Saturday, 3 August 2013

[VỤ SNOWDEN] NHỮNG VÀNH TAI NỔI GIẬN (Nguyễn Quang)




Nguyễn Quang
Cập nhật lần cuối 02/08/2013

Vụ Snowden. Từ mạng lưới ECHELON đến chương trình PRISM. An ninh quốc gia và các quyền công dân.

*

NHỮNG VÀNH TAI NỔI GIẬN
Nguyễn Quang

Vành tai đây không phải là đôi tai vểnh của tổng thống Barack Obama (mà chính đương sự cũng vẫn thường mang ra tự giễu mình) mà là hệ thống tình báo điện tử mà cơ quan NSA Hoa Kì (Cục An ninh Quốc gia) đã triển khai một cách có hệ thống trên toàn thế giới, nhất là chuyện chương trình Prism (Lăng kính, mã số chính thức là chương trình US-984XN) mà chuyên viên tin học Edward Snowden mới tiết lộ cho báo chí. Trong khi vụ xìcăngđan này đang lắng chìm trong cái nóng của mùa hè, có lẽ cũng nên xem xét thực chất vụ việc này. Vì nó đặt ra một cách hai năm rõ mười vấn đề cân bằng, trong một chính thể dân chủ, giữa lãnh vực công cộng và lãnh vực riêng tư, giữa các quyền của công dân và quyền hành của Nhà nước, mà nhiệm vụ chính là bảo vệ dân quyền.

NSA, Echelon, Prism

Trong ba cơ quan tình báo của nước Mĩ – FBI, CIA, NSA – thì cơ quan sau cùng (sinh sau đẻ muộn) ít được biết nhất. Kín đáo đến mức ba chữ cái NSA (National Security Agency / Cục An ninh Quốc gia) thường được gọi chệch là « Never Say Anything » (Câm Như Hến) hay « No Such Agency » (Làm Gì Có). NSA được tổng thống Truman thành lập trong thập niên 1950 để nghe, chặn và giải mã những trao đổi (vô tuyến và điện thoại) của đối phương. Khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, nó bị đưa ra rìa, nhưng sau sự kiện 11 tháng Chín, nó giành lại thế thượng phong nhờ cuộc « chiến tranh chống khủng bố ». Phạm vi hoạt động điều tra của nó được mở rộng bởi « đạo luật Ái quốc » năm 2001 (xem chi tiết ở dưới), đồng thời nó được cung cấp những phương tiện khổng lồ để thực hiện nhiệm vụ chính thức là giám sát điện tử bốn phương tám hướng (điện thoại di động, điện thoại vệ tinh, nhắn tin internet). Xin đơn cử vài con số : Bộ tư lệnh của NSA ở Fort Meade (Maryland) đồ sộ không thua Lầu năm góc của Bộ quốc phòng, với 1 300 tòa nhà, nơi làm việc của hơn 20 000 nhân viên ; trung tâm đang xây dựng của NSA ở Bluffdale (bang Utah), với danh nghĩa chính thức là « hạ tầng cơ sở tương tế », nhằm tập hợp và xử lý thông tin của 7 đơn vị chuyên biệt đặt rải rác trên lãnh thổ Bắc Mĩ, sẽ là một pháo đài diện tích tổng cộng 130 000 m2, trong đó 10 000 m2 dùng để đặt hệ thống máy tính siêu đại – riêng bộ máy tính này tiêu thụ điện tương đương với mức tiêu thụ của một thành phố 30 000 cư dân, và có thể lưu trữ 5 zettaoctet dữ liệu (tức là 5 tỉ gigaoctet, tương đương với dung lượng của 250 tỉ đĩa DVD), nghĩa là có thể lưu trữ hơn một thế kỉ lưu lượng viễn thông toàn cầu (tính theo nhịp độ hiện thời). Tất nhiên, nếu chỉ ghi chép vào bộ nhớ cả một thế kỉ thông tin « thô », thì làm sao các « sĩ quan cơ yếu » của NSA có thể khai thác và xử lí được. Cho nên, bộ nhớ khổng lồ này đã được thiết kế để lưu trữ những dữ liệu đã được chọn lọc, định hướng thông qua một tập hợp những « từ khóa », nhờ đó các dữ liệu được sắp xếp một cách nhất quán : ngôn ngữ toán học gọi đó là một « hệ thống xạ ảnh ». Vậy là chương trình tình báo điện tử của NSA không phải là chồng chất thông tin như một kho chứa đồ cổ, nó thật sự là một công trình khoa học, hệ thống, « phủ sóng » toàn bộ hành tinh, mỗi ngày « nắm bắt » 1,7 tỉ tư liệu. Nhờ sự tiết lộ của « những người báo động » (xem ở dưới), công chúng mới được nghe nói tới ít nhất hai chương trình : Echelon (Cấp bậc) và Prism (Lăng kính).

* Mạng lưới Echelon do nhà báo Duncan Campbell (người Scotland) tiết lộ vào năm 1988. Nó đã được triển khai từ những năm đầu của Chiến tranh lạnh, khi năm nước thuộc « thế giới Anh-Mỹ » (Hoa Kì, Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand), trong khuôn khổ hiệp ước UKUSA, quyết định thành lập một hệ thống ngăn chặn (nôm na là nghe trộm) những trao đổi công cộng hay riêng tư (tên chính thức là SIGINT). Chủ yếu đây là một mạng lưới toàn cầu, bao gồm những trung tâm nghe lén đặt tại năm nước, và những trạm nghe lén đặt tại đại sứ quán của năm nước ấy ở các nước khác, sau đó, nhờ những tiến bộ kĩ thuật mới, là những vệ tinh nhân tạo và cả những tàu ngầm có thể nghe lén những đường dây cáp viễn thông đặt ở dưới đáy biển. Echelon là điển hình hoàn chỉnh các phương pháp của NSA : « ghi chép các bản viễn sao, những cuộc điện đàm, thư tín điện tử, và nhờ mạng lưới máy tính cực mạnh, có thể chọn lọc các văn bản thông qua những từ khóa, và những bản ghi âm lời nói thông qua âm điệu » (Wikipédia). Khi các cuộc thương lượng nhằm chuyển GATT thành WTO, cũng nhà báo Campbell nói trên đã trao cho Nghị viện Châu Âu một bản báo cáo trong đó ông nêu rõ nguy cơ là Echelon (mà nhiệm vụ là tình báo quốc phòng) sẽ bị sử dụng trong lãnh vực tình báo kinh tế. Y như rằng, điều này đã xảy ra : Wikipédia đã liệt kê những vụ việc, từ 1994 đến 2002, mà nhờ Echelon, Hoa Kì đã giành được ưu thế trong các hợp đồng thương mại (công nghệ hàng không, chế tạo vũ khí) và trong các cuộc thương lượng quốc tế (GATT).

* Chương trình Prism (Lăng kính), mà Snowden đã tố giác trên mặt báo GuardianWashington Post hồi tháng sáu vừa qua, nhằm mở rộng phạm vi dọ thám của Echelon ra toàn bộ xã hội dân sự. Kích thước tiểu thuyết « 1984 » của Orwell trong hoạt động Prism đồng thời với những tố cáo của báo Der Spiegel về việc NSA do thám cả những cơ quan « đồng minh » Âu Châu khiến cho các nước Âu Châu đồng thanh phản đối. Nhưng phải nói là, trong chuyện này, chính quyền và công luận Châu Âu đều chóng quên. Vì từ khi chương trình Echelon bị tiết lộ, người ta đều biết rằng Chú Sam vẫn vểnh tai nghe lóm cơ quan đại diện ngoại giao Âu Châu trên lãnh thổ Mĩ (các sứ quán cũng như cơ quan đại điện của các nước Châu Âu tại Liên Hợp Quốc) và các định chế Châu Âu ở chính Châu Âu (trụ sở Hội đồng Liên hiệp Châu Âu, bộ tư lệnh NATO). Đó là không nói tới Anh, « con ngựa thành Troy » của chú Sam : chính GCH (cơ quan của Anh, tương đương với NSA) khoe đã nghe được hội nghị thượng đỉnh G20 họp năm 2009 tại London ; còn Desmond Perkins, người Anh, sếp phòng giải mã của Ủy ban Châu Âu, năm 2001 đã trao toàn bộ hệ thống cho NSA « để kiểm nghiệm », mà không hề bị khiển trách… Prism là hóa thân của « chương trình chống khủng bố » thành lập sau vụ 11-9, rồi được « tân trang » đôi chút cho « hợp hiến ». Prism được chính thức hóa năm 2007 dưới thời Bush, đến năm 2009 được Obama tiếp tục tiến hành. Nhiệm vụ của nó là thu thập thông tin tình báo thông qua mạng internet và những nhà cung cấp dịch vụ điện tử. Thực chất công việc này là một « đặc vụ tận nguồn », bởi vì muốn « nắm bắt » thư tín điện tử, trao đổi điện thoại, SMS, diện mạo cá nhân, dữ liệu định vị…, thì Prism phải dựa vào nguồn ngoài, tức là 10 công ti đầu sỏ của nền kinh tế số (Apple, AOL, Dropbox, Facebook, Google, You Tube, Microsoft, Skype, Paltalk, Yahoo !) và Verizon, công ti khổng lồ về điện thoại viễn liên. Dựa vào những tư liệu do Snowden cung cấp, một vài nhà phân tích cho rằng con số những công ti tư nhân đã hợp tác với chương trình Prism lên tới bốn chục.

« Đạo luật Ái quốc » và những « người báo động »

Vụ bê bối Echelon và Prism đặt ra những vấn đề chính trị và đạo lí đáng chú ý ở nhiều cấp độ khác nhau :

* Ở cấp độ tương quan lực lượng, nó lột trần quan niệm của Hoa Kì về những liên minh gọi là « lịch sử » : mặc dầu các nước thuộc thế giới Anh-Mỹ (tham gia UKUSA) được coi là « đáng tin cậy » -- Anh đã chẳng được xếp là bang thứ 51 của liên bang đó sao ? – nhưng vẫn bị NSA đối xử như là những « đối tác hạng nhì » ; khoảng ba mươi nước khác, trong đó có tất cả các đồng minh Châu Âu, được xếp là « đối tác hạng ba » và « có thể xâm nhập » ; riêng nước Đức (chắc do quá khứ cộng sản của bộ phận Đông Đức), một nước tự nhận là đồng minh trung thành nhất của Hoa Kì, đã được NSA đặc biệt chiếu cố ; mỗi ngày được « nắm bắt » về điện tử 15 triệu lần, trong khi nước Pháp « chỉ » bị 2 triệu lần thôi. Khi giới cầm quyền Châu Âu công phẫn phản đối, đòi hỏi giải thích, đe dọa trả đũa (chẳng hạn như trì hoãn cuộc đàm phán về tự do mậu dịch), thì tân ngoại trưởng John Kerry chỉ cần tỉnh bơ trả lời : « Tôi xin nói là nước nào cũng thế thôi, đã tham gia vào bang giao quốc tế, thì muốn bảo vệ an ninh quốc gia, tất phải tiến hành đủ loại hoạt động để tự vệ, và các hoạt động này cần có đủ loại thông tin » (tuyên bố tại Brunei ngày 2.7.2013). Lại còn bồi thêm một câu : « Tôi biết rất rõ là đối với nhiều nước, điều này chẳng có gì lạ ». Thật vậy : bản thân nước Pháp cũng có một chương trình « Frenchechelon » tí hon, và công ti Amesys, chi nhánh của Bull, dường như đã cung cấp cho chế độ Kadhafi những thiết bị điện tử để theo dõi phe đối lập Lybia ; còn cơ quan mật vụ Đức (BND) thì có tin là ngay từ năm 2011, họ đã nghe nói tới Prism, thậm chí họ đã có dịp nhờ vả chương trình này nữa kìa… Thật ra, trong lãnh vực tình báo, làm gì còn đồng minh, bạn hay thù, chỉ có tương quan lực lượng. Điều đó, các nhà lãnh đạo Châu Âu biết lắm chứ, xem như họ cam phận « thằng lùn chính trị » của Châu Âu. Tính chất giả đạo đức của những lời phản đối ầm ĩ càng biểu lộ khi các vị nhất trí từ chối không cho Snowden tị nạn chính trị. Xuất sắc hơn nữa, nước Pháp còn cấm cả phi cơ của tổng thống Bolivia (Morales) bay qua không phận chỉ vì nghi ngờ rằng chuyên cơ này muốn giải thoát Snowden từ phi trường Moskva.

* Ngay sau sự kiện 11-9, mấy ai đủ minh mẫn để nhận ra rằng thành công lớn của Al Quaeda không phải là đã đánh sập Tháp Đôi một cách hơn cả ngoạn mục, mà là nó đã đẩy lùi một cách âm hiểm pháp luật và các quyền tự do tại quốc gia dân chủ số một của phương Tây. Đứng về mặt pháp chế, đạo luật chống khủng bố mang tên « Luật Ái quốc » (thông qua và ban hành ngay từ tháng mười 2001) đã tăng cường mạnh mẽ quyền hành của các cục tình báo (FBI, CIA, NSA), cụ thể là « xóa bỏ sự phân biệt pháp lý giữa các cuộc điều tra của những cơ quan tình báo đối ngoại (CIA) và những cơ quan liên bang phụ trách điều tra tội phạm (FBI) ngay khi đối tượng điều tra là những phần tử khủng bố người nước ngoài » (Wikipédia). « Luật Ái quốc » đã cho phép chính quyền tránh né được Tu chính án thứ 4 mà mục đích là bảo vệ quyền riêng tư của công dân Hoa Kì. Theo người phát ngôn của Obama, « đã thiết lập được sự cân đối giữa lợi ích của an ninh quốc gia và sự bảo vệ cuộc sống riêng tư ». Vậy ta thử xem xét sự cân đối ấy thực sự ra sao. Trước tiên, như Michael Hayden, nguyên giám đốc CIA và NSA, đã huỵch toẹt nhắc lại, « tu chính án thứ 4 không phải là một hiệp ước quốc tế », do đó chỉ áp dụng cho công dân Mĩ mà thôi. Hệ quả là, về mặt « pháp lý », Hoa Kì có « quyền » do thám toàn bộ thế giới, kể cả các nước đồng minh. Còn việc chương trình Prism « nghe trộm » ngay trên lãnh thổ Hoa Kì, một tòa án liên bang gọi là tòa án FISA (lấy tên từ đạo luật về Giám sát Tình báo Đối ngoại / Foreign Intelligence Surveillance Act) đã thừa nhận việc này là phù hợp với hiến pháp – xem trên. Nhưng bản thân tòa án FISA lại là một cơ chế bất bình thường, con đẻ của Chiến tranh lạnh, như Giáo sư luật khoa Theodore Rutger (Trường đại học Pennsylvania) đã chỉ rõ (xem báo Libération, ngày 14.7.2013). « Sự bất bình thường xuyên suốt sự vận hành của tòa án này : trái nghịch với nguyên tắc cơ bản của luật pháp Hoa Kì là những phát biểu ở tòa án phải được công bố, thì ở đây, tòa án xét xử trong vòng bí mật, vì liên quan tới tình báo ». Một tòa án bình thường bao giờ cũng lắng nghe luận cứ của đôi bên, ở đây chỉ có một bên được trình bày luận điểm của mình, là chính phủ. « Cuối cùng, tất cả 11 thẩm phán của Tòa án FISA, mà nhiệm kì là 7 năm, đều do một người duy nhất bổ nhiệm, đó là thẩm phán trưởng Hoa Kì, chức vị tối cao của hệ thống tư pháp liên bang. Không có gì ngăn cấm ông ta bổ nhiệm toàn những người cùng quan điểm. Và không ai có quyền xía vào chuyện này » (hiện thời, trong 11 thẩm phán, thì 10 người là đảng viên Đảng cộng hòa). (Tệ) Hơn nữa, năm 2007, Quốc hội Mĩ đã thông qua một tu chính án, làm thay đổi hẳn chức năng của Tòa án FISA : « Tòa FISA không còn phải chuẩn y đơn xin theo dõi một cá nhân, mà chỉ việc thông qua những chỉ thị cho phép NSA truy cập những trạm dịch vụ tin học, những dữ liệu điện thoại… Chỉ có một việc thôi : nhận định là thích đáng hay không, việc nghe lén liên quan tới những ngoại nhân sống ở ngoài nước Mỹ, và những thông tin thu thập được có « thích đáng » hay không. Bất kể có liên quan tới nguy cơ khủng bố gì nữa ». Theo báo New York Times, nội trong năm 2012, tòa FISA đã chuẩn y 1800 sắc lệnh theo dõi theo yêu cầu của hành pháp.

* Một khi mà pháp luật thoái bộ, thì các quyền tự do, dù là tự do công cộng hay tự do riêng tư, cũng lùi bước. NSA tất nhiên không phải là « Big Brother » (Anh Cả) trong tiểu thuyết của Orwell, và 2013 không phải là « 1984 », người công dân bình thường có thể tự nhủ là mình có thể ngủ yên, mũ ni che tai, mặc cho Prism vểnh tai nghe ngóng. Nhưng khốn nỗi, thế nào là « bình thường ». Ta hãy nghe Snowden cảnh báo : « Cho dù anh chẳng làm gì nghiêm trọng cả, nhưng anh vẫn bị theo dõi, vẫn bị ghi âm. Và tới khi anh dính dấp vào một nghi vấn nào đó, thì họ có thể đi ngược dòng thời gian, soi mói mọi quyết định trước đây của anh, xem anh đã bàn luận gì với bạn bè anh, và dựa vào đó mà đập anh ». Chúng ta chỉ có thể nhận thức được mối nguy này khi đo lường được cả một hệ thống tổng thể cho phép bộ máy tình báo điện tử thâm nhập vào lãnh vực đời tư của mọi người. Chúng tôi muốn nói tới những công ti khổng lồ quản lý các « mạng xã hội », những « trang trại dữ liệu tích tụ những khối lượng thông tin to lớn như những dãy núi Hi Mã Lạp Sơn về các cư dân mạng, các công ti đó tàng trữ và khai thác những thông tin riêng tư của khách hàng với mục đích kinh doanh » *. Các cơ quan tình báo chỉ cần vào đây đi chợ. Đối với các hệ thống nhắn tin, như báo Guardian vừa tiết lộ, NSA đã có một chương trình chuyên biệt XKeystore, với « hệ thống xạ ảnh » quét rộng tới mức không cần « căn cước rõ ràng » (thí dụ : địa chỉ email) cũng tìm ra nhân thân người gửi tin nhắn, và nghiêm trọng hơn cả, các nhân viên phân tích của NSA có thể lục lọi mà không cần được phép trước. Đối với các mạng xã hội, có lẽ ít ai biết rằng Facebook (ra đời năm 2005-2006), theo Guardian, đã khởi nghiệp với sự tài trợ (khoảng 40 triệu đôla) của CIA thông qua một công ti « ma » mang tên In-Q-Tel, và đến cuối năm 2012, Facebook « khoe có thể nhận dạng 500 khuôn mặt nhờ chương trình xử lý liên tục hàng tỉ tấm ảnh mà cư dân mạng đã lưu trữ hay chuyển tải cho nhau trên mạng, một bộ hồ sơ nhân trắc học về dân cư của hàng chục quốc gia, mà không có cơ quan công an và tình báo nước nào không thèm muốn » (sách đã dẫn). Có lẽ « phức hợp quân sự - công nghiệp » con đẻ của chiến tranh lạnh đang có một phức hợp đàn em, ra đời trong « chiến tranh chống khủng bố », đang đợi người nào đặt tên cúng cơm cho nó. Các doanh nghiệp tư (bên trong cũng như ở ngoài mạng internet) đều không muốn gì hơn là cộng tác với các cơ quan tình báo, một mặt vì nhờ tu chính án FISA, họ không còn sợ bị truy tố, mặt khác đây là một thị trường béo bở.

Người ta ước tính rằng NSA thực hiện nhiều công đoạn (chiếm khoảng 70% ngân sách) thông qua hợp đồng kí kết với hơn 1 900 doanh nghiệp gia công – trong đó phải kể Booz Allen Hamilton (là nơi Snowden gần đây còn làm tư vấn), riêng công ti này có tới 25 000 nhân viên.

* Trong cuộc « chiến tranh chống khủng bố », cả vấn đề là làm sao tạo dựng được sự cân bằng giữa yêu cầu bảo vệ công dân và những phương pháp nhòm ngó của Nhà nước. Mối quan hệ giữa một bên là các quyền công dân và bên kia là quyền hành Nhà nước (là người bảo hộ quyền công dân) là một bài toán cổ xưa, không thể giải quyết bằng ý thức hệ trắng đen lưỡng phân cứng nhắc, với những luận điểm mà ta thường nghe trong cuộc tranh luận về những « người báo động » : đối với người này, đó là những « hiệp sĩ trung trinh », anh hùng thời đại, đối với người nọ đó là những tên phản bội, bất khả dung thứ. Hiện tượng « người báo động » là một đặc sản của các chính thể dân chủ Tây phương, đặc biệt là nền dân chủ Mỹ. Nó hoàn toàn xa lạ đối với những chế độ độc tài. Không thể nào liệt kê danh sách toàn bộ những « người báo động » mà Snowden là hậu duệ, nhưng xin đơn cử : Daniel Ellsberg mà « Hồ sơ Lầu năm góc » đã lập lại sự thật về « sự kiện Vịnh Bắc Bộ » (mà chính quyền Johnson đã vin vào đó để leo thang chiến tranh ở Việt Nam) ; nhân vật « Deep Throat » (Cuống họng sâu thẳm) đã tiết lộ vụ bê bối Watergate khiến cho Nixon cuối cùng phải từ chức ; và gần đây là quân nhân Bradley Manning, người đã chuyển 700 000 tài liệu mật cho mạng Wikileaks để tố cáo những bạo hành của quân đội Mỹ tại Irak và Afghanistan ; Hervé Falciani, nhân viên tin học của ngân hàng HSBC, người đã phát tán 130 000 hồ sơ trốn thuế. Mạc dầu một số cơ quan chính thức (báo cáo viên đặc biệt của LHQ, của Tổ chức vì An ninh và Hợp tác ở Châu Âu, của Tổ chức các nước Châu Mỹ năm 2004 ; Nghị viện Hội đồng Châu Âu năm 2010) đã tìm cách thông qua một quy chế nhằm bảo vệ « những người báo động trong các lãnh vực công cộng và riêng tư, kể cả những quân nhân và nhân viên cơ quan tình báo », những « người báo động » đã trải qua những thăng trầm đa dạng : Ellsberg cuối cùng năm 2006 đã được trao giải Nobel « thay thế », còn Manning đang đứng trước tòa và có thể bị kết án tù chung thân ; Falciani bị tư pháp Thụy Sĩ truy nã nhưng được Bộ nội vụ Pháp bảo hộ ; còn Snowden sau mấy ngày ở Hương Cảng và mấy tuần liền phải ở trong khu vực quá cảnh của phi trường Moskva, nay vừa được Nga nhận cho tị nạn tạm thời… Các nước độc tài thường hay tìm cách triệt hạ uy tín của « người báo động » bằng cách soi mói động cơ hành động của họ, và cũng phải nói là đó cũng là chỗ yếu cuả một vài người : Falciani trước tiên đã tìm cách rao bán hồ sơ ; Snowden cũng đi theo một con đường ngoắt ngoéo, khởi đầu là xin gia nhập lực lượng đặc biệt, rồi làm thuê tạm thời cho CIA, cho NSA, trước khi làm tham vấn « mà chẳng làm gì đáng kể » cho công ti Booz Allen Hamilton với mức lương 200 000 USD/năm… Dù sao đi nữa thì cuối cùng, đơn thân độc mã, họ đã quyết định hành động theo niềm tin của mình, chấp nhận đứt đoạn con đường tiến thân và hy sinh tự do của mình. Khi mà Snowden tự nhận « tôi không phải là kẻ phản quốc và cũng chẳng phải là anh hùng, tôi chỉ là một người Mỹ », đó là lời ca ngợi tốt đẹp nhất đối với nền dân chủ Hoa Kỳ chứ sao ?

Nguyễn Quang

Kiến Văn dịch từ bản tiếng Pháp


** Franck Leroy : Réseaux sociaux et cie. Le commerce des données personnelles (Các mạng xã hội & Cti. Buôn bán các dữ liệu cá nhân), nhà xuất bản Actes Sud, 2013.


Nguyễn Quang
cập nhật lần cuối 02/08/2013

L'affaire Snowden. De l'hypocrisie des protestations officielles au vrai problème : équilibre entre sphère privée et sphère publique, entre les droits du citoyen et les prérogatives de l'Etat censé de les protéger.

*

LES OREILLES DE LA COLERE
NGUYỄN QUANG

Il ne s’agit pas ici des grandes oreilles de Barack Obama (dont le président américain lui-même se moque plus souvent qu’à son tour), mais de l’espionnage électronique systématique pratiqué par la National Security Agency américaine à l’échelle mondiale, notamment du programme Prism (officiellement US-984XN) récemment révélé à la presse par un consultant extérieur de la NSA, l’informaticien Edward Snowden. Alors que le scandale Prism semble en passe de s’enliser dans la torpeur estivale, il n’est peut-être pas inutile de revenir sur une affaire qui pose de façon spectaculaire le problème de l’équilibre à maintenir, dans un régime démocratique, entre espace public et sphère privée, entre les droits du citoyen et les prérogatives de l’Etat qui est censé les garantir.

NSA, Echelon, Prism

Des trois composantes du renseignement américain – FBI, CIA, NSA – la troisième et dernière-née est certainement la moins bien connue. Si discrète que ses initiales ont donné naissance à des sobriquets tels que « Never Say Anything » (la Grande Muette) ou « No Such Agency » (l’Agence qui n’existe pas). Créée dans les années 50 par le président Truman pour écouter, intercepter et décrypter les communications (radio et téléphone) du camp adverse, la NSA a été marginalisée par la fin de la guerre froide, avant de rebondir avec les attentats du 11 Septembre et la « guerre contre le terrorisme ». En même temps que son champ d’investigation a été élargi par le « Patriot Act » de 2001 (voir les détails ci-après), elle s’est vu octroyer des moyens colossaux pour mener à bien sa mission officielle de surveillance électronique tous azimuts (téléphonie mobile, téléphonie satellitaire, messageries internet). Quelques chiffres : le QG de la NSA à Fort Meade (Maryland), aussi grand que le Pentagone, regroupe 1 300 bâtiments où travaillent plus de 20 000 agents ; en cours d’achèvement, son centre de Bluffdale dans l’Utah (officiellement son « infrastructure de mutualisation »), destiné à collationner et traiter les informations de ses sept unités spécialisées dispersées sur le territoire américain, sera une forteresse de 130 000 m2, dont 10 000 m2 réservés à une batterie de super-ordinateurs qui consommeront autant d’électricité qu’une ville de 30 000 habitants et pourront stocker 5 zettaoctets de données, soit 5 000 milliards de gigaoctets, soit l’équivalent de 250 milliards de DVD, soit encore l’équivalent de plus d’un siècle (au rythme actuel) de télécommunications mondiales. Mais évidemment, même s’ils voulaient mettre en mémoire un siècle d’informations brutes, les « officiers du chiffre » de la NSA seraient dans l’incapacité absolue de les exploiter telles quelles . Ce qui est recueilli dans la masse informe des « métadonnées », ce sont des données filtrées, orientées par un ensemble déterminé de mots-clés qui leur donne une cohérence, ce qu’on appelle en mathématiques un « système projectif ». Donc, loin de relever d’une simple collecte maniaque, les programmes d’espionnage électronique de la NSA s’apparentent au contraire à une entreprise scientifique et systématique à l’échelle de la planète – de l’ordre de 1,7 milliards de « captations » par jour. Grâce aux « lanceurs d’alerte » (voir ci-dessous), le grand public a eu vent d’au moins deux de ces programmes : Echelon, puis Prism.

* Dévoilée en 1988 par le journaliste écossais Duncan Campbell, l’existence du réseau Echelon remonte en fait aux premières années de la guerre froide, quand, dans le cadre du traité dit UKUSA , cinq pays de la sphère anglo-saxonne (Etats-Unis, Royaume-Uni, Canada, Australie, Nouvelle-Zélande) décident de mettre sur pied un système mondial d’interception des communications publiques et privées (officiellement SIGINT), essentiellement un réseau global de grandes bases d’écoutes installées dans les cinq pays signataires, épaulées par des petites stations d’interception logées dans des ambassades, puis, les progrès techniques aidant, complétées par des satellites artificiels et même par des sous-marins capables d’écouter les câbles de télécommunications au fond des océans. Illustration parfaite des méthodes de la NSA, Echelon « intercepte les télécopies, les communications téléphoniques, les courriels et, grâce à un puissant réseau d’ordinateurs, est capable de trier en fonction de certains termes les communications écrites et, à partir de l’intonation de la voix, les communications orales » (Wikipédia). A l’ouverture en 1994 des négociations de passage du GATT à l’OMC, le même journaliste Campbell a remis au Parlement européen un rapport dénonçant le danger que l’usage d’Echelon soit détourné, de la défense nationale vers l’espionnage économique. Ce qui n’a pas manqué de se produire, comme en atteste la liste édifiante, dressée par Wikipédia de 1994 à 2002, d’avantages significatifs obtenus par les Américains grâce à Echelon, pour des contrats commerciaux (aéronautique, armement) ou dans des négociations internationales (GATT).

* Le programme Prism, révélé par Snowden en Juin de cette année au Guardian et au Washington Post, vise rien moins qu’à étendre Echelon à l’ensemble de la société civile. La dimension orwellienne de l’entreprise, et la dénonciation concomitante par Der Spiegel de l’espionnage exercé par la NSA à l’encontre d’organismes officiels d’ « alliés » européens, ont soulevé un tollé général dans les pays concernés. Mais en l’occurrence, l’opinion comme les chancelleries ont la mémoire courte. Depuis au moins le dévoilement d’Echelon, il était de notoriété publique que les grandes oreilles de l’Oncle Sam surveillaient à la fois les représentations diplomatiques européennes sur le sol américain (dans les ambassades, mais aussi à l’ONU) et les institutions européennes sur leur propre sol (le siège du conseil de l’UE, le QG de l’OTAN). Et l’on ne parle même pas ici du « cheval de Troie » britannique : le GCH (Government Communications Headquarters, le pendant britannique de la NSA) s’est pratiquement vanté d’avoir espionné le sommet du G20 à Londres en 2009 ; Desmond Perkins, le chef (britannique) du bureau chargé du décryptage des communications au sein de l’exécutif européen, a transmis en 2001 tous ses systèmes à la NSA « à fin de vérifications », et ceci en toute impunité… etc. Quant à Prism proprement dit, c’est un avatar d’un « programme de surveillance terroriste » créé après le 11 Septembre et retoqué pour des raisons constitutionnelles. Officialisé en 2007 sous la présidence Bush, reconduit par Obama en 2009, sa mission est la collecte de renseignements à partir d’Internet et d’autres fournisseurs de services électroniques. Par nature même, il s’agit donc d’une « Special Source Operation », car pour « capter » les courriels, les échanges téléphoniques, les SMS, les empreintes faciales, les données de géolocalisation etc., Prism doit s’appuyer sur des sources extérieures, ici le Top Ten de l’économie numérique (Apple, AOL, Dropbox, Facebook, Google, You Tube, Microsoft, Skype, Paltalk, Yahoo !) ainsi qu’un géant de la téléphonie, Verizon. En se basant sur les documents fournis par Snowden, certains analystes estiment même à une quarantaine le nombre de compagnies privées collaborant au seul programme Prism.

« Patriot Act » et « lanceurs d’alerte »

Les scandales d’Echelon et Prism soulèvent, à plusieurs niveaux différents, un certain nombre de questions politiques et éthiques qui ne manquent pas d’intérêt :

* Au niveau du rapport de forces, ils révèlent sans aucune ambiguïté la conception américaine des alliances dites « historiques » : bien que les pays de la sphère anglo-saxonne (adhérant à l’UKUSA), soient considérés comme fiables, le Royaume-Uni faisant même figure de 51ème Etat de l’Union, ils n’en sont pas moins qualifiés par la NSA de « partenaires de seconde classe » ; une trentaine d’autres pays, comprenant tous les alliés européens, émargent en « troisième classe » et « peuvent être attaqués » ; sans doute à cause du passé communiste de la RDA, l’Allemagne, qui se proclame pourtant le plus fidèle allié des Etats-Unis, a droit à une attention particulière, avec en moyenne 15 millions de « captations » électroniques quotidiennes contre « seulement » 2 millions à la France. Aux protestations indignées des gouvernants européens, aux demandes véhémentes d’explications, aux menaces de rétorsion (comme par exemple la suspension des négociations de libre échange), le nouveau secrétaire d’Etat, John Kerry, s’est contenté de rétorquer, impavide : « Je dirais que chaque pays du monde qui est impliqué dans des affaires internationales et tient à sa sécurité nationale a recours à de nombreuses activités pour se protéger, et toutes sortes d’informations y contribuent » (à Brunei, le 2 Juillet). Et d’enfoncer le clou : « Tout ce que je sais, c’est que ça n’a rien d’inhabituel pour de nombreux pays ». Effectivement : la France elle-même dispose d’un mini « Frenchechelon », et le groupe Amesys, filiale de Bull, aurait fourni à l’ancien régime du colonel Kadhafi un système de surveillance électronique des opposants ; les services secrets allemands (le BND) sont soupçonnés d’avoir eu vent de Prism dès 2011,  et même d’y avoir eu recours ponctuellement… De fait, en matière de renseignement, il n’y a plus d’allié ni d’ami, seul compte le rapport de forces. Les dirigeants européens le savent parfaitement, qui semblent s’être résignés à ce que l’Europe demeure un « nain politique ». On mesurera d’autant mieux l’hypocrisie de leurs réactions surjouées à leur refus unanime d’accorder l’asile politique à Snowden. La France s’est même distinguée en interdisant l’accès de son espace aérien à l’avion du président bolivien Moralès, soupçonné d’essayer d’exfiltrer le fugitif depuis l’aéroport de Moscou.

* Au lendemain des attentats du 11 Septembre, bien lucide qui aurait su voir que le véritable succès d’Al Quaeda n’était pas la spectaculaire destruction des Twin Towers, mais que ce serait l’insidieux recul du droit et des libertés dans la première démocratie occidentale. Au plan du droit, la loi anti-terroriste « Patriot Act », votée et promulguée dès Octobre 2001, a renforcé considérablement les pouvoirs des différentes agences gouvernementales américaines (FBI, CIA, NSA), en particulier « en effaçant la distinction juridique entre les enquêtes effectuées par les services de renseignement extérieur (CIA) et les agences fédérales responsables des enquêtes criminelles (FBI) dès lors qu’elles impliquent des terroristes étrangers » (Wikipédia). C’est le Patriot Act qui a permis notamment à l’administration de contourner le 4ème amendement, qui protège en principe le droit à la vie privée des citoyens américains. Selon le porte-parole d’Obama, « un bon équilibre a été trouvé entre nos intérêts de sécurité nationale et la protection de la vie privée », mais voyons de près en quoi consiste ce prétendu équilibre. D’abord, comme l’a rappelé brutalement Michael Hayden, ancien directeur de la CIA et de la NSA, « le 4ème amendement n’est pas un traité international » et donc s’applique exclusivement aux citoyens américains. Il s’ensuit que, du point de vue juridique, les E-U sont parfaitement fondés à espionner le reste du monde, y compris leurs alliés. Ensuite, dans le cas spécifique des « captations » de Prism sur le territoire américain, si leur conformité constitutionnelle – voir plus haut – a été reconnue par la cour de justice fédérale dite Fisa (car issue du Foreign Intelligence Surveillance Act de 1978), ladite cour est une anomalie héritée de la guerre froide, comme le souligne Theodore Rutger, professeur de droit à l’université de Pennsylvanie (cité dans Libération du 14 Juillet). « Tout est inhabituel dans son fonctionnement : contrairement au principe de base du droit américain qui est de rendre public ce qui se dit dans une cour, celle-ci est secrète, ce qui est bien sûr lié au fait qu’elle se préoccupe d’espionnage ». Alors qu’une cour classique va entendre les arguments de deux parties, ici, seul le gouvernement présente sa version des faits. « Enfin, les 11 juges qui siègent à la Fisa sont nommés pour 7 ans par une seule et même personne, le juge en chef des E-U, le plus haut magistrat du système judiciaire fédéral. Rien ne dit qu’il ne va pas choisir des gens qui partagent son point de vue. Là encore, personne n’a un droit de regard » (actuellement, 10 des 11 juges nommés sont républicains). Mieux (ou pire), un amendement voté par le Congrès en 2007 a changé drastiquement le rôle même de la cour Fisa : « Elle ne sert plus à approuver des requêtes visant à surveiller un individu, mais à signer des directives permettant à la NSA d’avoir accès à des serveurs informatiques, des données téléphoniques… Elle n’a qu’une chose à faire : dire si elle estime raisonnable que les communications surveillées incluent des étrangers ne vivant pas sur le sol américain, et que les informations collectées sont « pertinentes ». Il n’y a même plus besoin d’identifier une menace terroriste ». Selon le New York Times, la Fisa a ainsi signé l’an dernier près de 1800 décrets relatifs à la surveillance présentés par l’exécutif.

* Quand le droit régresse, ce sont aussi les libertés qui reculent, qu’elles soient publiques ou privées. Bien entendu, la NSA n’est pas Big Brother, pas plus que 2013 n’est le 1984 d’Orwell, et le citoyen lambda est fondé à se dire qu’il peut dormir sur ses deux oreilles malgré les grandes oreilles de Prism. Mais que signifie « lambda », voilà le hic. Qu’on écoute la mise en garde de Snowden : « Même si vous ne faites rien de grave, vous êtes surveillé et enregistré. Vous n’avez qu’à susciter une vague suspicion, et ils peuvent remonter le temps, scruter toutes les décisions que vous avez prises, tous les amis avec qui vous avez discuté, et vous attaquer sur cette base ». Mais on ne peut vraiment prendre conscience du danger qu’en prenant la mesure de l’ensemble systémique qui a permis l’intrusion de l’espionnage électronique dans la sphère privée. On parle ici, bien sûr, des géants du Net et des réseaux dits sociaux, ces « fermes de données qui engrangent des quantités himalayesques d’informations sur les internautes (et dont) le business repose quasi exclusivement sur la collecte et l’exploitation des données privées de leurs utilisateurs » *. Les services de renseignement n’ont plus qu’à y venir faire leurs emplettes. Pour les messageries, comme vient de le révéler le Guardian, la NSA dispose du programme spécialisé XKeyscore, dont le « système projectif » ratisse suffisamment large pour pouvoir se passer « d’identifiant fort » (une adresse e-mail par exemple), et surtout, dont l’utilisation par les analystes n’est soumise à aucune autorisation préalable. Quant aux réseaux sociaux, se rend-t-on compte par exemple que Facebook, dont le démarrage en 2005-2006 aurait été, selon le Guardian, aidé financièrement (à hauteur de 40M$) par la CIA via une officine internet du nom de In-Q-Tel , que Facebook, donc, « revendiquait, fin 2012, détenir plus de 500M d’empreintes faciales identifiées issues du traitement en continu des milliards de photos déposées par les internautes de la planète (…), un fichier anthropométrique, couvrant des dizaines de pays, qui suscite la convoitise du monde de la surveillance et du renseignement. » (op. cit.). Peut-être que le « complexe militaro-industriel » de la guerre froide est en train de se doubler d’un complexe engendré par la « guerre contre le terrorisme » et pour lequel il faudrait trouver un nom de baptême. Les entreprises privées, à l’intérieur comme à l’extérieur du Net, sont d’autant plus enclines à collaborer avec les agences de renseignement que, d’une part l’amendement Fisa leur donne une immunité légale, d’autre part le marché est de taille.
On estime par exemple que la NSA externalise ses activités (à hauteur de 70% de son budget) auprès de plus de 1.900 sous-traitants – dont Booz Allen Hamilton, qui compte 25.000 employés à lui seul, et où Snowden était consultant jusqu’à une date récente.

* Dans la « guerre contre le terrorisme », s’il y a un équilibre à trouver, c’est bien entre la demande de protection des citoyens et les méthodes intrusives de l’Etat. La relation entre les droits du citoyen et les prérogatives de l’Etat qui les garantit est une problématique plus qu’ancienne, où ni l’idéologie manichéenne ni le raisonnement dichotomique ne sont de mise, comme en attestent les polémiques autour des « whistleblowers » : chevaliers blancs, héros des temps modernes pour les uns, « balances », traîtres ou pires encore pour les autres. Une spécificité des démocraties occidentales, plus particulièrement de la démocratie américaine, le phénomène des « lanceurs d’alerte » reste en tout cas incompréhensible aux régimes dictatoriaux. Sans prétendre à l’exhaustivité, citons, outre Snowden : Daniel Ellsberg, dont les « papiers du Pentagone » ont en particulier rétabli la vérité sur l’incident du golfe du Tonkin (le prétexte pris par les Américains pour intervenir au Viet Nam) ; la « gorge profonde » qui a révélé le scandale du Watergate qui a poussé Nixon à la démission ; plus récemment, le soldat Bradley Manning, qui a transmis 700 000 documents classifiés au site d’investigation Wikileaks pour dénoncer les exactions de l’armée américaine en Afghanistan et en Irak; Hervé Falciani, l’informaticien de la banque suisse HSBC qui a divulgué quelque 130.000 dossiers d’évadés fiscaux; et bien sûr, le dernier en date, Edward Snowden. Même si certains organismes officiels (les rapporteurs spéciaux des Nations Unies, de l’Organisation pour la Sécurité et la Coopération en Europe et de l’Organisation des Etats américains en 2004 ; l’Assemblée parlementaire du Conseil de l’Europe en 2010) ont tenté de faire adopter un statut protégeant « les donneurs d’alerte des secteurs à la fois public et privé, y compris les membres des forces armées et des services de renseignement », ceux-ci ont connu des fortunes diverses : alors qu’Ellsberg a reçu le prix Nobel alternatif en 2006, Manning passe actuellement en jugement et risque la prison à vie ; réclamé par la justice suisse, Falciani bénéficie d’une protection officielle du ministère de l’Intérieur français ; quant à Snowden, après un détour à Hong Kong, puis un confinement de plusieurs semaines dans la zone de transit de l’aéroport de Moscou, il vient juste de se voir accorder l’asile politique en Russie… Bien souvent, leurs détracteurs, en particulier dans les pays dictatoriaux, cherchent à rabaisser l’action des « whistleblowers » en dénigrant leurs motivations, et il faut bien reconnaître que certains de ceux-ci y ont prêté le flanc : Falciani a d’abord cherché à monnayer ses informations ; Snowden lui-même a suivi une trajectoire tortueuse, d’abord candidat aux forces spéciales américaines, puis intérimaire à la CIA puis à la NSA, ensuite consultant à 200.000$ par an chez Booz Allen Hamilton « en ne faisant pas grand-chose »… Il n’empêche que les uns et les autres ont décidé, seuls, de ruiner leur carrière et risquer leur liberté pour obéir à leurs convictions. Quand Snowden se présente « ni comme un traître ni comme un héros, juste un Américain », n’est-ce pas le plus bel hommage qu’il puisse rendre à la démocratie de son pays ?

Nguyễn Quang

*  Franck Leroy : Réseaux sociaux et Cie. Le commerce des données personnelles, éd. Actes Sud, 2013




No comments:

Post a Comment

View My Stats