Được đăng ngày Thứ năm, 01 Tháng 8 2013 14:20
Trước hết, hãy nói về ông Trương Tấn Sang, trong chuyến
thăm Hoa Kỳ từ ngày 24 đến 26/07 (2013).
Ông Sang nói về cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ
Ông Trương Tấn Sang được Đài Tiếng nói Việt Nam tường
thuật phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for
Strategic and International Studies-CSIS) chiều ngày 25/7 : “Đối với cộng
đồng người Việt tại Hoa Kỳ, chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng, bà
con Việt kiều sẽ là chiếc cầu vững chắc để thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt
giữa 2 nước, nhất là trong khuôn khổ đối tác toàn diện. Theo chủ tịch nước
Trương Tấn Sang, người Mỹ gốc Việt đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình đưa quan hệ hai nước lên một bước phát triển mới.”
Phát biểu của ông Sang trùng hợp với tuyên bố của tổng
thống Barack Obama vài giờ trước đó tại Tòa Bạch Ốc khi ông Obama tiếp ông Sang.
Nhà lãnh đạo nước Mỹ nói với báo chí sau khi họp riêng
với Phái đòan Việt Nam : “ Finally, we agreed that one of the great sources of
strength between our two countries is the Vietnamese American population that
is here but obviously has continued strong ties to Vietnam. And ultimately,
it's those people-to-people relations that are the glue that can strengthen the
relationship between any two countries”.
(Tạm dịch : “Cuối cùng thì chúng tôi cũng đồng ý với
nhau rằng một trong những yếu tố quan trọng trong quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc
gia là cộng đồng người Mỹ gốc Việt tuy ở Hoa Kỳ nhưng vẫn có mối quan hệ mật
thiết với quê hương mẹ Việt Nam. Và kết quả là mối giao hảo giữa con người với
con người là chất keo sơn gắn bó làm tăng sức mạnh giao hảo giữa bất kỳ hai
nước nào”).
Và cũng tại cuộc họp này, ông Sang đã nói với tổng thống
Obama, qua lời của người phiên dịch : “ I also expressed my appreciation for
the care that the U.S. has extended to the Vietnamese who came to settle in the
United States and now they have become American citizens and contributing to
the overall development of the U.S. And thanks to the support and assistance
from the U.S. government as well as the American people, the
Vietnamese-American community here in the U.S. has become more and more
prosperous and successful in their life as well as work.
And I also would like to take this opportunity to convey
a message from our government to the Vietnamese-American community here in the
U.S. that we would like to see you contributing more and more to the friendship
between our two countries as well as further development of our relationship in
the future”.
(Tạm dịch : “Tôi cũng bầy tỏ lời biết ơn về sự cưu
mang của Hoa Kỳ đã dành cho người Việt Nam định cư tại đây, và bây giờ họ đã là
công dân Hoa Kỳ và đang đóng góp vào sự phát triển tòan diện của Hiệp Chủng
Quốc. Tôi cũng cảm ơn vì nhờ có sự giúp đỡ của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ mà
cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở đây đã giàu mạnh và thành công trong đời sống
cũng như trong việc làm của họ.
Tôi cũng nhân cơ hội này gửi một lời kêu gọi của Nnà nước
ta đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt rằng chúng tôi mong đồng bào hãy đóng góp
nhiều hơn cho mối giao hải giữa hai nước, đồng thời phát triển cao hơn mối quan
hệ trong tương lai”.
Tuyên bố của tổng thống Obama mang nhiều ý nghĩa ngọai
giao, nhưng cũng có nghĩa nói về vai trò của người Mỹ gốc Việt phải được quan
tâm trong chính sách đối ngọai của Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Lời nói của ông Sang thì khác. Nó đã phản ảnh quan điểm
“tự nhận về phần mình” có trách nhiệm bảo vệ người Việt Nam ở nước ngoài nói
chung và người Mỹ gốc Việt nói riêng của đảng và nhà nước cộng sản Viêt Nam.
Nhà cầm quyền cộng sản Viêt Nam luôn luôn cho rằng “cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng
dân tộc Việt Nam” , nhưng họ lại quên “liên hệ máu thịt giữa đồng bào” với
nhau khác với “liên hệ giữa “một bộ phận” người Việt Nam ở nước ngoài với nhà
nước và đảng cộng sản Viêt Nam.”
Một bộ phận nhỏ trong tổng số lối 4 triệu người Việt sống
ở bên ngoài Việt Nam, có chăng chỉ đại diện cho thành phần lao động được nhà
nước Việt Nam gửi đi làm việc ở nước ngoài để giải quyết nạn thất nghiệp ở
trong nước và số công nhân Việt Nam, đa phần từ miền Bắc, được gửi đi lao động
ở các nước cộng sản trong khối Liên Xô và cộng sản Đông Âu cũ đã ở lại sau khi
chủ nghĩa cộng sản tan rã ở các nước này từ 1989 đến 1991.
Vì vậy, nếu có thể thay mặt cảm ơn chính phủ và nhân dân
Mỹ thì ông Sang chỉ có thể nói thay cho những ai đã nhận được sự giúp đỡ của
chính phủ và đảng cộng sản Viêt Nam. Còn đối với tuyệt đại đa số người Mỹ gốc
Việt từ thế hệ phải bỏ nước chạy trốn cộng sản tìm tự do trên thế giới và tại
Hoa Kỳ trước và sau ngày tàn cuộc chiến 30 tháng 04 năm 1975 thì “sự lạm dụng
đại diện” của ông Sang nói trước mặt ông Obama tại Tòa Bạch Ốc là không thành
thật, nếu không phải hoàn toàn bất xứng, không chấp nhận được vì ông Sang không
có quyền làm như thế.
Hơn nữa khi ông Trương Tấn Sang nói những điều này với
ông Obama và sau đó, với hàm ý ngọai giao tại CSIS, thì cũng đã có gần 2.000
người Mỹ, Canada và Úc gốc Việt biểu tình chống chính sách cai trị độc tài của
đảng cộng sản Viêt Nam và đòi quyền con người và các quyền tự do tự do khác,
trong đó có tự do tôn giáo và tự do ngôn luận phải được tôn trọng ở Việt Nam.
Tất nhiên là ông Sang không thể nhân danh những người này
để cảm ơn ông Obama vì họ chống chính phủ của ông bằng những khầu hiệu và tiếng
hát vang chống cộng vào tận bên trong Tòa nhà Bạch Ốc.
Nguyễn Thanh Sơn hại ông Sang
Nhưng nếu những gì ông Sang đã làm cho người Mỹ gốc Việt
mất cảm tình trong chuyến đi Mỹ chỉ tác hại một thì những lới nói xúc phạm có
chủ ý mạ lỵ những người gốc Việt biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hôm 25 tháng 07
(2013) của thứ trưởng ngoại giao, chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài
Nguyễn Thanh Sơn còn gây bất lợi cho chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc gấp
ngàn lần hơn !
Hãy nghe ông Sơn nói những lời “chói tai” như thế này :
“Tôi thật sự không hiểu về cái sự cố tình đó của một
số quý vị, các bác, các anh các chị vẫn còn có tư tưởng hận thù đi ngược lại
với lợi ích dân tộc… Tôi nghĩ rằng những cái hiện tượng mà còn đây
đó chống đối cái chuyến thăm của chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tức là các quý
vị, các bác, các anh các chị còn cố tình giữ trong lòng mình một cái “chút
hận thù cuối cùng”…
Quý vị không có lý gì các vị “đứng ở ngang giữa đường,
các vị ngăn cản cái quan hệ Mỹ-Việt”. Điều đó chỉ làm cho các quý vị thêm
khổ tâm, thêm phiền não, thêm buồn bực và rồi chính bản thâm những người
bạn Mỹ của chúng ta lại trách quý vị là “cản cái con đường hội nhập của Việt
Nam và cản cái quá trình quan hệ Mỹ-Việt” mà họ đang mong muốn….
….Tôi thì cho là các bác, các anh chị --“những người đang còn có những tư tưởng như vậy hãy hết sức tĩnh tâm
suy nghĩ lại để chúng ta xóa bỏ tất cả những cái hận thù... còn
có những cái suy nghĩ cực đoan chống lại đất nước hoặc là có một cái suy nghĩ
lệch lạc thì đó thực sự nó chỉ là ảo tưởng…. hãy gác lại
những cái tư thù cá nhân, hãy gác lại những cái suy nghĩ cá nhân”.
“Tôi cho rằng là những cái biểu tình chống đối của bà
con cô bác ở bên ngoài đối với chủ tịch nước vừa qua nó chỉ là những cái hiện
tượng. Tôi nghĩ rằng là tất cả mọi người không phải ai cũng muốn như vậy. Có
những người chì vì đồng tiền,có những người chì vì nhu cầu cuộc sống, có những
người chỉ vì một chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó, chứ trong
lòng tôi nghĩ quý vị cũng không có những suy nghĩ muốn phá hoại quan hệ
Mỹ-Việt.”(Trích phỏng vấn của Phố Bolsa TV).
Đọc những dòng chữ có “gạch dưới” để tạo chú ý đến tư duy
và ý nghĩ chủ quan một chiều, cực đoan và hậu ý xấu của ông Nguyễn Thanh Sơn,
hẳn sẽ thấy nổi lên không thiếu những hàm ý chỉ gây chia rẽ hận thù thêm giữa
đảng cộng sản Viêt Nam và người Mỹ gốc Việt ở Mỹ.
Nhưng đây cũng là lần đầu tiên một viên chức cao cấp Bộ
ngoại giao của Nhà nước cộng sản Viêt Nam như ông Sơn đã công khai nói đến một
cuộc biểu tình chống lãnh đạo Việt Nam khi đến Mỹ, một điều đã cố tình che giấu
trong nhiều năm kể từ khi có cuộc thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải từ 19
đến 26/6/2005.
Thay vì khôn khéo lựa lời để nói thì ông Sơn đã vụng về
và mất bình tĩnh để cố tình đi ra ngoài khuôn khổ của ngành ngoại giao để “dổ
dầu vào lửa” đốt cho cháy hết những gì còn sót lại trên chặng đường hòa giải,
hòa hợp dân tộc giữa nhà nước Việt Nam với người Mỹ gốc Việt.
Vì vậy ông Sơn đã đưa mối hận thù Cộng Sản của những
người phải bỏ nước ra đi sống ở xứ người lên tầm cao mới. Chẳng những thế, ông
còn nhắc người Việt Nam ở nước ngoài rằng : “Hãy nhìn vào những người đi
trước, hãy nhìn vào những người cụ thể. Tôi nói ngay kể cả nghị viên Hoàng Duy
Hùng ở Houston cũng là một con người có thể nói là chống cộng rất quyết liệt,
có thể nói là một con người đã có thành tích truyền thống trong vấn đề mong
muốn phá hoại cái sự đi lên của đất nước . Nhưng đến bây giờ ông Hoàng Duy Hùng
cũng đã thấy rằng thì là cái biện pháp đó, cái cách thức đó nó hoàn toàn là
không phù hợp với cái truyền thống của ông cha ta và nó cũng không đúng với lại
cái mong muốn của nhân dân cả nước cũng như là của bà con cô bác chúng ta”.
Nhưng có ai sáng giá mà đã ngậm đắng nuốt cay cho đến
cuối đời bằng “những người đi trước” như hai ông nguyên Phó Tổng thống
Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Cao Kỳ (08 tháng 09 năm 1930 - 23 tháng 7 năm 2011) về
Việt Nam nuôi hy vọng “bắc nhịp cầu hòa giải” giữa người Việt tị nạn ở nước
ngoài với người Cộng Sản và Nhạc sỹ Phạm Duy (05
tháng 10 năm 1921 - 27
tháng 01 năm 2013), về Việt Nam năm 2005, cũng với hoài bão mở đường
“hòa giải dân tộc” ?
Cả hai ông trước khi ra đi cũng đều “tay trắng” trong “sự
nghiệp hòa giải, đoàn kết và hòa hợp dân tộc” với người cộng sản.
Ông Kỳ từng có ý nguyện khi chết được chôn xác tại Sơn
Tây, nơi ông sinh ra nhưng gia đình ông đã quyết định hỏa thiêu ngay nơi ông
qua đời, Kular Lumpur (Mã Lai Á), rồi đem tro cốt về một ngôi Chùa ở
California.
Nhạc sỹ Phạm Duy, cây cổ thụ của lịch sử Tân Nhạc Việt
Nam, khi qua đời tại Sài Gòn, đã không có đến một vòng hoa thăm viếng của Hội
Nhạc sỹ Thành phố, nói chi đến có người nhà nước đến thăm !
Đám tang ông, một nhạc sỹ tài ba nhất Việt Nam, tẻ lạnh
đến não lòng chỉ vì người cộng sản vẫn còn nuôi thù Phạm Duy đã bỏ hàng ngũ
kháng chiến năm xưa, hay chỉ vì ganh ghét mà ra nông nỗi vậy ?
Nếu như hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy không trở về
Việt Nam, một thời gian dài đã bị lợi dụng để cho nhà nước tuyên truyền, và
không có những lời nói làm phật lòng nhiều người chạy trốn cộng sản thì đám ma
các ông chắc phải linh đình ở Hoa Kỳ và được nhiều người thương tiếc và ghi ơn
cho những đóng góp cho đất nước và âm nhạc.
Rất tiếc hai ông đã không làm như thế và chắc gì giờ này,
những người từng vồn vã đón hai ông hồi hương về Việt Nam như ông Phạm Thế
Duyệt, ủy viên Bộ Chính trị và chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam còn nhớ đến
cái ngày “quay về” lịch sử ấy, nói chi đến hàng thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn ?
Nhưng khi ông Sơn xỏ xiên người đi biểu tình chống chủ
tịch nhà nước Trương Tấn Sang ngày 25/07 (2013) trước Tòa Bạch Ốc “chỉ vì
đồng tiền” thì cũng chính cái ông Sơn này đã muối mặt khi nói với báo Thanh
Niên trong cuộc phỏng vấn ngày 30/4/2013 : “Năm 2012, lượng kiều hối gửi về
Việt Nam qua con đường chính thức đạt khoảng 10,5 tỉ USD, qua đường không chính
thức ước khoảng 1/3 số đó nữa, rồi hơn 6 tỉ USD đầu tư vào các dự án trong
nước… Như vậy ước tính nguồn lực kiều bào đạt tới 20 tỉ USD/năm, tương đương
1/5 GDP cả nước, bằng cả hợp tác thương mại của ta với EU”.
Như vậy thì “Việt kiều” giàu cũng cần đi biểu tình để
kiếm tí tiền còm hay ông Nguyễn Thanh Sơn đã nhìn gà ra cáo đến mất khôn ?
Phạm Trần (07/013)
No comments:
Post a Comment