Thứ ba, ngày 20 tháng tám năm 2013
Thưa ông Vũ Minh Giang,
Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong cơ
sở pháp lý nào?*
Hiến pháp 1992 có năm lần nhắc
đến từ „Đảng“, trong đó có ba lần ở „Lời nói đầu“, hai lần
đề cập đến lịch sử và công lao của Đảng CSVN, lần thứ ba trong câu:
„Hiến pháp này... thể chế
hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.“
Hai lần còn lại là ở Điều 4,
nguyên văn như sau:
„Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên
phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật.“
Như vậy, mặc dù Hiến pháp 1992
khẳng định „Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp
và pháp luật“, nhưng
trong toàn bộ văn bản Hiến pháp không có quy định cụ thể nào về khuôn khổ mà
Đảng CSVN được phép hoạt động, và cho đến nay vẫn chưa có „Luật về Đảng“
(hay tương tự) để quy định về quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi và hình thức hoạt
động của Đảng, cũng như hình thức xử lý khi tổ chức Đảng vi phạm Hiến pháp và
pháp luật. Rõ ràng, xét về lô-gíc, tính hợp pháp của việc „Công dân... biểu
tình theo quy định của pháp luật“ khi chưa có Luật biểu tình không hề yếu hơn so với tính hợp pháp
của việc „Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật“ khi chưa có „Luật về Đảng“.
Vậy thì quý vị có
cho là Đảng CSVN phải... đợi đến khi có „Luật về Đảng“ hay không?
*Đầu đề do T-blog đặt.
Trích trong bài: Quyền
Biểu tình của công dân của GS Hoàng Xuân Phú
No comments:
Post a Comment