08/04/2013
Câu chuyện sau đây dịch toàn văn theo bài viết
“Back to Jail in Burma” của Swe Win, một nhà báo tự do ở Yangon, đăng
trên báo New York Times ngày 24-7-2013.
Hôm nay tôi trở lại nhà tù Insein Prison, nơi tôi bị giam cuối thập niên 1990s và là nơi suốt nhiều thập niên trong chế độ quân phiệt ở Miến Điện, hầu hết các nhà đối lập chính trị bị thẩm vấn, bị xét xử và bị giam.
Tôi bị bắt ở nhà và bị tống giam thẳng vào đó hồi năm 1998, khi đó tôi là một sinh viên đại học mới 20 tuổi, và bị kêu án 21 năm tù về cáo buộc phát tán truyền đơn nổi dậy. Tôi ở tù 7 năm, trong nhà tù Insein và hai nhà tù khác, trước khi được trả tự do trong đợt tổng ân xá năm 2005.
Bây giờ tôi vào trở lại, với tư cách một thiện nguyện viên trong khóa thiền Tứ Niệm Xứ 10 ngày giành cho tù nhân.
Khi ngày đó tới gần, tôi có những lúc như tràn ngập cảm xúc khi sắp thấy lại quá nhiều những cảnh đau khổ lần nữa. Nhưng hầu hết là, tôi thấy hào hứng. Từ khi ra tù hồi 8 năm trước, tôi đã suy nghĩ hoài rằng trong khi nhà tù là địa ngục cho con người, nó lại cho những cơ hội dị thường cho bình an nội tâm bằng cách tạo ra, nếu một cách bị bắt buộc, một nơi ẩn trú xa lìa những bận tâm của đời thường.
Hoàn cảnh sống ở nhà tù Insein hồi 15 năm trước là gay go. Chúng tôi bị giam trong buồng giam trọn ngày -- nhiều người, như tôi, lại bị biệt giam -- ngoại trừ vài phút để tắm. Chúng tôi chỉ được ăn cơm kèm với đậu ve hay rễ rau muống. Chúng tôi không có gì để đọc; ba mẹ tôi chỉ được thăm tôi mỗi tháng một lần.
Sau giai đoạn thẩm vấn 2 tuần lễ lúc đầu – trong đó tôi bị cấm không cho ngủ, và bị tát vào mặt nhiều lần -- cuộc đời thực sự là vui.
Nói như thế nghe có vẻ như không thể xảy ra, hay là khùng, nhưng chúng tôi là những người trẻ và đầy tự tin rằng nền độc tài sẽ phải sụp đổ sớm hay muộn. Khi bình minh lên, tôi tán gẫu với những người bạn cùng bị bắt như tôi, nói lớn xuyên qua các bức tường buồng giam.
Nhưng rồi, vào cuối tháng 4-1999, chúng tôi bị chuyển tới các nhà tù khác ở miền trung Miến Điện. Tôi bị áp giải tới Myingyan, nơi khét tiếng nhất. Tôi một lần nữa lại bị biệt giam, nhưng không có truyền thông nào được phép cả và bất kỳ vi phạm nào cũng đều bị trừng phạt nặng, như bị đánh gậy. Ngày tháng trôi qua với không có hay rất ít sự tương tác giữa người với người, chỉ trừ rất hiếm hoi là trao đổi ngắn gọn với cai tù.
Tôi tưởng tượng về việc đọc, và tôi lắng nghe những cuộc đối thoại thoảng qua với hy vọng biết chút tin tức chính trị nào. Ban đêm, tôi tìm cách mơ tưởng về nhà -- chỉ để có thể cầm vài cuốn sách và mang vào nhà tù với tôi.
Tôi nhớ một hôm làm rơi một chiếc muỗng nhựa, và rồi ngạc nhiên không biết âm thanh mong manh rơi đó có phải vì nó chạm vào sàn xi măng không hay chỉ là tôi đang thì thầm với chính mình. Tôi không còn có thể nhớ được âm thanh của chính mình nữa.
Nỗi đau trong tâm trí tôi cứ lớn mãi – cho tới khi nó cho tôi thấy rằng tôi sẽ khùng điên nếu tôi cứ tiếp tục muốn những thứ tôi không có thể kiếm được. Mặc dù đây là khoảnh khắc của sự tuyệt vọng hoàn toàn, nó kết thúc mọi mong muốn vọng tưởng của tôi. Lúc đó tôi mất cả lòng mê sách – và tôi vẫn chưa tìm lại được lòng mê sách này đầy đủ -- nhưng tôi đã kiếm được thứ khác.
Tôi bắt đầu thử nghiệm với những phương pháp thiền tập mà trước đó tôi từng nghe phong phanh trong tuổi mới lớn. Tôi thử tự hình dung mình như là một khối xương khô, quán sát từng phần bộ xương khô của mình. Tôi thử thiền về lòng từ bi, mong muốn cho mình an lành và quán tưởng rằng sự bình an hướng về những người khác. Tôi thử tập quán hơi thở.
Tuyệt vời, nó thành công. Với thời gian, tôi ngưng suy nghĩ về chuyện xem còn bao nhiêu năm tù nữa thì hết án, và bắt đầu nhìn sự cô đơn của mình trong biệt giam như sự ẩn dật quý giá.
Một tháng trước khi tôi được thả ra khỏi nhà tù năm 2005, chúng tôi, các tù nhân chính trị ở nhà tù Myingyan, được cho xem một phim tài liệu có tựa đề “Thọ Án Tù, Thọ Trì Thiền Tứ Niệm Xứ” (“Doing Time, Doing Vipassana”) về những khóa thiền đầu tiên dạy cho tù nhân ở Ấn Độ. Tôi vẫn không biết tại sao được cho xem như thế. Nhưng đó là lần đầu tiên chúng tôi được xem TV trong nhiều năm, và phương pháp nghiêm ngặt của khóa thiền trong phim đó tạo một ấn tượng trong tôi.
Vừa khi tôi được ra tù, tôi tới một trung tâm thiền tập ở Yangon điều hành bởi S. N. Goenka, một doanh nhân Ấn Độ nhưng sanh quán ở Miến Điện. Tôi tham dự khóa thiền 10 ngày, trong đó đòi hỏi thiền sinh tập thiền từ 4 giờ sáng tới 9 giờ đêm trong một môi trường rất giống như biệt giam – và bước ra khóa thiền này với sáng tỏ hơn và bình an hơn so với những gì tôi từng trải qua.
Goenka bây giờ hướng dẫn những khóa thiền tương tự trong nhà tù Insein và các nhà tù khác ở Miến Điện; và tôi bây giờ sắp tham dự một trong các khóa thiền đó. Tôi sẽ trong nhóm thiện nguyện viên, những người sẽ nấu bếp hay làm các việc mà tù nhân bị yêu cầu làm để cho các tù nhân có thì giờ tập thiền. Vào những lúc khác, tôi sẽ có cơ hội cùng ngồi thiền với họ.
Nhưng tôi sẽ không được phép đọc hay viết, hay giao tiếp với hoặc là thế giới bên ngoài hay cả những người đang tập thiền.
Một câu nói nổi tiếng lưu truyền trong các tù nhân Miến Điện rằng, nếu vào ngày bạn được thả ra khỏi tù mà bạn quay đầu lại để nhìn vào cổng, thế nào bạn cũng sẽ vào tù trở lại. Vào ngày mà tôi được thả ra tù, đúng là tôi có quay đầu lại để nhìn lần cuối vào bức tường gạch đỏ đó. Và tôi sắp vào tù trở lại.
Hôm nay tôi trở lại nhà tù Insein Prison, nơi tôi bị giam cuối thập niên 1990s và là nơi suốt nhiều thập niên trong chế độ quân phiệt ở Miến Điện, hầu hết các nhà đối lập chính trị bị thẩm vấn, bị xét xử và bị giam.
Tôi bị bắt ở nhà và bị tống giam thẳng vào đó hồi năm 1998, khi đó tôi là một sinh viên đại học mới 20 tuổi, và bị kêu án 21 năm tù về cáo buộc phát tán truyền đơn nổi dậy. Tôi ở tù 7 năm, trong nhà tù Insein và hai nhà tù khác, trước khi được trả tự do trong đợt tổng ân xá năm 2005.
Bây giờ tôi vào trở lại, với tư cách một thiện nguyện viên trong khóa thiền Tứ Niệm Xứ 10 ngày giành cho tù nhân.
Khi ngày đó tới gần, tôi có những lúc như tràn ngập cảm xúc khi sắp thấy lại quá nhiều những cảnh đau khổ lần nữa. Nhưng hầu hết là, tôi thấy hào hứng. Từ khi ra tù hồi 8 năm trước, tôi đã suy nghĩ hoài rằng trong khi nhà tù là địa ngục cho con người, nó lại cho những cơ hội dị thường cho bình an nội tâm bằng cách tạo ra, nếu một cách bị bắt buộc, một nơi ẩn trú xa lìa những bận tâm của đời thường.
Hoàn cảnh sống ở nhà tù Insein hồi 15 năm trước là gay go. Chúng tôi bị giam trong buồng giam trọn ngày -- nhiều người, như tôi, lại bị biệt giam -- ngoại trừ vài phút để tắm. Chúng tôi chỉ được ăn cơm kèm với đậu ve hay rễ rau muống. Chúng tôi không có gì để đọc; ba mẹ tôi chỉ được thăm tôi mỗi tháng một lần.
Sau giai đoạn thẩm vấn 2 tuần lễ lúc đầu – trong đó tôi bị cấm không cho ngủ, và bị tát vào mặt nhiều lần -- cuộc đời thực sự là vui.
Nói như thế nghe có vẻ như không thể xảy ra, hay là khùng, nhưng chúng tôi là những người trẻ và đầy tự tin rằng nền độc tài sẽ phải sụp đổ sớm hay muộn. Khi bình minh lên, tôi tán gẫu với những người bạn cùng bị bắt như tôi, nói lớn xuyên qua các bức tường buồng giam.
Nhưng rồi, vào cuối tháng 4-1999, chúng tôi bị chuyển tới các nhà tù khác ở miền trung Miến Điện. Tôi bị áp giải tới Myingyan, nơi khét tiếng nhất. Tôi một lần nữa lại bị biệt giam, nhưng không có truyền thông nào được phép cả và bất kỳ vi phạm nào cũng đều bị trừng phạt nặng, như bị đánh gậy. Ngày tháng trôi qua với không có hay rất ít sự tương tác giữa người với người, chỉ trừ rất hiếm hoi là trao đổi ngắn gọn với cai tù.
Tôi tưởng tượng về việc đọc, và tôi lắng nghe những cuộc đối thoại thoảng qua với hy vọng biết chút tin tức chính trị nào. Ban đêm, tôi tìm cách mơ tưởng về nhà -- chỉ để có thể cầm vài cuốn sách và mang vào nhà tù với tôi.
Tôi nhớ một hôm làm rơi một chiếc muỗng nhựa, và rồi ngạc nhiên không biết âm thanh mong manh rơi đó có phải vì nó chạm vào sàn xi măng không hay chỉ là tôi đang thì thầm với chính mình. Tôi không còn có thể nhớ được âm thanh của chính mình nữa.
Nỗi đau trong tâm trí tôi cứ lớn mãi – cho tới khi nó cho tôi thấy rằng tôi sẽ khùng điên nếu tôi cứ tiếp tục muốn những thứ tôi không có thể kiếm được. Mặc dù đây là khoảnh khắc của sự tuyệt vọng hoàn toàn, nó kết thúc mọi mong muốn vọng tưởng của tôi. Lúc đó tôi mất cả lòng mê sách – và tôi vẫn chưa tìm lại được lòng mê sách này đầy đủ -- nhưng tôi đã kiếm được thứ khác.
Tôi bắt đầu thử nghiệm với những phương pháp thiền tập mà trước đó tôi từng nghe phong phanh trong tuổi mới lớn. Tôi thử tự hình dung mình như là một khối xương khô, quán sát từng phần bộ xương khô của mình. Tôi thử thiền về lòng từ bi, mong muốn cho mình an lành và quán tưởng rằng sự bình an hướng về những người khác. Tôi thử tập quán hơi thở.
Tuyệt vời, nó thành công. Với thời gian, tôi ngưng suy nghĩ về chuyện xem còn bao nhiêu năm tù nữa thì hết án, và bắt đầu nhìn sự cô đơn của mình trong biệt giam như sự ẩn dật quý giá.
Một tháng trước khi tôi được thả ra khỏi nhà tù năm 2005, chúng tôi, các tù nhân chính trị ở nhà tù Myingyan, được cho xem một phim tài liệu có tựa đề “Thọ Án Tù, Thọ Trì Thiền Tứ Niệm Xứ” (“Doing Time, Doing Vipassana”) về những khóa thiền đầu tiên dạy cho tù nhân ở Ấn Độ. Tôi vẫn không biết tại sao được cho xem như thế. Nhưng đó là lần đầu tiên chúng tôi được xem TV trong nhiều năm, và phương pháp nghiêm ngặt của khóa thiền trong phim đó tạo một ấn tượng trong tôi.
Vừa khi tôi được ra tù, tôi tới một trung tâm thiền tập ở Yangon điều hành bởi S. N. Goenka, một doanh nhân Ấn Độ nhưng sanh quán ở Miến Điện. Tôi tham dự khóa thiền 10 ngày, trong đó đòi hỏi thiền sinh tập thiền từ 4 giờ sáng tới 9 giờ đêm trong một môi trường rất giống như biệt giam – và bước ra khóa thiền này với sáng tỏ hơn và bình an hơn so với những gì tôi từng trải qua.
Goenka bây giờ hướng dẫn những khóa thiền tương tự trong nhà tù Insein và các nhà tù khác ở Miến Điện; và tôi bây giờ sắp tham dự một trong các khóa thiền đó. Tôi sẽ trong nhóm thiện nguyện viên, những người sẽ nấu bếp hay làm các việc mà tù nhân bị yêu cầu làm để cho các tù nhân có thì giờ tập thiền. Vào những lúc khác, tôi sẽ có cơ hội cùng ngồi thiền với họ.
Nhưng tôi sẽ không được phép đọc hay viết, hay giao tiếp với hoặc là thế giới bên ngoài hay cả những người đang tập thiền.
Một câu nói nổi tiếng lưu truyền trong các tù nhân Miến Điện rằng, nếu vào ngày bạn được thả ra khỏi tù mà bạn quay đầu lại để nhìn vào cổng, thế nào bạn cũng sẽ vào tù trở lại. Vào ngày mà tôi được thả ra tù, đúng là tôi có quay đầu lại để nhìn lần cuối vào bức tường gạch đỏ đó. Và tôi sắp vào tù trở lại.
No comments:
Post a Comment