Monday 12 August 2013

'WIKIPEDIA KHÔNG CHẤP NHẬN KIỂM DUYỆT" (BBC)




BBC
Cập nhật: 15:34 GMT - thứ hai, 12 tháng 8, 2013

Đồng sáng lập trang báck khoa toàn thư mở Wikipedia, ông Jimmy Wales tuyên bố ông thà không có trang Wikipedia tại Trung Quốc còn hơn phải tuân thủ bất kỳ hình thức kiểm duyệt nào, tạp chí The Wall Street Journal tường thuật.

Ông Jimmy Wales nói Wikipedia không chấp nhận bất kỳ hình thức kiểm duyệt nào

Không phải là người ngại bày tỏ quan điểm, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Wall Street Journal, ông Wales đã trao đổi về vấn đề kiểm duyệt, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Trả lời tại Hong Kong, ông Wales nói Wikipedia sẽ không bao giờ nhượng bộ các yêu cầu của chính phủ trong vấn đề kiểm soát thông tin.
Việc được tiếp cận "kiến thức và giáo dục" là một quyền cơ bản của con người, ông nói, và rõ ràng việc kiểm duyệt là trực tiếp cản trở cả hai vấn đề này.
Sau đó, ông Wales đã nói về vấn đề kiểm duyệt cụ thể tại Trung Quốc.

Trung Quốc khét tiếng về việc kiểm duyệt đối với một số loại thông tin nhất định, và việc kiểm duyệt được giới chức tiến hành thông qua tường lửa Great Firewall.

Người dùng tại Trung Quốc chỉ xem được phiên bản chưa mã hóa Wikipedia

Do tình trạng chặn lọc, các chủ đề mà chính phủ Trung Quốc không muốn cho dân chúng xem đều bị tường lửa cản lại, và việc tìm kiếm bằng các từ khóa liên quan sẽ không cho kết quả.
Người dùng trong Trung Quốc không tiếp cận được nhiều mạng xã hội như Facebook và Twitter.

Hồi đầu tháng Sáu, trong giai đoạn giới chức tiến hành trấn áp dịp kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn, người dùng ở Trung Quốc đã không thể xem được phiên bản đã mã hóa của Wikipedia, khiến hãng phải mở phiên bản không mã hóa.
"Chúng tôi không chấp nhận việc sàng lọc, nhưng chúng tôi không thể làm gì để ngăn cản được điều đó xảy ra," Wales được trích lời nói.

Các nhà hoạt động sau đó đã kêu gọi Wikipedia hãy chuyển sang việc bắt buộc dùng bản mã hóa, là nơi các nguồn bên ngoài không thể sàng lọc hoặc lần theo dấu vết của người dùng vào trang này. Họ nói điều đó sẽ buộc Bắc Kinh phải quyết định giữa chuyện chặn tuyệt đối Wikipedia và chuyện cho phép vào xem phiên bản không bị chặn của trang này.

Tuy đón nhận ý tưởng trên, nhưng Wales nói xét về mặt kỹ thuật thì đây là điều không làm được tại Trung Quốc vào thời điểm này, và bản chưa bị mã hóa sẽ không bị dẹp bỏ.
Ông nói tiếp rằng việc đòi hỏi đăng ký bằng tên thật sẽ không bao giờ được tuân thủ, và Wikipedia Foundation đã có các trao đổi với chính phủ Trung Quốc, điều cho thấy ông có vẻ không tin là trang Wikipedia có thể sẽ bị chặn tuyệt đối không báo trước.

Hồi tháng Bảy năm ngoái, Wikipedia bản tiếng Nga đã tự động ngừng các hoạt động trong vòng 24 giờ để phản đối dự luật của nhà nước Liên bang Nga nhằm hạn chế tự do Internet.
Trước đó, hôm 17/1/2012, Wikipedia bản tiếng Anh lên kế hoạch tạm ngưng hoạt động cũng trong vòng 24 giờ phản đối dự luật về chống vi phạm bản quyền của Mỹ.



No comments:

Post a Comment

View My Stats