Posted
on August 1, 2013
by Jonathan London
Vài
ngày sau khi Việt Nam và Mỹ đã kết thúc cuộc gặp lịch sử tại Washington, và sau
một vài ngày cho phép sự kiện này ‘bơi’ trong đầu của tôi, xin chia sẻ vài suy
nghĩ về sự quan trọng của cuộc gặp gỡ này đối với nền kinh tế chính trị của
Việt Nam, với dân Việt Nam, và với tương lai của quan hệ giữa hai nước (không
chỉ là hai nhà nước) trong bối cảnh lịch sử thế giới.
Đối
với nền chính trị kinh tế của Việt Nam, muốn đánh giá sự quan trọng của cuộc
gặp trước hết phải hỏi quan trọng đối với cái gì?
Theo
một quan điểm ban đầu, cuộc gặp gỡ này là một thành công đối với nhà nước Việt
Nam vì hình như nó sẽ mang lại nhiều tiến bộ nhất định trong quan hệ song
phương giữa hai bên, đặc biệt về một số lãnh vực quan trọng như hợp tác kinh
tế, giáo dục, quân sự, môi trường, v.v… Tôi chưa biết chi tiết gì về kết quả cụ
thể của cuộc gặp gỡ này. Thế nhưng, nếu nó tạo ra nhiều cơ hội tốt cho Việt Nam
về thương mại, giáo dục, quân sự, thì tất nhiên là tốt.
Bốn
tốt
Riêng
đối với giới lãnh đạo Việt Nam và cụ thể là ĐCSVN, tôi cho cuộc gặp này là
‘thành công’ trong một số khía cạnh khác nhau. Có bốn lý do chủ yếu khiến
tôi nghĩ như vậy – và nếu thích chơi chữ về lịch sử ta có thể gọi là “bốn tốt”.
Một
là về quốc tế: Việt Nam đã gửi thông điệp khá rõ tới Mỹ (và Bắc Kinh) về ý định
muốn hợp tác một cách “toàn diện” với Mỹ (tức là chính phủ Obama nói riêng và
nhà nước và cả nước Mỹ nói chung). Đây là một bước đi tốt cho một đảng mà nhiều
năm qua đã vấp phải chân của chính mình trong quan hệ song phương.
Hai
là cuộc gặp này rất có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích thực sự cho nền kinh tế
Việt Nam và qua đó sẽ tạo ra những cơ hội quan trọng cho nhà nước Việt Nam nói
chung và ĐCSVN nói riêng, để giúp họ đối phó với một số thách thức lớn của đất
nước, như thiếu vốn, công nghệ, ngành giáo dục Đại Học quá yếu., v.v.
Ba
là cuộc gặp gỡ này rất có thể sẽ giảm vai vế của những thế lực bảo thủ trong
đảng vốn không muốn Việt Nam cải cách. Là người Mỹ, tôi cũng đồng ý Việt Nam
nên thận trọng trong mối quan hệ với Mỹ. Thế nhưng, có quan hệ tốt với Mỹ là
cần thiết cho Việt Nam.
Cái
tốt thứ tư của cuộc gặp này là nó là một cơ hội tốt cho lãnh đạo Việt Nam để họ
nghe trực tiếp những lý luận của TT Obama về sự quan trọng của nhân quyền trong
việc phát triển quan hệ với Mỹ. Dù nhiều người trong đội ngũ lãnh đạo của Việt
Nam có thể phủ nhận điều đó, việc lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải suy nghĩ lại
về hành vi trấn áp các nhân vật chống đối là một điều tốt cho toàn dân Việt
Nam. (Việc chính phủ Mỹ có vấn đề với nhân quyền không phải là cớ để tiếp tục
vi phạm nhân quyên tại Việt Nam. Không như ở Việt Nam, chính quyên và đảng cầm
quyền ở Mỹ bắt buộc phải tôn trọng hiến pháp.)
Chẳng
giải quyết gì
Thế
nhưng, dù có bốn tốt, vấn đề là gặp gỡ này chẳng giải quyết gì đối với những
vấn đề cơ bản của ĐCSVN. Cuộc gặp gỡ này không trực tiếp ảnh hưởng đến những
căng thẳng, mâu thuẫn, và điểm yếu trong nội bộ của nền chính trị Việt Nam và
cụ thể là trong ĐCSVN.
Một
vấn đề cơ bản của Đảng xuất phát từ hai cái. Mô hình này không hữu hiệu. Không
cho phép có một chế độ minh bạch, tránh né trách nhiệm giải trình cao đối với
dân, và không cho phép phát triển của một chế độ thực sự pháp trị. Theo tôi,
muốn Việt Nam thể hiện tiềm năng của đất nước, ĐCSVN phải cải cách các thể chế
chính trị kinh tế một cách sâu rộng. Và theo tôi, bất kỳ ai yêu nước, dù trong
hay ngoài Đảng, nên nỗ lực để nhận định đâu là mục tiêu hệ trọng của Việt Nam.
Và
dân thường?
Đối
với dân thường Việt Nam, sự quan trọng của cuộc gặp khó được đánh giá hơn vì
phần lớn hậu quả của nó là gián tiếp. Vấn đề là những kết quả của cuộc gặp chỉ
sẽ hiện rõ sau một thời gian. Nhiều khi những lợi ích mà các giai cấp bên trên
được hưởng sẽ không rỉ xuống các giai cấp bên dưới (the ‘trickle down effect’
mà người Mỹ đã quá biết!). Nếu quá trình ‘hợp tác toàn diện’ làm cho Việt Nam
an khang thịnh vượng hơn thì tốt.
Thông
thường, kết quả của những mối quan hệ giữa Việt Nam và kinh tế thế giới đều bị
các cơ chế trong nước chi phối. Như vậy, nói cho cùng, quan hệ Việt-Mỹ có cải
thiện được gì hay không phụ thuộc nhiều vào việc Việt Nam có cải cách hay không
và như thế nào. Những thành công và thất bại trong xã hội Việt Nam trong thời
gian tới – Việt Nam có tăng trưởng nhanh hay không, xã hội có công bằng ở
mức độ nào – sẽ được quyết định bởi những diễn biến chính trị trong và ngoài
ĐCSVN.
Về
tương lai
Nhà
nước nào cũng là sản phẩm của những quá trình cạnh tranh xã hội giữa các thế
lực chính trị xã hội trong nước. Cả hai nhà nước Viêt Nam và Mỹ đều là tổ chức
quan liêu. Cả hải phản ánh những giá trị của những giai cấp xã hội đã và đang
cạnh tranh quyền lực với nhau. Ở Việt Nam, đó là những phe cánh trong ĐCSVN. Ở
Mỹ đó là những tập đoàn tư sản lớn. Ở dưới là dân thường của cả hai nước.
Con
người là con người chứ, không chỉ đơn thuần là đối tượng của những tổ chức quan
liêu. (People are human beings, not merely subjects.) Hai nước Việt Nam – Mỹ
đều có nhiều vấn đề phức tạp. Ở cả hai nước, trách nhiệm của mỗi công dân là
đòi hỏi các đảng phái cầm quyền và nhà nước phải nghiêm túc thực hiện trách
nhiệm giải trình về các chính sách của họ, phải tôn trọng nhân quyền.
Nếu
“quan hệ toàn diện” với Mỹ giúp người dân Việt Nam về mực sống và cũng có tiến
bộ cả về quyền chính trị lẫn nhân quyền thì mới là thành công toàn diện cho
Việt Nam.
JL
No comments:
Post a Comment