Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-08-07
2013-08-07
Sự
hoạt động của các nhóm lợi ích trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội là
sự cấu kết giữa những chủ đầu tư với các quan chức trong bộ máy Đảng và
Nhà nước. Đây là nguyên nhân làm cho kinh tế đất nước suy kiệt. Sự thực
của vấn đề này đang diễn ra ở Việt Nam như thế nào, Anh Vũ phỏng vấn TS. Kinh
tế Phạm Chí Dũng.
Các
nhóm lợi ích
Anh
Vũ:
Thưa ông, lâu nay ta thấy cụm từ “nhóm lợi ích” được nhắc tới
rất nhiều. Trên thực tế ,các nhóm lợi ích xuất hiện và phát triển rất mạnh. Nó
có thể khuynh đảo cả kinh tế - xã hội và kể cả chính trị. Xin ông đánh
giá khái quát về vấn đề này?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Ở Việt Nam cho dù đã hình thành và gây hậu quả từ lâu, nhưng đến đầu năm 2011
cụm từ “nhóm lợi ích” mới bắt đầu được dư luận xã hội đề cập một cách chính
thức. Khái niệm “nhóm lợi ích” thường được hiểu là mối quan hệ cấu kết giữa hai
thành phần tư sản tư nhân và quan chức cấp cao của nhà nước, với mục đich nhằm
trục lợi.
Nhóm
lợi ích tạm chia thành ba loại: Nhóm lợi ích thứ nhất là nhóm đầu cơ liên quan
đến tài chính như ngân hàng, vàng, bất động sản, chứng khoán; điển hình như
nhóm ngân hàng G5, Công ty vàng SJC... Nhóm lợi ích thứ hai liên quan đến tính
bao cấp là những nhóm độc quyền như xăng dầu, điện, nước mà điển hình là Tổng
công ty xăng dầu (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là những
điển hình. Nhóm lợi ích thứ ba là các Tổng công ty nhà nước như Vinashin,
Vinalines… Các nhóm lợi ích tuy không được bao cấp, phải tự chịu trách nhiệm về
kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, nhưng lại được hưởng lợi khá lớn từ
hệ thống chính sách ưu đãi của chính phủ.
Trong
hai năm 2011 và 2012, làn sóng thâu tóm ngân hàng cho thấy một sự chiếm đoạt và
giành giật lẫn nhau giữa các nhóm lợi ích. Trong bối cảnh nền kinh tế còn tương
đối ổn định thì các nhóm lợi ích vẫn còn đất sống, nhưng khi nền kinh tế rơi
vào suy thoái thì đã có những nhóm lợi ích như BĐS và chứng khoán đã gặp khốn
đốn. Khi ấy, chỉ còn một số nhóm lợi ích như vàng, ngân hàng, xăng dầu, điện,
nước vẫn có thể tồn tại.
Trong
các nhóm lợi ích thì nhóm lợi ích thứ nhất được đánh giá là nhóm trục lợi ghê
gớm nhất, có tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong các chiến dịch đầu cơ vào thời
điểm các năm 2006-2009. Giai đoạn này nhiều triệu phú đô la ở Việt Nam xuất
hiện, có nhiều đại gia có tài sản từ vài trăm triệu đến hàng tỷ USD. Đáng chú ý
là theo dư luận, trong nhóm đại gia này còn có sự liên quan đến không ít các
quan chức.
Anh
Vũ:
Xin ông cho biết về sự nguy hại của nó đối với đất nước như thế nào?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Rất nguy hại làm cho kinh tế suy thoái. Trong thời gian qua, các tập đoàn và
nhóm lợi ích đã lũng đoạn và thao túng nền kinh tế và khiến cho các doanh
nghiệp hết sức khốn đốn, lâm vào tình trạng phá sản và đời sống dân sinh trở
nên kiệt quệ. Từ đó dẫn đến khoảng cách lớn về phân hóa thu nhập trong xã hội.
Tuy nhiên, bất chấp làn sóng phản ứng gay gắt của dư luận, các nhóm lợi ích
xăng dầu, điện vẫn không ngừng tăng giá, một phần để bù đắp cho những khoản lỗ
ngoài ngành, phần khác để gia tăng lợi nhuận. Vừa rồi đã giá xăng tăng 3 lần và
giá điện tăng 5%.
Điều
đáng lưu ý là các nhóm lợi ích ở Việt Nam đang có dấu hiệu hoạt động theo kiểu
mafia với hai yếu tố quyền lực và tiền bạc để lũng đoạn. Khác với ban đầu là
các nhóm lợi ích chỉ dùng quyền để trục lợi thì bây giờ, người ta dùng cả quyền
lẫn tiền không những nhằm khuynh loát chính trị mà còn lợi dụng vét kiệt hết
tài nguyên của đất nước và tài sản của dân chúng.
Từ
năm 2011, dưới sự bảo trợ của Ngân hàng nhà nước, nhóm lợi ích vàng xuất hiện,
đã khuấy đảo và thao túng thị trường vàng trong tất cả các khâu. Tính chất độc
quyền trong kinh doanh vàng đã tạo ra sự chênh lệch khá lớn giữa giá vàng trong
nước với thế giới 5- 7 triệu đồng/lượng và gây thiệt hại cho người dân.
Mâu
thuẫn phát sinh
Anh
Vũ:
Hiện nay, giữa các phe nhóm lợi ích đang có vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi và
quyền lực. Xin ông cho biết về hậu quả của việc xung đột ở đỉnh điểm trong
tương lai (nếu có) sẽ diễn ra theo chiều hướng nào?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Vì khó khăn của nền kinh tế mà thị phần và tỷ suất lợi nhuận của các nhóm lợi
ích đã bị giảm đi tương đối. Từ đó, các nhóm lợi ích phải quay sang cạnh tranh
với nhau như trong vài năm vừa rồi. Sự tồn tại và chiếm lĩnh của các nhóm lợi
ích sẽ phụ thuộc rất lớn vào biến động của nền kinh tế Việt Nam. Khi đó, kênh
tạo ra lợi nhuận tối ưu lại phụ thuộc vào các chính sách độc quyền và tạo ra
đặc quyền của nhà nước.
Muốn
có được chính sách độc quyền và đặc quyền lại cần có những người tạo ra chính
sách. Trong trường hợp này, nhóm thân hữu xuất hiện và các nhóm lợi ích đã bắt
rễ với nhau và hình thành nên mối liên kết hữu cơ, hay còn gọi là mối quan hệ
“ăn chịu”.
Nếu
không có được một thay đổi đột biến về chính sách vào ngay lúc này, tất yếu sẽ
kéo theo phản ứng bùng nổ mang tính cách mạng của nhân dân. Tương lai bùng nổ
như thế sẽ không còn bao lâu nữa.
Anh
Vũ:
Ngoài nguyên nhân về trục lợi, sự tồn tại của nhóm lợi ích còn là hệ quả tâm
lý của các quan chức, ông có đánh giá như thế nào?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Mục tiêu của mối quan hệ nhóm lợi ích – nhóm thân hữu ở Việt Nam không chỉ
thuần túy là tạo ra lợi nhuận. Như bài học lịch sử ở các nước tư bản từ thời kỳ
đầu đến nay, tiền bạc luôn có khuynh hướng biến thái thành quyền lực, thông qua
phương tiện chính trị. Thì hoạt động chính trị ở Việt nam không chỉ nhằm gia
tăng và bảo vệ tài sản cá nhân, mà còn để thỏa mãn tâm lý ham thích và thể hiện
quyền lực đối với đối tượng bị cai trị.
Nền
chính trị Việt Nam đã tạo ra cho quan chức thói quen thích thể hiện quyền lực
và đặc biệt thích cai trị. Với cố tật của nó, nó có khả năng sẽ bị biến thái
trong những năm tới, với một phần lớn nền chính trị sẽ rơi vào tay các nhóm tài
phiệt và chính khách tham lam.
Anh
Vũ:
Vậy theo ông cần có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?
TS.
Phạm Chí Dũng:
Chính quyền phải có biện pháp ngay, không thì sẽ quá muộn. Trong những năm qua,
mặc dù không ít vụ việc lợi dụng chính sách trục lợi đã bị công luận và dư luận
phanh phui và lên tiếng phản ứng mạnh mẽ. Tuy vậy vẫn không có bất kỳ một hành
động cụ thể nào của các cơ quan đảng và nhà nước đối với bất kỳ một nhóm lợi
ích nào.
Vì
thế một yêu cầu cần phải tiến hành cuộc đại phẫu đối với khối doanh nghiệp nhà
nước là hết sức bức thiết. Nhưng cần hơn tất cả, là phải có nhát cắt đại phẫu
vào vị trí của những nhóm lợi ích. Nếu không, nguy cơ nền kinh tế Việt Nam bị
thao túng và lũng đoạn hoàn toàn bởi nhóm lợi ích và nhóm thân hữu là rất dễ
xảy ra. Khi đó, mức độ xấu nhất của tình trạng kinh tế xã hội không còn được
quy chiếu từ năm 1991 như TS. Lê Đăng Doanh đã nói, mà sẽ ghê gớm hơn gấp bội.
Anh
Vũ:
Xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Chí Dũng.
No comments:
Post a Comment