Kính
Hòa, phóng viên RFA
2013-11-21
2013-11-21
Trong những năm qua, nhà cầm quyền Việt nam phát
động nhiều phong trào để chấn hưng đạo đức của người dân, từ chương trình trong
trường học cho đến các diễn từ của các quan chức. Tại sao họ phải làm như vậy?
Kính Hòa trình bày.
Mô
hình đạo đức
Trong kỳ họp Quốc hội đang tiến hành, ông Thống đốc
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Bình, đã phải trả lời chất vấn của các
đại biểu quốc hội, bằng văn bản chứ không trực tiếp, về nguyên nhân tại sao tội
phạm ngân hàng trong thời gian qua lại nhiều như vậy.
Báo Vneconomy đăng những câu trả lời của của ông
Bình, theo đó nguyên nhân là do tác động của…khủng hoảng tài chính, suy thoái
kinh tế toàn cầu, trình độ quản lý chưa theo kịp yêu cầu quản trị…Và nổi bật
nhất là ông Bình nêu các nguyên nhân về đạo đức. Từ đạo đức và các từ khác có
liên quan về ý nghĩa với từ này như là tiêu cực hay suy thoái được lặp đi lặp
lại đến sáu lần trong ba trang giấy.
Có vẻ như đối với ông Bình, việc điều hành trái tim
tài chính của quốc gia lệ thuộc rất nhiều vào đạo đức của nhân viên quản lý các
nhân hàng từ thấp đến cao.
Các quốc gia Đông Á, trong đó có Việt Nam, bị ảnh
hưởng rất mạnh mẽ của học thuyết Khổng Mạnh từ Trung Quốc, chủ trương lấy đức
để trị nước, rất đề cao đạo đức của người lãnh đạo. Các triều đại phương Đông
quả là cũng thịnh khi các vị vua đạo cao đức dày, và suy tàn khi họ thiếu đức.
Và tất cả các xã hội đức trị này còn có một đặc điểm chung nữa là tập trung
quyền lực.
Mô hình cai trị ấy ở phương Đông bị thách thức dữ
dội khi đứng trước các quốc gia Tây phương thoát đêm đen trung cổ tiến lên một
xã hội đại nghị với quyền lực được phân chia mà kiểm soát lẫn nhau. Và quan
trọng hơn cả đó là những xã hội được cai trị bằng luật pháp
Mô hình cai trị ấy ở phương Đông bị thách thức dữ
dội khi đứng trước các quốc gia Tây phương thoát đêm đen trung cổ tiến lên một
xã hội đại nghị với quyền lực được phân chia mà kiểm soát lẫn nhau. Và quan
trọng hơn cả đó là những xã hội được cai trị bằng luật pháp.
Có những dân tộc phương Đông chấp nhận mô hình ấy để
tiến lên xây dựng nên những quốc gia hùng mạnh. Có những quốc gia khác là TQ và
Việt Nam, cũng ảnh hưởng từ phương Tây nhưng lại là một mô hình tập trung quyền
lực, đó là mô hình cộng sản.
Và những người cộng sản rất thích cái từ đạo đức.
Đạo đức cách mạng, đạo đức Hồ Chí Minh,…thường xuyên được nhắc tới. Khi liên
tục xảy ra các vụ tham nhũng, Chủ tịch nước đã ví von đến những con sâu làm sầu
nồi canh, cũng là một khái niệm đạo đức. Việc ông Bình nhắc tới đạo đức không
phải là trường hợp duy nhất mà những nhà lãnh đạo nêu ra để giải thích những
điều phạm pháp.
Làm
gì cho đạo đức và pháp luật bây giờ?
Trong dòng hội nhập kinh tế với thế giới, nhà nước
Việt Nam cũng nêu lên khái niệm pháp trị, tức là thượng tôn pháp luật,
xem pháp luật là trên hết, điều mà trong chừng mực nào đó khác với đức trị của
mô hình phương đông, và có thể là cả mô hình cộng sản. Nhưng cụm từ pháp trị
vang lên khi thăng khi giáng, và dường như không có mấy cố gắng để thúc đẩy nó.
Và cô đọng nhất trong suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Việt Nam về pháp luật chính
là phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rằng Hiến pháp nằm sau cương
lĩnh của đảng cộng sản.
Mà Hiến pháp lại là bộ luật gốc của quốc gia.
Nhà văn Phạm Đình Trọng, một cựu đảng viên, cựu đại
tá quân đội nhân dân Việt Nam bình luận về lời phát biểu này:
Điều ông ấy nói là vô cùng thảm hại,
vô cùng nguy hại cho đất nước. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên Hiến Pháp, lên
trên Pháp luật là một điều lú lẫn, một điều xằng bậy không thể chấp nhận được.
Đây là cái nhận thức của ông ấy, chứ
không phải ông ấy lỡ lời. Đây là một nhận thức sai trái, vô cùng nguy hại. Dân
tộc Việt Nam có một ông đứng đầu đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì nguy
hiểm quá. Với một đảng cầm quyền mà nhận thức như vậy thì đất nước Việt Nam mãi
mãi là đất nước vô pháp luật.”
Các nhà cai trị cộng sản cố gắng giải quyết những
điều mà trong kinh điển của họ không dự báo trước. Đó là khi họ kết thân với
nền kinh tế thị trường tự do, nền kinh tế mà kinh điển của họ từ chối, họ phải
đối mặt với một sự cần thiết của luật pháp. Nhưng nếu đặt luật pháp lên
trên mọi quyền lực thì còn gì là sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng nữa! Có lẽ vì
thế nên họ đã thúc đẩy khái niệm đạo đức.
Cứ mỗi lần nói đến tham nhũng hay tội phạm họ lại
cầu cứu đến đạo đức. Và đạo đức, nhất là cái gọi là đạo đức Hồ Chí Minh được
đưa vào chương trình bắt buộc của tất cả các trường học. Nhưng có vẻ như kết
quả không mấy khả quan. Tội phạm vẫn gia tăng, lĩnh vực ngân hàng chỉ là một
phần trong bức tranh tổng thể ấy.
Một sinh viên nói với chúng tôi về những chương
trình học chính trị và đạo đức:
“Bọn em học
để trả bài cho qua thôi, chứ những môn này chẳng giúp ích gì cho mình cả. Việc
khuyến khích học môn này như miễn phí thì em thấy không cần thiết vì nếu nghiên
cứu mà không ứng dụng được thì chả giải quyết được vấn đề gì.”
Đạo đức là một khái niệm gắn chặt với tính hướng
thiện của con người, khi những con người ấy được sống trong một xã hội tự do,
có pháp luật để bảo vệ họ.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một tiếng nói phản biện trong
những năm gần đây nói về sự cần thiết của pháp luật trong tình hình hiện nay
tại Việt Nam:
Theo tôi điều quan trọng nhất của Việt Nam bây giờ
là cải cách thể chế, tức là phải có sự giám sát quyền lực, phải có những thể
chế hoạt động theo luật và tự chịu trách nhiệm.
Làm
theo luật cũng có nghĩa là phải từ chối một phần nào đó quyền
lực. Điều này có vẻ vẫn làm e ngại những nhà cai trị cộng sản, cho nên họ vẫn
phải viện đến một khái niệm khó định lượng là đạo đức, mặc dù những cố gắng
khếch trương đạo đức của họ trong mấy năm vừa qua không có kết quả.
No comments:
Post a Comment