Tuesday, 27 August 2013

TS NGUYỄN NHÃ NÓI CHUYỆN VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TẠI PRAHA (Quang Minh - Đàn Chim Việt)




12:42:pm 26/08/13

Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã đã có buổi gặp gỡ và trò chuyện về chủ quyền biển đảo tối qua tại Praha (cộng hòa Séc). Khoảng gần 100 người Việt trong đó có đại diện cộng đồng, đại diện báo chí tới dự. Cuộc hội thảo về Hoàng Sa và Trường Sa do nhóm Văn Lang tổ chức tại nhà Văn hóa quận 4 (Praha).
Tiến sĩ Nguyễn Nhã là người đã mấy chục năm nghiên cứu sử học, từng phụ trách tập san Sử Địa – một tập san chuyên ngành ra đời từ trước năm 1975.

Giầu bằng chứng lịch sử

Theo đánh giá của tiến sĩ Nguyễn Nhã, không có nước nào trong khu vực tranh chấp có nhiều bằng chứng lịch sử về chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như Việt Nam.

Những bằng chứng liên quan tới Hoàng Sa được tìm thấy trong Phủ biên Tạp lục (1776) của Lê Quý Đôn và liên tục được khẳng định và phát huy trong những thập niên sau đó, đặc biệt là thế kỉ 19. Vương triều Nguyễn với rất nhiều sử liệu như Dư Địa Chí (1821), Địa Nam thập Lục Chính Biên (1848), Khâm Định Đại Nam (1851), Đại Nam Nhất Thống Chí (1910)…

Bên cạnh sự khẳng định mang tính liên tục của các vương triều Nguyễn, Việt Nam cũng lưu giữ được nhiều bằng chứng lịch sử được ghi chép bởi phương Tây qua sự có mặt của thực dân Pháp ở Đông Dương từ nửa cuối thế kỉ 19. Những tài liệu này, theo tiến sĩ Nguyễn Nhã là “hết sức rõ rệt, không có gì tranh cãi”.

Cũng theo tài liệu để lại, thì các vương triều Nguyễn đã có sự đo đạc, vẽ bản đồ và cắm cột mốc trong những năm từ 1835 tới 1837 ở Hoàng Sa. Các đội lính của vương triều có mặt đều đặn ở Hoàng Sa và sử còn ghi lại Châu bản thời Bảo Đại phong thưởng cho những người lính có công ở Hoàng Sa.

Và cho tới năm 1909, bản đồ Trung Quốc hoàn toàn không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa mà họ gọi là Nam sa và Tây sa.

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, quá trình tranh chấp khởi đầu từ năm 1909 khi địa phương của Trung Quốc coi đây là quần đảo vô chủ và sáp nhập vào địa phương của mình và tiếp đó năm 1921 chính quyền Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Sự phản ứng của chính quyền Thực dân diễn ra khá chậm trễ, trong khi vương triều Nguyễn lúc đó nằm dưới sự kiểm soát của Pháp. Năm 1956 Trung Quốc chính thức chiếm một phần Hoàng Sa và tới 1974 chiếm toàn bộ.

Sự khẳng định là cần thiết

Vẫn theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, sự tuyên bố liên tục của các đời phát ngôn bộ Ngoại Giao Việt Nam như: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” là hết sức cần thiết. Nếu không có sự tuyên bố như vậy, Trung Quốc sẽ cho là Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của họ.

Trong phần giao lưu, rất nhiều những thắc mắc thú vị từ phía thính giả được nêu ra như bằng chứng của phía Trung Quốc liên quan tới chủ quyền Hoàng Sa, hay nên đánh giá công hàm 1958 như thế nào, đưa giáo dục chủ quyền vào sách giáo khoa, rồi biểu tình cũng là khẳng định chủ quyền.v.v.

Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, mối quan hệ với một nước lớn như Trung Quốc là hết sức tế nhị và đòi hỏi sự khéo léo, không chỉ trong bối cảnh hiện nay mà qua lịch sử hàng ngàn năm.

Được biết, buổi tọa đàm tại Praha là một trong một chuỗi các buổi nói chuyện của tiến sĩ Nguyễn Nhã tại châu Âu. Trong đó có 2 buổi tại Séc, 2 buổi tại Đức và một vài cuộc gặp gỡ khác ở Pháp. Các buổi nói chuyện của tiến sĩ Nguyễn Nhã về chủ quyền biển đảo diễn ra khá đều đặn ở nước ngoài trong mấy năm qua kể từ năm 2010.

Trong một diễn biến liên quan, ở Hà Nội, năm 2011 buổi nói chuyện của TS Nguyễn Nhã với nhóm No- U và các biểu tình viên tại nhà hàng Cá Mập (bên Hồ Gươm) đã bất ngờ bị cúp điện. Ở Séc, có dư luận cho rằng, Đại sứ quán Việt Nam đã gây sức ép với nhà hàng Hoàng Thành khiến cho buổi nói chuyện dự tính diễn ra tại đây bị hủy bỏ.

Đây là lần thứ 2 Văn Lang tổ chức sự kiện liên quan tới biển đảo. Đầu năm 2012, cùng với Đàn Chim Việt và một số bạn hữu tại Đức, Pháp nhóm này đã tổ chức thành công đợt chiếu phim “Hoàng Sa Việt Nam- Nỗi đau mất mát” ở châu Âu của ông André Menras Hồ Cương Quyết.

Ban tổ chức cho hay, buổi nói chuyện tối qua của tiến sĩ Nguyễn Nhã đã quyên góp được khoảng 1.700 đô-la cho quỹ dịch thuật và công bố những tài liệu liên quan tới chủ quyền biển đảo ra tiếng Anh.

Hôm nay, 26/8 tiến sĩ Nguyễn Nhã sẽ tiếp tục chương trình của mình tại Plzen, một thành phố cách Praha 100km, trước khi ông qua Belin và trở lại Pháp.

Một số hình ảnh

Tường thuật từ Praha, Cộng hòa Séc
© Đàn Chim Việt


PHẢN HỒI

Những diễn giả VN học sử không hiễu rõ nội tình giữa VC và Tàu trong vấn đề bán đảo cho Tàu, rồi mang những tài liệu năm xưa để đòi hỏi chủ quyền biển đảo. Nhớ rằng thời vua chúa của dân tộc VN là thời kỳ được xác định chủ quyền của dân tộc, những ông vua có lòng yêu nước, muốn giử gìn giang sơn gấm vóc này cho con cháu mai sau cho nên không có một văn bản nào ký bán cho Trung- quốc một phần đất nhỏ cho Tàu, vì thế tổ quốc giang sơn về một mối.
Nhưng khi VC chiếm một phần đất từ vĩ tuyến 17 trở ra, vấn đề VN không còn chủ quyền nữa mà đã bị quốc tế hóa, chủ quyền VN không còn nằm trong tay của người dân mà nằm trong tay một nhóm lợi ích và nhóm này có quyền tuyên bố bán buôn phần đất VN cho Tàu và từ đó Tàu có quyền đòi hỏi những phần đất đó mà Tàu đã mua. Bằng chứng là lời tuyên bố của thủ tướng Phạm Văn Đồng mà những nhà lãnh đạo VC, ngay nhà sử học Nguyễn Nhã khi đi diễn giảng chủ quyền biển đảo không dám lên án công khai, còn che đậy một cách đê hèn cho những lỗi lầm hết sức trầm trọng của bè lủ VC buôn bán biển đảo với Tàu. Anh đã bán cho Tàu thì Tàu có quyền sử dụng, sao ông tiến sĩ này lên án chống Tàu mà không dám chống những tên chóp bu Hà Nội. Nhớ rằng câu nói: không có lửa làm sao có khói. Sử chỉ có giá trị trong những nước tự do dân chủ, sử ở VN là không chính sử, ông ta nhìn xưa mà không nhìn thực trạng hiện tại để đòi hỏi chủ quyền, ông này còn sống trong mộng, chưa ra khỏi cơn mê ngũ trong một đất nước mà người dân bị tước đoạt hết mọi thứ quyền trong đó có quyền yêu nước. Nếu ông nói VN không công nhận lòng yêu nước, thì ông sẽ bị tù như Phương Uyên, nếu ông nói có thì chắn chắn ông không biết sử, ông bịt mắt nhìn những cuộc đàn áp trắng trợn của VC đối với những người tuổi trẻ VN.
Nhà sử học Nguyễn Nhã nên nhớ rằng, lời tuyên bố của TT Phạm Văn Đồng vẫn còn có giá trị, và vẫn giá trị mãi mãi khi VC còn nắm chính quyền mà ông là nhà làm sử trong chế độ đó. Ông cũng phải nhớ rằng những hòn đảo nằm song song với giải đất liền của VN thuộc chủ quyền của Trung Quốc ngay hòn đảo Bạch Long Vĩ, một hòn đảo mang tính chiến lược mà Tàu phải thâu tóm trong tương lai, vì VC bán đảo cho Tàu thì Tàu có quyền đòi hỏi chủ quyền, cớ sao ông đi giảng giải những điều nghịch lý đối với chế độ hiện tại, làm rạn nứt tình hữu nghị muôn đời bền vững giữa hai nước. Theo tôi, ông là con người hai mặt, một mặc là yêu nước, mặt thứ hai là bán nước, ông chẳng lợi ích gì cho đất nước VN.
Chuyện Hoàng SA, Trường SA là chuyện quá khứ, ngay tôi và ông không biết rõ, không bao giờ hiểu những bí ẩn bán buôn giữa Tàu và VC. Ngay việc ký buôn bán trong hiện tại giữa Tàu và VC ông chưa nắm rõ, làm sao ông nắm rõ chuyện quá khứ. Tôi xin dẫn chứng chuyện bôn bán thuần tuý giữa VC và Tàu nhưng có tính cách chiến lược lâu dài mà ông không lo nghiên cứu. Đó là chuyện hợp tác khai thác những hầm mỏ ở cao nguyên. Ai ký, đồng chi X hay đồng chí Nông Đức Mạnh. Mấy anh đồng chí này lập lại công hàm Phạm Văn Đồng và chắc chắn sau này sẽ có những nhà sử học VN đi giảng giải những điều mình không biết rồi đổ lỗi cho Tàu là bắt buộc bọn VC ký bán cao nguyên. Bao nhiêu tội lỗi đổ lên Tàu, trong khi Tàu chỉ chơi trò mua bán mà thôi, sau trò mua bán sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hợp tác nhiều lãnh vực khác mà ông chẳng hiểu gì cả mà chỉ chống suông. Một vị tướng công thần như Giáp cũng chỉ chống suông, vẫn mang cái lon đại tướng cầm quần chị em không biết nhục, giờ đây ông dám nhân danh là nhà sử học mang cái quần chị em ấy đi diễn thuyết năm châu bốn bể, nhưng không hiểu sâu vấn đề hiện tại của đất nước. Phải giải thể đảng cướp VC ông mới hiểu mọi vấn đề gai góc của VN. VC còn đó ông chỉ đi bên cạnh cuộc đời, vẫn nằm trong bóng tối mênh mông của thời cuộc, không dám bỏ cái NGÃ, để đi vào thực chất những vấn đề sinh mệnh gai góc của dân tộc, không dám bỏ cái sợ để nhìn vào thực thể của vấn đề. Một khi anh còn giử cái Ngã Chấp, còn sợ sệt thì vấn đề chưa sáng tỏ. Ông Lê Hiếu Đằng, LS Cù Huy Hà Vũ, Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Đồng Trương Tấn Sang, đồng chí X, Đồng chí Trọng, thầy Nhất Hạnh, Thầy Quãng Độ, cha Lý, còn nằm trong vòng bế tắc, làm sao ông gở mối tơ vò cho dân tộc, cho người dân thoát khỏi vòng luẫn quẫn giữa hai dân tộc VN và Trung Hoa.
Khi ông chưa tìm một giải pháp đồng thuận của dân tộc thì mọi vấn đề đi vào ngõ bế tắc. VC có một hội duy nhất là năm 75, nhưng trí tuệ bọn chúng chưa có tầm cao, nên hỏng sự việc và đẩy hàng ngàn công viên cán chính chế độ củ vào trại cải tạo, thay vì dùng những người này để kiến thiết đất nước, tạo sự đồng thuận trong một nước được gọi thống nhất, độc lập. Giải pháp của VC là đàn áp và nhà tù, giải pháp này không có hiệu quả, chỉ lấy oán báo oán. Ngay những người nằm gai nếm mất với VC vẫn bị vào tù như trung tá Trần Kim Anh, làm sao VC hòa giải với những người bất đồng chính kiến với bọn chúng. Nếu không có Tàu, mộng bá chủ của VC gấp ngàn lần so với người Tàu, VC muốn đồng hóa Miên, Lào. Lào là một dân tộc hiền hòa mà VC muốn biến thành thú dử. VC đem nhóm lợi ích sang Lào, Miên chiếm đất dân nghèo, trồng cao su làm lợi cho thiểu số lợi ích, đẩy hàng ngàn người nằm trong cảnh màng trời chiếu đất. Tội ấy ông Nguyễn Nhã không dám nói mà chỉ nói những điều vu vơ buôn bán biển đảo giữa VC với Tàu. Tôi xin nhắc lại rằng trí thức VN không có giá trị gì trong một đất nước không có tự do và chỉ là công cụ đắc lực cho chế độ ấy nếu không muốn làm thuê làm mướn cho bọn chúng.

---------------------------------------------

Submitted by Biên Tập Viên on Mon, 08/19/2013 - 11:11

Hình ảnh buổi nói chuyện “Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông” của Tiến Sĩ Nguyễn Nhã tại Nürnberg/Đức 

Như Dân Luận đã đưa tin, hôm nay, ngày 18/08/2013 tại thành phố Nürnberg đã có một buổi nói chuyện về "Chủ Quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông” của Tiến Sĩ Sử Học Nguyễn Nhã được tổ chức tại Hội Trường Văn Hóa -Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Franken.


---------------------------------------------------------------


Thảo luận :
«Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa»

Diễn giả : Tiến sĩ sử học NGUYỄN NHÃ
Thời gian : 19g00 ngày 03 tháng 09 năm 2013
Địa điểm : IPAG Business School, Salle D10, 3 rue du Dragon, 75006 Paris 
Ban tổ chức : Nhóm Biển Đông tại Pháp (BDTP) phối hợp cùng Hội Khoa học và Chuyên gia (AVSE)

Tiến sĩ Nguyễn Nhã là chủ nhiệm kiêm chủ bút Tập san Sử Địa, Đại học Sư Phạm Sài Gòn từ năm 1966. Vào năm 1975 ông đã cho xuất bản một Đặc khảo Hoàng Sa và tổ chức triển lãm về chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Từ năm 1975 cho đến nay, ông vẫn không ngừng tìm tòi nghiên cứu về Hoàng Sa - Trường Sa. Năm 2003, đã ở tuổi 63 nhưng ông kiên trì thực hiện và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài ''Quá trình xác lập chủ quyền của Viêt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa'' .

Tại buổi thảo luận , tiến sĩ Nguyễn Nhã sẽ trình bày các tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phân tích sự sai trái của các lập luận và chứng cứ lịch sử Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo này.

Nội dung chương trình:
18h00-19h00 Đón tiếp và giới thiệu chương trình
19h00-20h00 « Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa » TS Nguyễn Nhã
20h00-21h30 Thảo luận bàn tròn với khán giả về Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông

Để thuận tiện cho công tác tổ chức, vui lòng đăng ký trước theo biểu mẫu sau:
http://seasissues.org/bdtp/030913-ipag



No comments:

Post a Comment

View My Stats