Tiến Sĩ Ðinh Xuân Quân
8/14/2013 12:44:00 PM
Năm 2013 là năm có nhiều thay đổi với các chuyến đi
dồn dập của các lãnh đạo Việt Nam.Tại Singapore trong kỳ họp Shangri-La, Thủ
Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận rằng: “Ðâu đó đã có những biểu hiện đề cao
sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lý, những hành động trái với luật pháp
quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền.”Theo tác giả thì đây là một
chính sách ngoại giao mới (1).
Sau đó Chủ Tịch CSVN Trương Tấn Sang (TTS) viếng
thăm Trung Quốc, Indonesia và Hoa Kỳ.Đã có nhiều bài đánh giá chuyến đi TQ này
một cách tiêu cực nhiều hơn là tích cực.Chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông
TTS có phải là một việc “bất đắc dĩ” - một cách Bắc Triều triệu tập VN
bắt ký 10 hiệp định, được xem là một bước thụt lùi so với chính sách ngoại giao
được công bố tại Shangri-La chăng?
Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ tổ chức một cách vội vãcủa
ông TT Sang được đánh giá thế nào trong khung cảnh chung của viếng thăm Trung
Quốc của TBT Trọng năm 2012, mối bất đồng trong giới lãnh đạo VN trước mối lo
Ðại Hán, và việc VN từng bước tiến lại gần Hoa Kỳ và các đồng minh Hoa Kỳ như
Nhật và tiếng nói của các cộng đồng người Việt trên thế giới cũng như các ý
kiến phản biện trong nước?
Diễn
đàn Shangri-La
Tại Shangri-La, Singapore, diễn văn của ông Dũng đã
đưa ra một chính sách ngoại giao rõ rệt. Các điểm chính của chính sách ngoại
giao này là: phòng vệ, giữ chủ quyền, không liên minh với một nước này chống
lại nước kia, hoan nghênh sự can dự tích cực của cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ ở Á
Châu Thái Bình Dương, và củng cố sự đoàn kết của ASEAN.
Khi ông Nguyễn Tấn Dũng nhận định như câu vừa trích
ở trên, và nhất là câu “Cùng nhau xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì
hòa bình, hợp tác, thịnh vượng là lợi ích chung của tất cả chúng ta.” Việc này
có thể coi như VN có một chính sách đối ngoại mới đối với TQ (1) và, từ đó, có
thể nói mộtchính sách ngoại giao mới của Việt Nam đã thành hình.
Chuyến
thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang
Ngày 19 Tháng Sáu, ông Sang thăm chính thức TQ thể
hiện chủ trương Ðối Thoại Song Phương Trung-Việt.Hai bên đã ký kết 10 văn kiện
hợp tác song phương. Các văn kiện hợp tác, gồm có: 1) Chương trình hành động
giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc triển khai quan hệ đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện; 2) Thỏa thuận hợp tác biên phòng giữa hai Bộ
Quốc Phòng; 3) Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
và Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng về các vụ việc
phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển; 4) Hiệp định khung giữa
chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt
Nam khoản tín dụng ưu đãi (cho dự án hệ thống thông tin đường sắt) trị giá 320
triệu Nhân dân tệ; 5) Bản Ghi nhớ giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung
Quốc về việc thành lập Trung tâm văn hóa tại hai nước; 6) Ðiều lệ công tác của
Ủy ban Hợp tác Quản lý Cửa khẩu Biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc; 7)
Thỏa thuận giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam và Tổng Cục
Giám Sát Chất Lượng, Kiểm Nghiệm, Kiểm Dịch Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh
vực kiểm nghiệm, kiểm dịch động thực vật xuất nhập khẩu; 8) Kế hoạch hợp tác
giữa liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu Nghị Ðối Ngoại Nhân Dân
Trung Quốc giai đoạn 2013-2017; 9) Hiệp định vay cụ thể tín dụng người mua ưu
đãi cho Dự án Nhà máy Ðạm than Ninh Bình trị giá $45 triệu; 10) Thỏa thuận sửa
đổi lần thứ 4 giữa Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng Công Ty Dầu Khí
Ngoài Khơi Quốc Gia Trung Quốc liên quan tới Thỏa Thuận Thăm Dò Chung trong khu
vực thỏa thuận ngoài khơi trong Vịnh Bắc Bộ.
Nói tóm đây là cách Trung Quốc ràng buộc VN theo bản
đã ký với Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến viếng thăm 2012.Đây là một
cách “cột chân” VN vào phía Trung Quốc.
Hội
Nghị ASEAN và diễn đàn ARF
Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) ngày 2/7/2013 tại
Brunei, (2) ASEAN chứng tỏ có sự đoàn kết hơn và thông cáo chung đề cập đến
“các vấn đề và diễn biến gần đây” ở biển Ðông, xác định quan điểm chung của
ASEAN qua “6 nguyên tắc về biển Ðông”, và “tham khảo chính thức” với TQ để sớm
hoàn tất Quy tắc ứng xứ (COC).Nói tóm lại, trên giấy tờ ASEAN có đoàn kết hơn,
khác với tình huống năm ngoái tại Cambodia.
Chuyến
viếng Thăm Hoa Kỳ của ông TTS
Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ của ông TT Sang (3) đã mang
lại một số điểm tích cực. Bản thông cáo chung Mỹ-Việt nói nhiều điều nhưng chỉ chung
chung mà thôi kể cả việc đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-Việt. Hai bên quyết
định xác lập quan hệ “Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ” nhằm xây dựng một
khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Trong tuyên bố chung (4) có đoạn:
"Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đồng thời tái khẳng định ủng
hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết
tranh chấp trên biển và tranh chấp lãnh thổ…nhấn mạnh giá trị của việc tuân thủ
đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), và tầm quan trọng
của việc khởi động đàm phán để hoàn tất một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu
quả."
Điều quan trọng trong tuyên bố chung là "Hai
nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa
hai nền kinh tế, và đặc biệt nhắc tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong
lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung triển khai dự án
phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và
Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác
dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy..." [Trước đây, nên nhớ là TQ đã
“xí” phần biển của các công ty dầu Mỹ và Ân, cho đấu thầu, hăm dọa các công ty
Mỹ cũng như các công ty Ấn Độ làm việc trên thềm lục địa VN ở Biển Đông.
Các công ty Mỹ đã khựng lại nhưng các công ty Ấn đã được chính phủ Ấn ủng
hộ.Nay chính phủ Mỹ đã làm như vậy đối với các công ty Mỹ.] Điều quan trọng là
Hoa Kỳ công nhận các công ty này làm việc hợp pháp trên thềm lục địa Việt Nam.
Đây là quan điểm rõ ràng của Hoa ỳ trong việc làm ăn với Việt Nam ở Biển Đông
và gián tiếp công nhận luật biển UNCLOS đối với VN và gián tiếp Mỹ cho là đường
lưỡi bò không áp dụng trong trường hợp này.
Chuyến viếng thăm của ông TTS lại quan trọng hơn khi
ông phát biểu công khai tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và các vấn đề Quốc
tế (CSIS) chiều thứ Năm 25/7, khi ông TTS nói về đường lưỡi bò.Tại cuộc tọa đàm
ông Sang nói: "Chúng tôi không thấy có nền tảng pháp lý hay cơ sở khoa học
nào cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và do vậy chính sách nhất quán của
Việt Nam là phản đối kế hoạch đường chín đoạn của Trung Quốc".Như vậy là
các ông Nguyễn Tấn Dũng,Trương Tấn Sang đã cùng tuyên bố lập trường chính thức
của VN về Biển Đông.(5)
Tóm lại chuyến viếng thăm của ông TTS đã có những
thành công nhất định về kinh tế, về thềm lục địa VN và việc xây một khung làm
việc giữa hai bên. Chuyến đi Hoa Kỳ của ông TTS đã là cách trả lời “khéo léo”
về yêu sách TQ tại Biển Đông, về việc gặp Tập Cận Bình tại Trung Quốc.
Nhưng để tiến đến “đối tác toàn diện với Hoa Kỳ” thì VN cần phải làm một
bước nữa - giải quyết các vấn đề nhân quyền để có thể mua vũ khí, để dần tách
ra khỏi ảnh hưởng TQ. Việc này nhanh hay chậm nay tùy thuộc phía
Việt Nam.
Chuyến
viếng thăm của Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (6) đã đến Việt
Nam trong một chuyến thăm chính thức 3 ngày kéo dài đến ngày 06/08.Ông ta đã có
những cuộc tiếp xúc với Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Có thể nói là chuyến đi ASEAN của
Ngoại trưởng Vương Nghị được coi là chiến lược “ chia để trị” của Bắc Kinh nhằm
vào ASEAN.
Việc ông Vương Nghị không gặp ông TTS, có phải là
dấu hiệu cố ý chia rẽ lãnh đạo VN?
Đảng lập 7 đoàn kiểm tra tham nhũng
Theo Thông tấn xã Việt Nam (7) thì Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng, đã ký quyết định thành lập 7 đoàn kiểm tra các vụ tham nhũng
nghiêm trọng và sẽ hoạt động từ ngày 15/08 đến ngày 30/09/2013.
Liệu đây có phải cuộc tranh giành quyền lực giữa
Đảng và Chính phủ ở Việt Nam hay là phe thân TQ muốn “phá đám -ngăn cản” các
bước tiến đi của Việt Nam muốn xích lại gần Hoa kỳ?
Phân
Tích/Đánh giá
Ða số người VN đều biết ý đồ thâm hiểm của TQ-Ðại
Hán, kể cả các phe phái trong ĐCSVN thân hay không thân TQ.
Đối với trí thức và các giới trong nước, chuyến
viếng thăm Hoa Kỳ của ông Sang được coi như một cơ hội. Bài của GS Tương Lai và
thư của 82 trí thức gởi ông TTS trên mạng Boxít VN (8) là một ví dụ.Theo ông Lê
Hiếu Đằng (9) thì “…Thực tế hiện nay, trong Nam ngoài Bắc đã tập hợp được những
khuynh hướng có chủ trương đấu tranh cho một thể chế dân chủ cộng hòa mà tiêu
biểu là đề nghị 7 điểm và dự thảo Hiến pháp năm 2013 của nhân sĩ trí thức tiêu
biểu ở trong Nam ngoài Bắc (8). Việc đóng góp Hiến Pháp của nhóm 72, của
các tôn giáo, đa số các người có ưu tư đến đất nước đều cho thấy là quy trình
phải đi đến Dân chủ - đa nguyên (10) một cách ôn hòa, tránh các xáo trộn gây
nhiều bất trắc mới giúp VN giữ biển đảo và độc lập.
Các cộng đồng VN tại hải ngoại cũng nghĩ như vậy và
cũng mong muốn một Việt Nam dân chủ, nhân quyền. Chúng ta chỉ có thể làm
được thế khi có liên kết trong và ngoài nước trên căn bản quyền con người – dân
chủ - ôn hòa. Có những dấu hiệu khả quan vì các cộng đồng VN tại hải ngoại, các
công dân của Anh, Canada, Ðức, Mỹ, Pháp, Úc, vv. đã và sẽ ảnh hưởng đến VN, đến
nhân quyền - đến việc trả tự do cho các blogger, các nhà tranh đấu ôn hòa, đến
cả việc “hòa hợp” với người chết đang nằm tại Nghĩa Trang Biên Hòa, v.v...
[Việc TT Obama có nhắc với ông TTSang đến cộng đồng VN tại Mỹ và việc ông tổng
lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn và thứ trưởng ngoại giao CSVN bàn về Nghĩa trang
Biên Hòa là các dấu hiệu của các vấn đề này]. Hiệncó nhiều phái đoàn quân sự
CSVN viếng thăm Ngũ Giác Ðài (không chỉ có phái đoàn của Trung Tướng Đỗ Bá Tỵ
mà thôi) cho thấy sự tiến bộ trong việc đối thoại giữa hai quân đội. Và
đây là chính sách của Hoa kỳ đối với Việt Nam.
Tóm lại chuyến đi của ông Trương Tấn Sang đã có phần
thành công nhất định, nhưng cần thay đổi thêm, cần làm thêm các bước tiến thì
mới được sự ủng hộ của Quốc Hội Mỹ.
Kết
luận
Ý chí của lãnh đạo Việt Nam muốn “thoát Tàu” và
chuyển hướng ngày càng rõ. Nhưng các lãnh đạo CSVN đang chơi trò chơi cá nhân,
mỗi người đóng một vai cạnh tranh lẫn nhau – cản đường chuyển đổi của dân Việt
Nam.
Trước mắt, chuyến đi Hoa kỳ của ông TTSang đã mang
lại một số thành quả nhất định.Nhưng vẫn còn một số vấn đề tồn tại đè nặng trên
quy trình “lột xác – dân chủ hóa một cách ôn hòa” hầu ra khỏi cái tròng TQ.Muốn
thành đối tác chiến lược với Mỹ, được nhập vào TPP và giữ vững bờ cõi VN trước
người khổng lồ phương Bắcthì tự mình phải có chuyển động.Tại Việt Nam chúng ta
đã thấy sự chuyển động rõ ràng của trí thức, của giới trẻ và các tôn giáo - nói
chung sự đòi hỏi của dân chúng về một thể chế dân chủ hơn. Nhưng thái độ của
phía lãnh đạo thì chưa bớt "hèn với giặc" chút nào ngoài vài lời
tuyên bố cửa miệng, trong khi phần "ác với dân" thì xem ra vẫn có mòi
tăng tiến đều đều.Tại sao?Vì vẫn muốn nắm quyền toàn trị độc đảng?Vì nội bộ vẫn
đang lủng củng phe phái đấu đá nhau? Nghị định 72 vừa ban hành với ý đồ bóp
nghẹt tiếng nói của dân chúng trên Internet phải chăng nhằm đưa xã hội Việt Nam
về lại thời "bao cấp tinh thần" mọi thứ đã có nhà nước lo? Hay đó
chẳng qua là để ngăn chặn tiếng nói của "đối phương" trong cuộc diện
đấu đá nội bộ? Dù lý do nào, hành viđó cũng là biểu hiệu đi ngược lại con đường
tiến bộ của xã hội, không phù hợp một tí nào với những dấu hiệu "làm thân với
Tây phương" trong mấy màn đi dây còn đầy run rẩy vừa diễn ra.
Nhưng dù người làm xiếc có trở nên điêu luyện cỡ nào
trong màn đi dây, thì yếu tố đầu tiên phải có là: không bao giờ biến dân thành
kẻ thù của mình. Vì như thế thì tự khắc chân sẽ run, và kết quả nhiều phần là
sẽ lộn cổ xuống vực sâu.
Tại Shangri La ông NTD có nói đến Miến Điện nhưng
liệu các lãnh đạo VN có đủ bản lãnh của một Then Sein để phá tung sự toàn trị
của đảng CS đang phủ chụp trên đất nước Việt Nam hiện nay chăng?
Các lãnh đạo VN thừa biết phải làm gì để có sự hậu
thuẫn của trí thức, của tuổi trẻ, của nông dân, nói chung là cả toàn dân. Trong
khi đó, các cộng đồng VN tại hải ngoại đang theo dõi một cách tích cực và sẽ
hết lòng ủng hộ sự thay đổi tại quốc nội để tiến tới dân chủ hóa một cách ôn
hòa.
TS
ĐXQ
Chú
thích:
1) Xem cùng tác giả Diễn Ðàn Thế kỷ 11/6/2013 www.diendantheky.net
2) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-with-opportunities-n-challenges-after-amm-46-07052013164248.html
Lãnh đạo VN cấp tốc sang Mỹ sau thất bại của chuyến công du TQ, RFI ngày
22/7/2013
8) http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130722-nhan-si-tri-thuc-khuyen-nghi-chu-tich-nuoc-truong-tan-sang-truoc-chuyen-cong-du-ho
Nhân sĩ trí thức khuyến nghị chủ tịch nước VN trước chuyến viếng thăm Mỹ, RFI
ngày 22 tháng 7, 2013 .
No comments:
Post a Comment