Friday 9 August 2013

VÌ SAO TRUNG QUỐC ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU HỆ THỐNG S-400 CỦA NGA? (Bình Khả Phu - Kanwa Defense Review)




Bình Khả Phu
Kanwa Defense Review

Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN
Posted by basamnews on August 7th, 2013
Sau quyết định bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 thế hệ 4 ++ và tàu ngầm lớp Lada thế hệ 4 cho Bắc Kinh, Mátxcơva đã có bước nhượng bộ tiếp theo với quyết định xuất khẩu hệ thống phòng không S-400 sang thị trường Trung Quốc. Dưới đây là bài viết liên quan của Tổng biên tập tạp chí “Kanwa Defense Review” Bình Khả Phu đăng trên số tháng 7 phát hành ở Hong Kong.
Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga tiết lộ với tạp chí “Kanwa Defense Review” rằng Chính phủ Nga đã quyết định xuất khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho Trung Quốc. Đây là bước nhượng bộ tiếp theo sau quyết định bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh. 
Trong các cuộc họp thường niên giữa chính phủ hai nước từ vài năm trước, phía Trung Quốc không ngừng đưa ra yêu cầu mua S-400. Nhưng tới năm 2012, Mátxcơva vẫn chưa đồng ý xuất khẩu hệ thống tên lửa phòng không này sang thị trường Trung Quốc. Cuối năm 2012, phía Nga lần đầu tiên trực tiếp biểu thị với phía Trung Quốc rằng họ đồng ý bán S-400 cho nước này.
Nguồn tin cấp cao thuộc giới công nghiệp quân sự Nga cho biết hiện nay, hai bên tuy chưa kí kết hiệp định và hợp đồng chính thức, nhưng đàm phán liên quan đã được đưa vào nghị trình làm việc giữa Mátxcơva và Bắc Kinh. Phía Nga đã quyết định bán cho Trung Quốc hệ thống radar, hệ thống chỉ huy và hệ thống kiểm soát trang bị cho S-400. Việc S-400 sẽ được trang bị tên lửa gì sẽ trở thành trọng điểm đàm phán giữa hai bên từ nay về sau. Tuy nhiên, điều có thể khẳng định là Nga sẽ không bán cho Trung Quốc phiên bản S-400 sử dụng cho quân đội nước này mà sẽ là phiên bản dành cho xuất khẩu.
Theo giới thiệu của Almaz Antey, đơn vị sản xuất S-400, phiên bản S-400 dành cho xuất khẩu hiện nay bao gồm cả lựa chọn trang bị tên lửa đánh chặn có tầm bắn 380km. Tuy nhiên, liệu Nga có xuất khẩu loại tên lửa này cho Trung Quốc hay không, tới nay vẫn chưa có phương án cuối cùng.
Có cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc đưa tin rằng trong chuyến thăm Nga, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao đổi ý kiến với Tổng thống Nga V. Putin về vấn đề mua bán vũ khí, bao gồm cả việc Trung Quốc muốn mua máy bay chiến đấu đa năng Su-35. Tuy nhiên, “Kanwa Defense Review” biết rằng hai nhà lãnh đạo này không đề cập tới chuyện mua sắm vũ khí cụ thể, đương nhiên cũng không ký bất cứ họp đồng lớn nào. Hiện nay, hợp đồng chính thức liên quan tới việc Nga bán cho Trung Quốc tàu ngầm lớp Lada và máy bay chiến đấu đa năng Su- 35 đang trong quá trình chuẩn bị. Hơn nữa, một số quan chức cao cấp có tiếng nói của Nga còn cho “Kanwa Defense Review ” biết rằng đàm phán sẽ phải tiến hành nhiều vòng, không phải là chuyện dễ dàng. Bởi vì mỗi một hợp đồng mua bán vũ khí trang bị lớn, phía dưới hợp đồng mẹ còn có một số hơp đồng con, thậm chí có thể phải phân giai đoạn ra để ký kết.
Tháp tùng ông Tập Cận Bình thăm Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn còn dẫn theo một đoàn đại biểu quân sự, cùng xuất phát từ Bắc Kinh, nhưng sau đó đã lưu lại Mátxcơva, không đi châu Phi. Tại Mátxcơva, Bộ Quốc phòng hai nước đã thảo luận vấn đề hợp tác quân sự, ổn định chiến lược (ảnh hưởng của hệ thống Phòng thủ Tên lửa Quốc gia NMD của Mỹ) và diễn tập quân sự liên hợp. Tương tự, hai Bộ Quốc phòng đã không ký một hợp đồng cụ thể nào. Tuy nhiên, cuộc hội đàm đã xác định một số nội dung cụ thể về hợp tác quân sự. Bước tiếp theo, các cuộc đàm phán liên quan tới việc Máíxcơva bán máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tàu ngầm lớp Lada cho Bắc Kinh sẽ tiến vào giai đoạn đàm phán mang tính sự vụ và tham vấn kĩ thuật.
Tại sao Nga lại nới lỏng quyết định bán S-400 cho Trung Quốc? “Kanxva Defense Review ” cho rằng sở dĩ Nga thay đổi thái độ, ngoài việc xuất phát từ nhu cầu cần nhau về chính trị, nguyên nhân chủ yếu và Mỹ và Nhật Bản bắt tay thúc đẩy hơn nữa việc nghiến cứu về chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hành động này của Mỹ-Nhật đã kích thích thần kinh của Trung Quốc và Nga. Nhưng nghiên cứu về chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo được phát triển mạnh hơn dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe ở Nhật Bản với mục tiêu cuối cùng là chế tạo thành công tên lửa đánh chặn có tốc độ lên tới 6,5 km/giây cùng hệ thống thám trắc tương ứng có thể được bố trí ở Nhật Bản. Một khi điều này xảy ra, lực lượng tên lửa liên lục địa của Nga bố trí ở Tây Siberia rơi vào thế tương đối bị động. Do đó, Nga và Trung Quốc phải tăng cường tư vấn, hợp tác trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa và quyết định bán S-400 cho Trung Quốc đã ra đời trong bối cảnh như vậy.
Trong một phát biểu sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn, Thứ trưởng Quốc phòng Nga A.Antonnov cho biết Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Nga và Trung Quốc đã thảo luận vấn đề ổn định chiến lược. Phía Nga đã cho phía Trung Quốc thấy rằng một khi chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ hoàn thành, có thể sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với ổn định chiến lược và phía Trung Quốc đã có ấn tượng sâu sắc về việc này.
Sau khi Mỹ tuyên bố hủy bỏ việc bố trí tên lửa đánh chặn ở Rumani, Nga và Trung Quốc rõ ràng đã lo lắng Nhật Bản sẽ tham gia chương trình nghiên cứu tên lửa SM3 Block II với Mỹ.
Đối với phía Trung Quốc, nguyên nhân cốt lõi nhất thúc đẩy nước này nỗ lực sở hữu S-400 là hy vọng lấy được công nghệ của Nga, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo động cơ tên lửa đất đối không tầm xa để cải tiến tên lửa đất đối không HQ9A do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo. Loại tên lửa này chỉ có tầm bắn là 125km. Muốn nâng tầm bắn của tên lửa HQ9A lên trên 200km, Trung Quốc buộc phải thay động cơ mới và cải thiện công nghệ nạp đạn. Cả hai công nghệ này của HQ9 đều lạc hậu hơn so với hệ thống S-300 PMU 2 và S-400 của Nga. Chính vì thế, tầm bắn lên tới 380 km của S-400 đã tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không thể có ngay S-400 để tạo ra sức răn đe. Tầm bắn của S-400 xa hơn tầm bắn của hầu hết tên lửa của Mỹ bố trí ở các căn cứ ngoài khu vực phòng thủ của nước này.
Trong một bài viết liên quan đăng trên số ra vào tháng 6, tạp chí “Kanwa Defense Review ” nhận định Nga có thể sẽ nới lỏng việc bán S-400 cho Trung Quốc. Đó là bởi các chuyên gia Nga cho rằng công nghệ và tầm bắn của tên lửa đất đối không tầm xa HQ9/FD2000 do Trung Quốc chế tạo còn kém xa S-400. Hơn nữa, trong lĩnh vực động cơ hàng không, công nghệ hệ thống tên lửa đất đối không S-400…, Trung Quốc rất khó có thể làm nhái./.

No comments:

Post a Comment

View My Stats