Tài liệu tham
khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by basamnews on August 6th, 2013
Mạng “Tin tức Bộ Quốc phòng” của Mỹ ngày 18/7 cho biết
hơn một năm rưỡi trôi qua kể từ khi Chính quyền Obama chính thức công bố chiến
lược an ninh quốc gia mới nhất, trong đó yêu cầu Lầu Năm Góc “tái cân bằng”
trọng tâm chiến lược của Mỹ từ khu vực Trung Đông sang châu Á- Thái Bình Dương,
đến nay nhiều động thái cho thấy kế hoạch chuyển đổi chiến lược của Chính phủ
Mỹ đã và đang được thúc đẩy bất chấp một số trở ngại.
Theo đánh giá của Lầu Năm Góc, việc thực hiện các kế
hoạch luân chuyển binh sĩ và vũ khí, trang thiết bị trên toàn cầu, sau đó tìm
kiếm các địa điểm đồn trú và xây dựng hệ thống kho bãi bảo đảm các nguồn cung
cấp hậu cần rất phức tạp và tiêu tốn không hề ít tiền. Chẳng hạn, Lầu Năm Góc
dự kiến khi triển khai kế hoạch di chuyển khoảng 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ từ
Okinawa đến một số địa điểm ở nước khác trong khu vực theo yêu cầu của kế
hoạch, Bộ Quốc phòng phải chi khoảng 12 tỷ USD. Hiện nay Lầu Năm Góc đang triển
khai kế hoạch di chuyển khoảng 4.800 lính thủy đánh bộ tới Guam, 2.700 đến
Hawaii, 2.500 đến Ôxtrâylia và một số lực lượng khác trở về đóng quân tại các
căn cứ trong nước Mỹ. Nhưng một báo cáo của Văn phòng Giải trình Chính phủ Mỹ,
được công bố ngày 11/6, cảnh báo Lầu Năm Góc không triển khai một kế hoạch quan
trọng nào trong kế hoạch tổ chức lại lực lượng hiện có và không thực hiện một
chiến lược nào nhằm hỗ trợ phát triển và giám sát các dự án xây dựng của Nhật
Bản phù hợp với các sáng kiến tổ chức lại lực lượng. Trong khi lực lượng lính
thủy đánh bộ Mỹ đang tiếp tục giải quyết các khó khăn về hậu cần, Lực lượng Hải
quân Mỹ cũng bắt đầu giai đoạn soạn thảo kế hoạch di chuyển và hoàn tất việc bố
trí 60% tổng số tàu chiến của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020.
Kế hoạch này không những sẽ điều động thêm chiếc tàu ngầm thứ 4 đã triển khai ở
phía trước đến Guam năm 2015 và 4 tàu chiến hoạt động ven bờ ở Xinhgapo, mà còn
tăng thêm các máy bay tuần tra biển và di chuyển các máy bay không người lái
Fire Scout UAV và máy bay trinh sát điện tử từ chiến trường Ápganixtan đến khu
vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, Lực lượng Hải quân Mỹ cũng đang di chuyển
nhiều tài sản khác khỏi châu Âu về châu Á. Tại châu Âu, Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục
bố trí 4 tàu khu trục ở căn cứ hải quân Rota của Tây Ban Nha để bảo đảm khả
năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cho các nước đồng minh châu Âu. Trước đây, nhiệm
vụ này vẫn được thực hiện bởi 10 tàu khu trục luân phiên từ Mỹ đến Địa Trung
Hải, nhưng sắp tới Hải quân sẽ điều động 6 tàu đó đến hoạt động thường trực ở
Thái Bình Dương. Tương tự, Lực lượng Không quân Mỹ cũng bắt đầu thực hiện kế
hoạch di chuyến các đơn vị không quân từ Ápganixtan đến khu vực châu Á-Thái
Bình Dương gồm các lữ đoàn máy bay ném bom B-l, máy bay trinh sát không người
lái MQ-9 Reaper và U-2, máy bay không người lái Global Hawk.
Lục quân Mỹ sẽ điều động khoảng 91.000 binh sĩ và nhân
viên dân sự đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường nhân lực và hỗ
trợ 8 toán lữ đoàn chiến đấu, 12 trận địa tên lửa Patriot và các lực lượng
khác. Một báo cáo của Lục quân được công bố đầu tháng 7/2013 đề cập đến các ưu
tiên trang bị của Lục quân từ năm 2013-2016 thừa nhận, do các cuộc chiến tranh
Irắc và Ápganixtan, một số chủng loại vũ khí, trang thiết bị của Lục quân trở
nên lạc hậu và khó có thể đáp ứng các yêu cầu tác chiến hiệu quả cao khi Lục
quân điều chỉnh lực lượng trong tương lai. Báo cáo khẳng định những thách thức
liên quan đến hậu cần trong việc vận chuyển các vũ khí trang thiết bị từ Trung
Đông đến Thái Bình Dương, hoặc đưa về Mỹ, là một trong những khó khăn lớn nhất
trong việc bảo đảm vũ khí trang bị của Lục quân. Hiện nay, Lục quân và Hải quân
Mỹ đang thực hiện một dự án nhằm tiết kiệm tiền bạc quy mô lớn bằng cách bán
hoặc loại bỏ hàng nghìn xe thiết giáp chống phục kích và chống mìn (MRAP) cho
các nước đối tác hoặc nước sở tại có nhu cầu để giảm bớt việc cất giữ mất nhiều
diện tích trong các kho chứa của Bộ Quốc phòng. Theo kế hoạch, Lục quân sẽ loại
13.000 trong tổng số 21.000 xe MRAP hiện có, đưa khoảng 4.000 xe chống mìn vào
cất giữ lâu dài trong kho và duy trì 4.000 xe trong các đơn vị thường trực của
Lục quân. Tương tự, Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ cũng có kế hoạch giữ lại
khoảng 1.200 MRAP, đồng thời loại bỏ hoặc bán khoảng 2.680 chiếc khác trong
những năm tới. Từ năm 2007 đến nay, Bộ Quốc phòng đã chi khoảng 50 tỷ USD để
mua và trang bị các xe MRAP cho Lục quân và Lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ. Nỗ
lực tái cân bằng quân sự và chính trị quy mô lớn này của Mỹ đang diễn ra khi
các yêu cầu của khu vực Trung Đông ngàv càng giảm, mặc dù Lầu Năm Góc xác định
đây vẫn là một khu vực tác chiến quan trọng của quân đội Mỹ.
Ngày 25/4, tại một hội nghị bàn về vai trò của các đơn vị
Lục quân Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương, Phó Đô đốc Robert Thomas, Chánh Văn
phòng phụ trách chính sách và kế hoạch chiến lược trực thuộc Bộ Tham mưu Liên
quân của Lầu Năm Góc, đã đánh giá một cách trung thực về triển vọng chiến lược
của Lục quân, ông Thomas nói: “Chúng ta đã bị kiệt sức bởi vòng cung mất ổn
định từ Marốc đến Pakixtan trong 10 năm qua. Và mặc dù các sĩ quan cao cấp của
Lầu Năm Góc đang thảo luận các biện pháp tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương,
nhưng tôi không tin trong 5 năm tới chúng ta sẽ bị lôi kéo liên tục vào khu vực
Trung Đông”. Ông khẳng định trong vài năm tới, Mỹ sẽ tiếp tục bàn về chiến lược
cân bằng ở châu Á, và hiện nay Mỹ đang tiến hành một số công tác chuẩn bị triển
khai lực lượng, nhưng sẽ tiếp tục chú trọng đến “vòng cung mất ổn định”. Nhu
cầu của Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) và Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) rõ
ràng khác nhau. Trong lúc CENTCOM tiếp tục đối phó với tình trạng mất ổn định
chính trị và xã hội do Mùa Xuân Arập gây nên, tình trạng đổ máu tại Xyri đang
thu hút tất cả sự quan tâm của các nước trong khu vực và một chế độ Iran tiếp
tục thách thức cộng đồng quốc tế bằng chương trình hạt nhân của họ, thì PACOM
đang tập trung mọi nỗ lực để khôi phục các mối quan hệ quân sự-quân sự, đồng
thời cung cấp một số tư vấn và giúp đỡ nhân đạo cho các đồng minh châu Á. Tướng
Thomas cũng cảnh báo tình trạng nàv và khẳng định cuộc cạnh tranh sẽ nổi lên
trong các phòng họp của Lầu Năm Góc giữa PACOM và CENTCOM. Ông nói: “Nếu chúng
ta nghĩ rằng điều này sẽ không có hại và không phải một môi trường cạnh tranh
lực lượng giữa hai bộ chỉ huy có khả năng và nhiều ảnh hưởng nhất, chúng ta sẽ
sai lầm”.
Trung tướng Robert Brown, Tổng chỉ huy Quân đoàn I của
Lục quân Mỹ được phân công đảm nhiệm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho biết
PACOM được giao 3 lữ đoàn Stryker, trong đó 2 lừ đoàn bố trí tại căn cứ chung
Lewis-McChord ở bang Washington. Nhấn mạnh sự thay đổi, ông Brown khẳng định
chỉ 3 tháng sau khi trở về căn cứ từ Ápganixtan, lữ đoàn tác chiến Lữ Stryker
thứ 3 thuộc Sư đoàn Bộ binh số 2 đã đến Philíppin thực hiện nhiệm vụ huấn luyện
các lực lượng Philíppin chuẩn bị cho cuộc Diễn tập chung Balikatan tháng
4/2013. Mặc dù Tướng Brown cho biết Lục quân đang hợp tác với các đồng minh
trong khu vực về các khả năng rà phá bom mìn bên đường và chia sẻ thông tin
tình báo, nhưng ông nhận thấy nhiệm vụ có khả năng nhất của lực lượng Lục quân
Mỹ “là hỗ trợ nhân đạo và đối phó thiên tai, đó là điều rất có thể chúng ta sẽ
phải hành động”. Mặc dù nhiệm vụ nhân đạo ở khu vực Thái Bình Dương là một
nhiệm vụ truyền thống của Hải quân từ trước đến nay, Tướng Brown khẳng định
Quân đoàn I cũng có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ nặng nề khác. Cơ quan
tham mưu của Tướng Brown đã và đang thảo luận kế hoạch thành lập lực lượng đặc
nhiệm chung với các cơ quan tham mưu của quân đội các nước trong khu vực, trong
đó tập trung phát triển khả năng tác chiến của các đối tác cũng như hỗ trợ và
chia sẻ các thông tin tình báo. Những động thái này phù hợp với các tuyên bố
gần đây của Thiếu tướng Rick Burr của Lục quân Ôxtrâylia. Tướng Burr cũng rất
chú trọng nhiệm vụ nhân đạo và mong muốn đóng vai trò lớn hơn nữa trong việc
giúp đỡ cứu trợ thiên tai ở Thái Bình Dương. Mặc dù các lực lượng Mỹ rất có khả
năng trong việc đối phó với mọi tình huống xảy ra ở bạt cứ thời điểm nào, đặc
biệt các thảm họa thiên tai … nhưng rõ ràng sẵn sàng đối phó với các cuộc khủng
hoảng có thể xảy ra trong thời gian ngắn là vấn đề cấp bách nhất của lực lượng
Mỹ ở thời điểm hiện nay. Từ thực tế đó, các nhà hoạch định kế hoạch của Lầu Năm
Góc đang tìm kiếm các biện pháp thích hợp để nhanh chóng triển khai kế hoạch di
chuyển tất cả các tài sản trên toàn cầu nhưng vẫn phải tiếp tục tuân thủ các
chương trình cắt giảm ngân sách tự động theo kế hoạch thu tạm thời bắt đầu được
triển khai của Bộ Quốc phòng./.
No comments:
Post a Comment