽ các nước trong khu vực
châu Á cũng sẽ đồng ý với điều này.
Câu
hỏi còn lại, đó là những người Mỹ liệu có cùng chung ý kiến này với các nước
châu Á hay không?
©
2013 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
-------------------------------
CÁC BÀI TRƯỚC
No comments:
Post a Comment