Nguyễn
Thảo (tổng hợp)
01/08/2013 07:00 GMT+7
Vietnam Net - Đã
đến năm thứ 13, chương trình trò chơi truyền hình "Đường lên đỉnh
Olympia" trên VTV3 lại được bạn đọc quan tâm khi thông tin hầu hết các
quán quân của cuộc thi hầu hết đều đang lập nghiệp ở nước ngoài.
Lê Vũ Hoàng, quán
quân "Đường lên đỉnh Olympia" năm thứ 6 hiện đang làm nghiên
cứu sinh tiến sĩ tại Úc.
Bạn
đọc Văn Tuấn cho rằng tình trạng chảy máu chất xám đã quá trầm trọng, đồng thời
đề xuất “cần xem lại có nên tổ chức
chương trình này nữa hay không. Hóa ra tổ chức gameshow này để đào tạo nhân tài
cho nước ngoài?” Hay có người đưa ý kiến “cần phải có thêm điều kiện ràng buộc với các nhà vô địch, sau khi hoàn
thành khóa học phải về Việt Nam để cống hiến cho đất nước…”.
Trong
khi đó, anh Nguyễn Tùng kiên quyết “không
thể thông cảm với các bạn… Đất nước tạo điều kiện cho các bạn đi học rồi cuối
cùng các bạn không về cống hiến cho đất nước mà cứ bảo tại cái này cái kia mà
không về xây dựng đất nước ta giàu hơn, đẹp hơn. Ai cũng như vậy thì đất nước
ta cứ mãi làng nhàng, buồn lắm!”
“Vậy ra cuộc
thi "Đường lên đỉnh Olympia" đã giúp tìm và đưa được các nhân tài của
Việt Nam sang phục vụ đất nước Úc. Mong rằng các bạn sau một thời gian tích lũy
nhiều kinh nghiệm ở nước ngoài thì hãy làm gì đó để giúp đất nước phát triển hơn” – chị Hương Giang
nêu ý kiến.
Trước
những ý kiến chê trách các "nhà leo núi Olympia", nhiều bạn đọc bày
tỏ quan điểm ngược lại.
Về
lý, nhiều người cho rằng học bổng dành cho những người chiến thắng không phải
là tiền từ ngân sách Nhà nước, mà là từ các tổ chức tư nhân. Vì thế, họ hoàn
toàn có quyền quyết định nơi mình sẽ làm việc và sinh sống.
Chị
Thu Phương cho rằng “hãy thử đặt mình vào
vị trí của các bạn ấy. Để tình trạng này xảy ra, các nhà lãnh đạo cần phải tự
xem lại mình, chứ không nên trách các bạn”.
“Các bạn đều
là những người giỏi, nhiều bạn cũng hỏi, tại sao không về Việt Nam? Nhìn vấn đề
từ nhiều phía, đất nước đã đánh mất nhiều nhân tài và Nhà nước phải xem lại vấn
đề này. Rồi cứ thử nghĩ, nếu các bạn về Việt Nam thì có nơi nào tạo điều kiện
để phát huy năng lực không?” – độc giả Quang Thuận đặt câu hỏi.
Đồng
tình với ý kiến này, anh Lê Văn Thân nói: “Sao
lại bắt họ phải về hả các bạn. Học bổng họ đi không phải từ ngân
sách Nhà nước. Họ rất nỗ lực phấn đấu để giành được nó. Vì vậy
họ có quyền quyết định tương lai của mình. Họ làm việc ở nước
ngoài nhưng không quên đất nước. Họ vẫn nghĩ về quê hương thể hiện qua
cách giáo dục con cái, cách họ giúp đỡ các du học sinh đến sau. Và
tương lai họ có điều kiện tốt để giúp đỡ người Việt Nam tham gia vào
các tập đoàn lớn của trên thế giới.
Các bạn phải
thẳng thắn thừa nhận rằng nếu họ về Việt Nam thì có khi họ còn
không lo nổi cho gia đình mình chứ đừng nói gì phục vụ Tổ quốc. Họ
ở bất kì đâu nhưng họ có tấm lòng phục vụ Tổ quốc là điều đáng
quý rồi. Có trách là hãy trách những người dùng ngân sách Nhà nước
đi học mà không về cũng không bồi thường ấy các bạn ạ! Có trách
nữa thì hãy trách các nhà quản lý chưa tạo được điều kiện để họ
quay về” –
anh Thân thẳng thắn đưa ý kiến.
Cũng
đứng về phía" các nhà leo núi", bạn đọc Hoàng Thu Hà nêu thực tế
không phải cứ muốn về phục vụ đất nước là được phục vụ, trong khi “lãnh đạo các cơ quan nghiên cứu chỉ biết
chạy chọt xin đề tài để sống lay lắt qua ngày, khi mà lãnh đạo chỉ cố kiếm bằng
tiến sĩ trong nước để ngoi lên thì làm sao mà biết dùng những người thực sự
giỏi. Thôi cứ để các anh chị ấy phục vụ cho nhân loại nói chung và đến một lúc
nào tình hình thay đổi thì quay về phục vụ đất nước vậy”.
Anh
Đỗ Cao cũng cho rằng nơi nào có điều kiện tốt nhất thì những người có tài nên ở
lại để giúp xã hội phát triển chung, còn hơn là quay về nhưng để cho tài năng
thui chột.
“Phải chấp
nhận thực tế thôi bạn. Các bạn ấy mà về Việt Nam thì chưa chắc có điều kiện để
phát triển, phát huy bản thân chứ đừng nói là đóng góp cho đất nước” hay “Về Việt Nam, các anh chị ấy có được trọng
dụng như Úc không hay là đi làm tháng lĩnh lương 4-5 triệu?” là những câu
hỏi mà nhiều độc giả đặt ra cho các nhà lãnh đạo trong việc tìm ra những giải
pháp để thu hút người giỏi về nước.
Nguyễn
Thảo
(tổng hợp)
----------------------------------------
Thursday, August 1st, 2013 at 1:24 am
Đọc tin về Hội
nghị góp ý kiến nâng cao chất lượng giáo dục diễn ra tại Hà Nội ngày
31/7, thấy chị Nguyễn Thị Doan tới dự với hai vai: giáo sư, tiến sỹ, đại diện
cho giới trí thức, và phó chủ tịch nước, đại diện cho đảng và chính phủ, tôi
xin có đôi lời của một người từng mang danh trí thức và nhà khoa học.
Chị có nói đại ý rằng, số học sinh ra trường ngày một đông,
thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng nhiều, nhưng tại sao đất nước chậm đổi mới và có vẻ
tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực. “Tác động của giáo dục và đào tạo đối với vấn đề này như thế nào và
chúng ta phải chăng đang lãng phí rất lớn một nguồn lực đối với giáo dục vào
đào tạo?”.
Là một người từng làm khoa học, tôi hoàn toàn đồng ý với
chị về nhận xét trên. Đúng là nước mình vô cùng pha phí chất xám. Từ sau
1975 lại càng pha phí. Biết bao trí thức miền Nam đã phiêu bạt khắp thế giới,
người ở lại kiếm sống chưa xong. Thế hệ được học hành bài bản ở Đông Âu cũng
chẳng hơn gì. Bao nhân tài uổng phí vì miếng cơm manh áo.
Ngô Bảo Châu, trên dưới 40 tuổi, được giải
Fields chỉ khi anh làm việc cho Mỹ, Pháp. Trường cũ của anh là trường thực
nghiệm của thấy Hồ Ngọc Đại điêu đứng trong những năm gần đây. Giáo sư
vật lý Đàm Thanh Sơn, sinh năm 1969,
đang làm việc cùng thành phố Chicago với Ngô Bảo Châu đó.
Kể ra thì còn biết bao người trẻ có học thức và trình độ
như các anh bỏ nước ra đi. Bởi những gì họ theo đuổi được quốc tế công nhận,
hoặc chỉ môi trường ấy mới đơm hoa kết trái.
Tôi nhớ buổi nói chuyện của Bộ trưởng Bộ KHĐT, Bùi Quang
Vinh, tại World Bank ở Washington DC. Hội trường khá đông, có gần hai chục
người Việt, hoặc gốc Việt, nhiều bạn rất trẻ, tiếng Anh, tiếng Việt lưu loát,
làm việc có uy tín trong hai tổ chức WB và IMF.
Có ba người Việt rất trẻ phát biểu trong hội thảo, hai em
nói tiếng Anh, một em diễn giải bằng tiếng Việt. Đó là ba em Hoàng (luật sư
IMF), Hà và Hương (chuyên gia kinh tế WB), tuổi đời ngoài 30, đều từ Việt
Nam đi du học, sang Mỹ và ở lại. Những câu hỏi đi thẳng vào vấn đề kinh tế vĩ
mô, môi trường tài chính và những giải pháp, chứng tỏ các em nắm rõ những gì mà
thế giới hội nhập đã dạy.
Hôm đó vì thời gian hạn hẹp, nếu không, tôi sẽ hỏi Bộ
trưởng Vinh một câu đơn giản. Ông nghĩ gì về mấy chục người Việt, người Mỹ gốc
Việt, đang nghe dưới hội trường. Họ đang làm ở một trong những tổ chức tài
chính lớn và uy tín nhất thế giới này. Liệu có cách nào giúp họ cống hiến cho
Việt Nam nhiều hơn.
Mới đây, trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, khi họp báo, Chủ
tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama cũng dành đoạn khá dài cho người Việt
bên Mỹ. Cả hai đều khẳng định, người Việt/gốc Việt đã đóng góp không nhỏ cho
phát triển và tình thân giữa hai quốc gia.
Chất xám đó chứ ở đâu xa, chỉ có điều sử dụng thế nào
thôi.
Trong cương vị
giáo sư-tiến sỹ, chắc chị Doan hiểu người trí thức cần vài ba thứ trong hành
trang để giúp đất nước và cội nguồn: môi
trường thông thoáng, độc lập trong tư duy và khả năng phản biện. Tiền nong
và hưởng thụ chỉ là điểm sau cùng của họ khi xét nơi xin việc.
Chị còn nhớ viện IDS do một nhóm các trí thức có uy tín
nhất nước, lập ra nhằm phản biện một cách xây dựng với các chính sách kinh tế
vĩ mô của đảng và chính phủ. Kết cục thế nào thì ai cũng biết rồi.
Tôi có viết rằng, tiếng thét của kẻ thất phu không đáng sợ, mà đáng sợ là
sự im lặng của các nhà hiền triết. Sau mấy năm,
tiếng nói phản biện ít dần đi, kinh tế đang đi về đâu, chẳng cần phải nói gì
nhiều. Để họ im lặng là đất nước mất đi những giá trị khó tính bằng tiền.
Hôm nay chị hỏi “Tại sao, thạc sĩ, tiến sĩ ngày càng
nhiều….” Trong cương vị phó chủ tịch nước, lại có học hàm học vị cao nhất trong
giới khoa học, chị đặt câu hỏi đó, tôi vô cùng ngạc nhiên. Câu hỏi đấy không
thể dành người ngồi nghe chị và đang bàn về cải cách giáo dục toàn diện.
Có vài cái dốt của
vua quan thời xưa: tiểu dốt – có
tiền mà không biết tiêu, trung dốt –
có của quí mà không biết giữ, và có nhân tài mà pha phí – đó là đại dốt.
Trí thức mà sợ phản biện là trí thức dốt, nhưng chính thể
mà để cho trí thức không dám nói gì, thì phạm tam dốt, bởi trí thức là nguồn
tiền, là của quí, và là nguyên khí quốc gia.
Kết thúc entry, xin hỏi “Thạc sỹ và tiến sỹ nhiều, nhưng
đất nước tụt hậu”, thì chị, trong cả hai vai, trí thức và lãnh đạo đất nước,
chị tự thấy mình có lỗi không?
HM. 31-7-2013
Đọc thêm
No comments:
Post a Comment