Tuesday 20 August 2013

VIỆT NAM BỊ PHÁT HIỆN CHO PHÉP TÌNH TRẠNG NÔ LỆ TRẺ EM Ở NHÀ MÁY MAY MẶC (Teamster)




Teamster    | 19/8/2013

Bản dịch của Lê Thiên Hà  (Defend the Defenders)

Việc dung túng cho tình trạng nô lệ trẻ em của Việt Nam sẽ loại nước này khỏi đề xuất tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Một báo cáo gần đây của chính phủ Hoa Kỳ khẳng định, trẻ em Việt Nam đang bị cưỡng bức lao động trong nhà máy may mặc trái với ý muốn của họ. Chính phủ Mỹ đã phát hiện ra tình trạng nô lệ trẻ em khi hai quan chức Bộ Lao động Mỹ đến thăm Việt Nam vào tháng Giêng để điều tra về thực tế lao động. Như là một phần của chuyến thăm, họ đã gặp các viên chức chính quyền Việt Nam, các đoàn thể và các nhóm phi chính phủ quốc tế làm việc về các vấn đề quyền công nhân và bảo vệ trẻ em. Họ đã phát hiện ra Việt Nam có luật nhưng luật lệ chỉ tồn tại trên giấy, họ không chấm dứt tình trạng nô lệ trẻ em:

Ban hành pháp luật, thực thi một cách có ý nghĩa những luật lệ đó, và thiết lập các chính sách và chương trình là những cấu phần quan trọng trong các nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào để chống lại tình trạng cưỡng bức lao động trẻ em. Tuy nhiên, dựa trên chứng cứ xem xét, ở đây có nhiều hơn những trường hợp cá biệt về tình trạng cưỡng bức lao động trẻ em trong ngành sản xuất may mặc.

Những phát hiện trên đã minh xác một báo cáo của Hiệp hội Quyền Công nhân vốn phác hoạ những trường hợp lặp đi lặp lại về tình trạng nô lệ trẻ em. Tài liệu này cũng trình bày chi tiết các điều kiện làm việc mất vệ sinh và sự dung túng cho việc trả lương thấp ở Việt Nam.

Chủ tịch Nghiệp đoàn Teamster, James P. Hoffa, đã lên tiếng chống lại việc cho phép Việt Nam tham gia TPP, nói rằng chính phủ nước này nên chứng tỏ hành động của mình trước khi nó có thể được phép. Ông đề nghị Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Michael Froman yêu cầu quốc gia Đông Nam Á này phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền của họ. Người lao động Mỹ không thể bị buộc phải cạnh tranh với những nô lệ trẻ em ở các nhà máy may mặc. Điều mà các gia đình lao động Mỹ ít cần tới nhất là một thỏa thuận thương mại khác không công bằng đối với người lao động Mỹ.

Khi các cuộc đàm phán TPP được ấn định để tiếp tục diễn ra ở Brunei vào cuối tuần này, các đại diện thương mại và các nhà lập pháp Hoa Kỳ phải đảm bảo một thỏa thuận công bằng. Không ai nghi ngờ về giá trị của thương mại, nhưng điều đó sẽ vô giá trị nếu nó đặt người công nhân Mỹ vào thế bất lợi.

* Nguồn: Teamster Blog



No comments:

Post a Comment

View My Stats