Carl
Thayer | Asean Affairs | Ngày 1/08/2013
Bản
dịch của Luna Nguyễn (Defend the
Defenders)
Posted on August 3, 2013 by VNHRDs
Vào ngày 25 tháng 7, Tổng thống Barrack Obama và Chủ
tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố quyết định “thiết lập Quan Hệ Đối Tác Toàn
Diện Hoa Kỳ – Việt Nam để tạo một khuôn khổ chung nhằm thúc đẩy mối quan hệ
giữa hai nước.” Trước chuyến thăm của ông Sang đến Washington từ ngày 24-26
tháng 7, nhiều nhà quan sát hy vọng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng tầm mối
quan hệ song phương thành mối quan hệ chiến lược, điều đã được Ngoại
trưởng Hillary Clinton đề nghị đầu tiên trong chuyến viếng thăm Hà Nội nằm 2010.
Việt Nam từ lâu đã tìm cách đa dạng hóa các mối quan
hệ đối ngoại. Trong quá trình mở rộng các mối quan hệ đối ngoại, Việt Nam áp
dụng thuật ngữ “đối tác chiến lược” cho các quốc gia được xem là đặc biệt quan
trọng cho những lợi ích quốc gia của họ. Hiện nay Việt Nam đã hình thành các
mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Nga, Hàn
Quốc, Tây Ban Nha, Singapore, Thái Lan và Anh Quốc. Mối quan hệ giữa Việt Nam
với Nga và Trung Quốc sau đó đã được nâng cấp lần lượt thành đối tác chiến lược
toàn diện và đối tác hợp tác chiến lược.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị Shangri-La trong
năm nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam tìm kiếm các mối quan hệ
chiến lược với tất cả các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp
Quốc. Kể từ khi Việt Nam có mối quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh
Quốc, họ cần thiết lập mối quan hệ chiến lược với Pháp và Mỹ để thực hiện tầm
nhìn mà ông Dũng đã đề ra.
Các mối quan
hệ chiến lược của Việt Nam với các quốc gia khác có sự khác biệt trong nội dung
và hình thức đối với từng đối tác. Nhìn chung,
những thoả thuận như thế đặt ra một cơ chế chung cấp cao để giám sát việc thực
thi chúng, và đi kèm với một Chương trình Hành động nhiều năm bao quát các lĩnh
vực hợp tác then chốt như ngoại giao chính trị, kinh tế, khoa học – công nghệ,
văn hóa – xã hội và an ninh – quốc phòng.
Có
hai cách giải thích khả thi cho lý do tại sao Hoa Kỳ và Việt Nam đã lựa chọn
mối quan hệ đối tác toàn diện thay vì là đối tác chiến lược.
Thứ
nhất, khi các cuộc đàm phán về mối quan hệ đối tác chiến
lược một phần bị sa lầy do thành tích nhân quyền càng tồi tệ của Việt Nam, thì
cả hai bên đi đến kết luận rằng một thỏa thuận ở cấp thấp còn hơn là không có
thỏa thuận nào. Thứ hai, các thành phần bảo thủ cao cấp trong Đảng Cộng
Sản Việt Nam liên tục phản đối việc dùng thuật ngữ “quan hệ đối tác chiến lược”
để mô tả mối quan hệ của quốc gia này với Hoa Kỳ.
Câu hỏi được đặt ra sau đó là liệu mối quan hệ toàn
diện Hoa Kỳ-Việt Nam có được nhìn nhận là mối quan hệ chiến lược dưới một cái
tên khác hay không. Nhìn kỹ vào Tuyên Bố Chung được đưa ra sau các cuộc thảo
luận giữa Obama và ông Sang cho thấy rằng mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ
-Việt Nam chỉ là một khởi đầu.
Thứ
nhất, hầu hết các đề mục trong chín điểm của Tuyên Bố
Chung đơn thuần lặp lại những phạm vi và cơ chế hợp tác hiện đã có. Đó là Hội
đồng Hiệp định khung về Thương Mại và Đầu Tư, Ủy Ban Hỗn Hợp về Hợp Tác Khoa
Học Kỹ Thuật, Đối Thoại Chính Sách Quốc Phòng, Đối Thoại về Chính Trị, An Ninh
và Quốc Phòng. Tuy nhiên, Mối Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện này đã tạo ra một cơ
chế đối thoại chính trị và ngoại giao mới giữa Ngoại trưởng Mỹ và Bộ trưởng
Ngoại giao Việt Nam.
Thứ
hai, Mối Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện này không đề cập đến
Kế Hoạch Hành Động. Thay vào đó, Bản Tuyên Bố Chung ghi rằng cả hai chính phủ
sẽ thành lập các cơ chế hợp tác mới cho từng 9 lĩnh vực sau: quan hệ chính trị
và ngoại giao, quan hệ thương mại kinh tế, khoa học và công nghệ, giáo dục –
đào tạo, môi trường và sức khỏe, các vấn đề di sản chiến tranh, an ninh – quốc
phòng, bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, văn hóa, thể thao và du lịch.
Tóm lại, quan hệ đối tác mới này sẽ giúp thúc đẩy
quan hệ song phương trên các lĩnh vực thương mại và kinh tế, bao gồm cả việc
kết thúc đàm phán thỏa thuận tự do thương mại Xuyên Thái Bình Dương, và thể chế
hóa các cuộc đối thoại đều đặn ở cấp độ bộ trưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, mối
quan hệ đối tác này lại chưa được như các thỏa thuận đối tác chiến lược chính
thức khác của Việt Nam và hiện tại thiếu một tầm nhìn chiến lược trong quan hệ
đối tác toàn diện với Úc.
*Nguồn:
Asean Affairs
- See more at: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/2013/08/03/quan-he-doi-tac-toan-dien-my-viet-dang-sau-mot-cai-ten-la-gi/#sthash.dtYFkjkK.dpuf
No comments:
Post a Comment