Nhóm phóng viên tường trình từ Việt
Nam -
RFA
2013-08-05
2013-08-05
Các vũ trường hạng
sang nơi tiêu thụ rượu ngoại quốc xả láng.
RFA
Có
thể nói rằng đi từ Bắc chí Nam, không có thứ gì dễ tìm hơn một quán nhậu, đủ
các hạng, các loại quán nhậu, từ bình dân vài trái cóc, xị rượu đế cho đến các
quán thịt chó, quán lẫu dê, lẫu hải sản, quán thịt rừng và cao cấp hơn là các
loại nhà hàng, khu nghĩ dưỡng miệt vườn, khu du nghĩ dưỡng sinh thái có phục vụ
nhậu thâu đêm suốt sáng với các sơn hào hải vị có giá lên đến vài chục triệu
đồng một mâm, một bữa nhậu có thể lên đến con số hàng trăm triệu đồng.
Mở đầu
mọi việc bằng rượu và bia
Dân
nhậu, cán bộ nhậu – khách hạng thấp, khách hạng trung… Một chủ quán nhậu ở Đông
Hà, Quảng Trị, tên Củng, cho chúng tôi biết, trung bình, một đêm quán của ông
tiếp chừng ba chục khách hạng vừa vừa và hai chục khách hạng thấp, khách hạng
vừa vừa sẽ gọi bia lon, khách hạng thấp thì dùng bia chai hoặc rượu vodka. Quán
ông Củng chuyên bán thịt dê, được chế biến theo nhiều cách. Giá thành ở quán
cũng không rẻ cho lắm, khách ruột của quán là các cán bộ cấp phường, cấp quận
và một số ít thanh niên, công nhân. Nhóm thanh niên, công nhân được ông xếp vào
diện khách hạng thấp.
Một
chủ quán khác tên Trung ở Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị, chia sẻ với chúng tôi
rằng nếu như ngày xưa, ông bà ta hay nói câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì
đến bây giờ có thể nói rằng ly rượu, ly bia là đầu câu chuyện, một người đàn
ông nếu không biết nhậu thì sẽ không có bạn để chơi, một người làm ăn nếu không
chịu nhậu thì sẽ chẳng bao giờ có mối có lái để mánh mung, để kết nối đường dây
làm ăn, chuyện kinh tế được bàn trên bàn nhậu, thời sự cũng bàn trong lúc nhậu,
thậm chí chuyện chính trị, văn hóa cũng có mặt trên bàn nhậu… Dường như mọi thứ
đều có mặt trên bàn nhậu.
Các loại quán nhậu
bình dân phổ biến được dân lao động hưởng ứng. RFA
Ông
Trung nói thêm là quán ông có nhiều khách cán bộ luôn có mặt mỗi ngày, có người
nhậu ký sổ lên đến vài chục triệu đồng, cuối năm trả một lần, cũng có một cán
bộ vốn là chủ tịch một xã vùng cao, là khách quen của quán ông, nhậu ký sổ như
chúa chổm, đùng một cái, bị phát hiện tham nhũng, hối lộ, mất chức, bà vợ trốn
vào Nam làm ăn, không bao lâu sau, ông này cũng chuyển công tác lên một xã vùng
núi khác, cả ba năm trời chưa gặp mặt, gọi điện thoại đòi nợ thì ông này cũng
ỡm ờ hứa qua loa, coi như mất tiền. Ông Trung nói rằng thực chất thì ông đủ sức
cho người lên tận nơi ông chủ tịch xã này làm việc để đòi nợ. Nhưng làm như thế
sẽ ảnh hưởng đến khách trong quán, nhất là khi họ cũng đang nợ ông. Thôi thì im
lặng cho nó lành việc.
Đó
là chuyện nhậu của cán bộ và người có tiền một chút, còn cả chuyện nhậu vài cái
trứng cút, vài trái cóc, vài trái ổi xanh chấm muối ớt, uống một xị rượu đế cho
qua buổi chiều hoặc thèm quá, vào quán nốc một ngàn đồng rượu đứng để khỏi run
tay, run chân rồi làm việc tiếp hoặc về nằm ngủ vì bệnh nghiện rượu hành hạ của
một bộ phận không nhỏ dân nghèo, bất đắc chí.
Nhậu
là một việc cần thiết để xả stress sau một tuần làm việc căng thẳng, tính chất
đấu đá nội bộ cao hơn là hỗ trợ công việc với nhau trong công ty
Thành
phần khách nhậu
Ngành
sản xuất và nhập khẩu rượu bia tăng, quán nhậu mở vô tội vạ Một khách nhậu tên
Tuấn, là nhân viên công ty xổ số kiến thiết, ông Tuấn thường nhậu vào mỗi thứ
Bảy ở các quán ngoại ô thành phố Đông Hà, với ông, nhậu là một việc cần thiết
để xả stress sau một tuần làm việc căng thẳng, tính chất đấu đá nội bộ cao hơn
là hỗ trợ công việc với nhau trong công ty.
Có nhiều tụ điểm mở
thâu đêm ở miền Trung. RFA
Ông
Tuấn nói rằng tuy là đi nhậu có chu kỳ nhưng ông không bao giờ uống rượu gạo vì
rượu gạo bây giờ quá nguy hiểm, nó được nấu bằng men Trung Quốc, không qua nấu
chín, người nấu rượu chỉ việc trộn men vào gạo tẩm nước, ủ hai hoặc ba ngày rồi
cho chưng cất lấy rượu. Lượng rượu nấu từ men Trung Quốc cũng cao gấp đôi lần
so với nấu men truyền thống. Kể từ lúc men Trung Quốc xuất hiện, số người chết
vì bệnh gan tăng lên vùn vụt.
Một
khách hàng rượu đứng tên Nhật, hiện là phu bốc vác ở chợ Đông Hà, kể với chúng
tôi rằng ông nghiện rượu đã hơn mười năm nay, mỗi sáng, ông phải uống một xị,
tức 300ml lúc 6 giờ sáng, không cần ăn uống gì, ông đi bốc vác cho đến 9h, sau
đó ăn qua loa một miếng gì đó rồi uống một xị nữa, làm việc đến trưa, ăn cơm
trưa, ông uống nửa lít và nghỉ một chút, làm việc buổi chiều. Trong lúc làm
việc của buổi chiều, nếu thấy mệt, ông ghé vào quán nốc một ly cho khỏi run tay
run chân rồi làm tiếp, đến 6h chiều, ông ghé vào quán, mua một trái cóc, trái ổi
hoặc vài trứng cút, uống tiếp một chai rồi về ngủ. Mỗi ngày, ông tốn hết ba
chục ngàn đồng tiền rượu, có như thế ông mới làm việc được.
Một
chủ nhà hàng hạng sang ở Khe Sanh, Hướng Hóa, cho chúng tôi biết là quán của
ông không bao giờ phục vụ hạng khách bình dân vì những thứ ông bán quá đắt,
hiếm có khách bình dân nào đến quán ông được, ông chỉ bán toàn những món lạ như
ba ba, rùa, các loại thịt rừng. Khi chúng tôi hỏi vì sao nhà nước cấm bán các
loại này nhưng ông lại có để bán. Ông cười, hỏi lại chúng tôi nhà nước là ai,
cán bộ nhà nước là đại diện của nhà nước, vậy quán ông phục vụ cho toàn hạng
cán bộ cao cấp, như vậy không phải là nhà nước đang nhậu các món này đó sao.
Một
chủ nhà hàng hạng sang ở Khe Sanh, Hướng Hóa, cho chúng tôi biết là quán của ông
không bao giờ phục vụ hạng khách bình dân vì những thứ ông bán quá đắt, hiếm có
khách bình dân nào đến quán ông được, ông chỉ bán toàn những món lạ như ba ba,
rùa, các loại thịt rừng
Và
ông cũng nói thêm rằng với giới cán bộ, việc nhậu những món được xếp vào diện
cấm luôn là một thú vui của họ, biết được tâm lý này, ông không mở nhà hàng mà
chỉ mở một quán vườn, ở nơi hẻo lánh, chung chi đầy đủ cho các cơ quan, ban
ngành mà ông thấy cần thiết phải chung chi, xem như sòng phẵng, chẳng ai nợ ai,
ông thản nhiên bán vì nếu có bắt ông thì phải bắt những cán bộ đang ngồi ăn
ngon lành những thứ hàng quốc cấm kia đi, họ biết cấm sao lại còn ăn, có mua
thì phải có bán.
Nói
đến đây, ông chủ quán vườn này kết luận rằng trong xã hội Việt Nam bây giờ,
nhậu là một thứ văn hóa không thể thiếu, mọi thứ đều có mặt những cuộc nhậu,
vui nhậu, buồn nhậu, không vui không buồn cũng nhậu, bàn chuyện làm ăn thì
nhậu, bàn chuyện chính trị, văn hóa cũng nhậu, hẹn hò trai gái cũng nhậu, thậm
chí, trong các buổi sinh hoạt đảng, đại hội đảng, nếu không tổ chức nhậu thì
chẳng có ma nào đủ hào hứng mà phát biểu, góp ý xây dựng đảng. Không chừng,
nhậu cũng là chính sách an dân của nhà nước, của đảng vì nó là thứ văn hóa đang
rất thịnh hành.
Nhóm phóng viên
tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment