Thứ
sáu, ngày 16 tháng tám năm 2013
Những
kiến thức của nhân loại mà người ta đúc kết lại thì gọi là phương pháp, hay
là hệ thống lý luận (lý thuyết). Lý thuyết rất quan trọng, vì nó hướng
dẫn và mở đường cho hành động. Nhưng hành động còn cần thiết hơn nhiều, vì nó
biến lý thuyết trở thành thực tiễn hữu ích phục vụ con người và xã hội. Nói tóm
lại, nếu chúng ta thông thạo lý thuyết thì mới chỉ là một nửa của vấn đề, phải
hành động thực tiễn mới trở thành chân lý vẹn toàn. Vì rằng: “Một nửa cái
bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nửa sự thật vẫn là dối trá”.
Mới
biết rằng, cách nghĩ cách làm (tư duy và hành động) có ý nghĩa rất quan trọng
đối với cuộc sống con người. Cách nghĩ đúng thì dẫn đến hành động đúng và ngược
lại, do đó xã hội phát triển hay tụt hậu là do cách mà chúng ta áp đặt tư duy
lên bối cảnh hiện thực.
Xưa
có ông thầy nổi tiếng về sự máy móc và “kinh viện” trong việc dạy dỗ học trò.
Những lời giáo huấn của ông bao giờ cũng mang nặng tính hình thức và lý thuyết
sáo rỗng, mà chẳng có một chút ý nghĩa thực tế nào cả. Sau đây là một đoạn đối
thoại được coi là bất hủ giữa ông thầy nọ và học trò của mình:
Học
trò:
-
Thưa thầy, thầy có thể cho chúng con biết sự khác nhau giữa thể thơ và
thể văn xuôi được không ạ?
Thầy:
-
Các trò hãy nhớ lấy: Phàm cái gì trên đời đã là thơ thì không phải là văn
xuôi, cái gì là văn xuôi thì không phải là thơ.
Học
trò:
-
Xin thầy chỉ dẫn cho chúng con biết cách học võ thế nào cho hiệu quả và an toàn
ạ?
Thầy:
-
Cách học võ hiệu quả và an toàn là: Phải học làm sao mà mình đánh trúng người
ta, không để người ta đánh trúng mình.
Nghe
thầy trả lời như vậy, các học trò đều cúi đầu kính phục mà không dám hỏi thêm
câu nào nữa. Đúng là một ông thầy Văn Võ song toàn, hiếm thấy tự cổ chí kim.
Cách
dạy học trò của ông thầy đó không khác gì mái trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
ta nay. Họ chỉ trang bị cho học sinh mớ lý thuyết hỗn độn và thiên kiến, mà
không chút chú trọng đến thực hành. Họ chỉ biết nhồi nhét tuyên truyền những
kiến thức xã hội thiên lệch và phân biệt ý thức hệ, mà không dạy cho học trò
cách đánh giá và nhìn nhận sự vật một cách khách quan khoa học.
Cái
lối lý luận đại khái và quan niệm ngu dốt đó dẫn đến những tình cảm phấn khởi
bột phát nông cạn, chỉ chuộng hư danh mà không biết đến thực chất hiệu quả.
Chỉ trọng lý thuyết mà bỏ qua thực hành, họ quên rằng thực hành mới là
điều quan trọng của quá trình giáo dục và đào tạo, là cái đích của mọi công
việc trên đời.
Vì
thế không có gì là khó hiểu khi thấy người dân mình cứ rộ lên thán phục mỗi khi
có những học sinh Việt Nam thi đỗ các giải Vật lý hay Toán học quốc tế. Họ cho
rằng như thế là giỏi và bắt con em mình noi theo những tấm gương đó. Họ đã bị
hệ thống truyền thông nhà nước lừa dối bằng những tin tức hư danh, mà không
biết rằng phần thi thực hành thì học sinh Việt Nam mình thường rớt từ vòng
ngoài (nói một cách dân dã là rớt từ vòng gửi xe).
Nếu
nhìn sự việc một cách nghiêm túc và khoa học thì những chuyện như vậy càng làm
nhục nhã thêm cho đảng và nhà nước. Vì rằng, tại sao người Việt Nam thông minh
như vậy mà đất nước vẫn nghèo, vẫn phải đi làm thuê cho người ta? Dân người ta
ngu như vậy mà họ lại làm chủ khoa học kỹ thuật và trở thành ông chủ, đất nước
thì giàu có văn minh? Vậy thì nguyên nhân là bởi đâu? Bởi tại đảng Cộng sản và
nhà nước chứ còn ai nữa.
Đào
tạo con người để họ làm chủ cơ sở vật chất mới là điều tối quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục, chứ không phải biến họ trở thành nô lệ của những thứ đó. Thực
tiễn là cái đích cuối cùng của mọi lý thuyết. Chỉ có vậy thì những lý thuyết
kia mới trở nên hữu dụng, mới thực sự phục vụ cuộc sống con người.
Tôn
trọng lối tư duy độc lập của con người, hướng họ làm chủ lý thuyết bằng thực
tiễn khách quan, đó mới là yếu tố then chốt của công việc cải cách giáo dục ở
Việt Nam ta hiện nay.
Cổ
nhân ta cũng có câu: “Trăm hay không bằng tay quen” cũng là để nhấn mạnh
vấn đề này vậy.
No comments:
Post a Comment